Dãy các bazo làm phenolphtalein hóa đỏ
Chất chỉ thị màu phenolphtalein
Dãy các bazo làm phenolphtalein hóa đỏ được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến chất chỉ thị màu phenolphtalein cũng như vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến phenolphtalein. Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan.
Dãy các bazo làm phenolphtalein hóa đỏ
A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2
B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2
C. NaOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3
D. NaOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án B
Bazo tan làm phenolphtalein hóa đỏ
NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2 đều là dãy bazo tan
Các đáp án còn lại chứa: Zn(OH)2; Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3 đều là những bazo không tan do đó không làm phenolphtalein hóa đỏ.
Xác định sự thay đổi của chất chỉ thị
Màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
pH ≤ 6: Quỳ hóa đỏ, phenolphtalein không màu.
pH = 7: Quỳ không đổi màu, phenolphtalein không màu.
pH ≥ 8: Quỳ hóa xanh, phenolphtalein không màu.
pH ≥ 8,3: Quỳ hóa xanh, phenolphtalein hóa hồng.
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Có những bazơ NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazơ làm quỳ tím hoá xanh là:
A. NaOH, Cu(OH)2
B. NaOH, Ca(OH)2
C. Mg(OH)2, Ca(OH)2
D. Mg(OH)2, NaOH
Câu 2. Cho các bazơ sau: Fe(OH)2, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi nung nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là:
A. FeO, Al2O3, CuO, ZnO
B. Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO
C. Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO
D. Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO
Câu 3. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
A. HCl, HNO3
B. NaCl, KNO3
C. NaOH, Ba(OH)2
D. Nước cất, NaCl
Câu 4. Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:
A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Fe(OH)2
B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; KOH
C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; NaOH; Zn(OH)2
D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Zn(OH)2
Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước: Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Fe(OH)2
Câu 5. Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn dung dịch X của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. Vậy X và Y có thể lần lượt là
A. H2SO4 và Ba(OH)2.
B. H2SO4 và KOH.
C. KHSO4 và BaCl2.
D. BaCl2 và Na2CO3.
Dung dịch chất X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ => dd X có môi trường axit
Dung dich chất Y làm quỳ tím hóa xanh => dd Y có môi trường bazo
Trộn X với Y có kết tủa
=> X là H2SO4 và Y là Ba(OH)2
Phương trình phản ứng minh họa
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
Câu 6. Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. Dung dịch CaCl2.
B. Dung dịch FeSO4.
C. Dung dịch K2CO3.
D. Dung dịch NH3.
A. Dung dịch CaCl2 tạo bởi axit mạnh HCl và bazơ mạnh Ca(OH)2 => môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím
B. Dung dịch FeSO4 tạo bởi axit mạnh H2SO4 và bazơ yếu Fe(OH)2 => môi trường axit => làm quỳ tím chuyển đỏ
C. Dung dịch K2CO3 tạo bởi axit yếu H2CO3 và bazơ mạnh KOH => môi trường bazơ => làm quỳ tím chuyển xanh
D. Dung dịch NH3 có môi trường bazơ=> làm quỳ tím chuyển xanh
...........................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Dãy các bazo làm phenolphtalein hóa đỏ, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...