Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch

Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến tính chất hóa học của NH3, từ đó bạn đọc có nắm được nội dung tính chất hóa học NH3 cũng như vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan.

Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch

A. HCl, CaCl2

B. KNO3, H2SO4

C. ZnCl2, AlCl3

D. Ba(NO3)2, HNO3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Đáp án C

ZnCl2 + 6NH3 → (Zn(NH3)6)Cl2

2NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

Tính chất hóa học của NH3

1. Ammonia có tính base yếu

Nguyên nhân: do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N

Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3

a) Amoniac phản ứng với nước (NH3 + H2O)

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

⇒ Dung dịch NH3 làm cho quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

b) Ammonia phản ứng với Acid → Muối ammonium

NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)

NH3 + H2SO4 → NH4HSO4

c) Ammonia tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà Hydroxide không tan → base và muối

NH3 + Muối → Base + Muối

2NH3 + MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

2. Ammonia có tính khử mạnh

Nguyên nhân: do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3

a) Ammonia tác dụng với O2

4NH3 + 3O2 → 2N2↑ + 6H2O

b) Ammonia tác dụng với Cl2

2NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6HCl

c) Ammonia tác dụng với oxide của kim loại

3CuO + 2NH3 → Cu + 3H2O + N2

3. Khả năng tạo phức

Dung dịch ammonia có khả năng hòa tan Hydroxide hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitrogen với ion kim loại.

Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho bốn dung dịch muối Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào dưới đây tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên

A. Zn

B. Fe

C. Cu

D. Ag

Xem đáp án
Đáp án A

Kim loại phản ứng được với cả 4 muối phải đứng trước Fe, Cu, Ag, Pb trong dãy hoạt động kim loại đó là Zn

Phương trình phản ứng minh họa

Fe(NO3)2 + Zn → Fe + Zn(NO3)2

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

Zn + 2 AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2 Ag

Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb

Câu 2. Cho Fe phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ, chất khí đó là

A. NO2

B. N2O

C. N2

D. NH3

Xem đáp án
Đáp án A

N2, N2O, NH3 đều là khí không màu.

NO2 là khí có màu nâu đỏ.

Phương trình phản ứng minh họa

Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2↑ + 3H2O

Câu 3. Ammonia phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như có đủ)

A. HCl, O2, Cl2, CuO, Cu(OH)2

B. H2SO4, PbO, FeO, KOH

C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2

D. KOH, HCl, CuO, MgCl2

Xem đáp án
Đáp án A

NH3 có tính base nên không phản ứng được với base mạnh

⇒ NaOH, KOH không phản ứng với NH3 loại B, C, D

Phương trình phản ứng minh họa

NH3 + HCl → NH4Cl

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

2NH3 + 3CuO → 3Cu + 2N2↑ + 3H2O

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Câu 4. Chất nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường

A. Zn

B. O2

C. K

D. Li

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 5. Tiến hành thí nghiệm nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Sau phản ứng hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành,

B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành

C. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra.

D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dd màu xanh thẫm.

Xem đáp án
Đáp án D

..........................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng