Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa
Tính chất hóa học của NH3
Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc xác định chất tác dụng với NH3 tạo ra kết tủa. Cũng như từ đó đưa nội dung câu hỏi liên quan, giúp bạn đọc vận dụng tốt làm các dạng câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.
Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa
A. CuCl2.
B. KNO3.
C. NaCl.
D. AlCl3.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (tan)
Vì NH3 là bazo yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3
Đáp án D
Tính chất hóa học của NH3
1. Amoniac có tính bazơ yếu
Amoniac do tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng.
Do đó để phát hiện amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết.
Nguyên nhân: do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N
Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3
a) Amoniac phản ứng với nước
NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-
b) Amoniac phản ứng với Axit → Muối Amoni
Thí dụ:
NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)
c) Amoniac tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan → bazơ và muối
NH3 + Muối (dung dịch) → Bazơ + Muối mới
Thí dụ
2NH3+ MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl
* Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan
Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.
Thí dụ:
ZnSO4+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2↓ + (NH4)2SO4
2. Amoniac có tính khử mạnh
Nguyên nhân: do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3
a) Amoniac tác dụng với O2
4NH3 + 3O2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2N2↑ + 6H2O
b) Amoniac tác dụng với Cl2
2NH3 + 3Cl2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) N2↑ + 6HCl
8NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6NH4Cl
c) Amoniac tác dụng với oxit của kim loại
Thí dụ:
3CuO + 2NH3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)Cu + 3H2O + N2↑
3. Khả năng tạo phức
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.
Ví dụ:
* Với Cu(OH)2:
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được:
A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.
B. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.
C. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.
D. dung dịch trong suốt.
Dẫn NH3 vào dung dịch AlCl3 có phản ứng hóa học sau:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Vì NH3 là bazo yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3
=> Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng không tan
Câu 2. Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là:
A. HCl, NaOH, FeCl3, Cl2.
B. HCl, O2, Cl2, CuO, AlCl3.
C. KOH, HNO3, CuO, CuCl2.
D. H2SO4, PbO, FeO, KOH.
A. Loại NaOH không có phản ứng
NH3 + HCl → NH4Cl
NH3 + O2 ⟶ N2 + H2O
NH3 + Cl2 → NH4Cl + N2
NH3 + CuO ⟶ Cu + N2 + H2O
NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl
C. Loại KOH
D. Loại KOH
Câu 3. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm?
A. NH4Cl \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) HCl + NH3.
B. 2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O.
C. N2 + 3H2 ⇋ 2NH3.
D. NH4HCO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) NH3 + CO2 + H2O.
Phản ứng điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm:
2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O.
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách
A. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, bột sắt).
B. cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng
C. cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng
D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3
........................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.