Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
Tính chất hóa học của amoniac
Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành, Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất Amoniac.
Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu xanh.
B. màu cam.
C. màu hồng.
D. màu vàng.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng được dung dịch A, dung dịch có màu hồng .
Đáp án C
Tính chất hóa học của NH3
1. Ammonia có tính base yếu
Ammonia do tính base nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng.
Do đó để phát hiện Ammonia, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết.
Nguyên nhân: do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N
Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3
a) Amoniac phản ứng với nước
NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-
b) Ammonia phản ứng với Acid → Muối Amoni
Thí dụ:
NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)
NH3 + H2SO4 → NH4HSO4
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
c) Ammonia tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hydroxide không tan → base và muối
NH3 + Muối (dung dịch) → Base + Muối mới
Thí dụ
2NH3 + MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl
3NH3 + AlCl3 + 3H2O →Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
* Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan
Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.
Thí dụ:
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + (NH4)2SO4
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)3](OH)2
2. Ammonia có tính khử mạnh
Nguyên nhân: do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3
a) Ammonia tác dụng với O2
4NH3 + 3O2
4NH3 + 5O2
b) Ammonia tác dụng với Cl2
2NH3 + 3Cl2
8NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6NH4Cl
c) Ammonia tác dụng với oxide của kim loại
Thí dụ:
3CuO + 2NH3
3. Khả năng tạo phức
Dung dịch Ammonia có khả năng hòa tan hydroxide hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.
Ví dụ:
* Với Cu(OH)2:
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)
* Với AgCl:
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitrogen với ion kim loại.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1: Tìm phát biểu đúng
A. NH3 là chất Oxi hóa mạnh
B. NH3 có tính khử mạnh, tính Oxi hóa yếu
C. NH3 là chất khử mạnh
D. NH3 có tính Oxi hóa mạnh, tính khử yếu
Câu 2: Tìm phát biểu chưa đúng
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước
B. Các muối amoni khi tan đều điện li hoàn toàn thành ion
C. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành Ammonia và Acid
D. Có thể dùng muối amoni để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm
Câu 3: Khí nào có tính gây cười?
A. N2O5
B. NO
C. N2O
D. NO2
Câu 4. Chỉ dùng dung dịch NH3 có thể nhận biết được dãy chất nào sau đây?
A. AlCl3, MgCl2, NaCl
B. ZnCl2, MgCl2, KCl
C. HCl, H2SO4, Na2SO4
D. CuCl2, Ba(NO3)2, (NH4)2SO4
Khi dùng NH3:
ZnCl2: tạo kết tủa trắng rồi tan dần (Zn2+ -> Zn(OH)2 -> [Zn(NH3)4](OH)2 )
Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng:
ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 ↓ + 2NH4Cl
Sau đó, kết tủa tan dần đến hết:
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
MgCl2: kết tủa trắng (Mg(OH)2)
MgCl2 + 2NH3 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl
KCl: không hiện tượng
Câu 5. Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao
A. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMNO4
B. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4
C. AgNO3, Na2CO3, KCI, BaSO4
D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCI
Câu 6. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Câu 7. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được:
có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.
Dẫn NH3 vào dung dịch AlCl3 có phản ứng hóa học sau:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Vì NH3 là base yếu nên không thể hòa tan được hydroxide Al(OH)3
=> Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng không tan
Câu 8. Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì
A. không thấy xuất hiện kết tủa.
B. có kết tủa màu xanh sau đó tan.
C. sau 1 thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa.
D. có kết tủa keo màu xanh xuất hiện.
Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì có kết tủa màu xanh sau đó tan.
......................................
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan: