Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
Fe(NO3)2 nhiệt phân
Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc xác định sản phẩm nhiệt phân của muối nitrat cụ thể ở đây là sản phẩm nhiệt phân Fe(NO3)2. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2.
B. Fe2O3, NO2.
C. Fe2O3, NO2, O2.
D. Fe, NO2, O2.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Vì Fe là kim loại trung bình nên sản phẩm thu được gồm oxit kim loại + NO2 + O2
4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
Đáp án C
Nhiệt phân muối nitrat
Nhiệt phân là phản ứng đặc trưng của muối nitrat. Các muối nitrat đều dễ bị nhiệt phân. Tùy thuộc vào cation trong muối mà phản ứng nhiệt phân có thể xảy ra theo các hướng khác nhau.
1. Nếu muối nitrat của kim loại đứng trước Mg → muối nitrit và O2
A(NO3)n → A(NO2)n + n/2O2
Ví dụ:
KNO3 → KNO2 + 1/2O2
2. Nếu muối của kim loại trung bình (từ Mg đến Cu) → oxit kim loại + NO2 + O2
2A(NO3)n → A2On + 2nNO2 + n/2O2
Ví dụ:
2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2
3. Nếu muối nitrat của kim loại sau Cu → kim loại + NO2 + O2
A(NO3)n → A + nNO2 + n/2O2
Ví dụ:
AgNO3 → Ag + NO2 + 1/2O2
Một số phản ứng đặc biệt:
2Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2
NH4NO3 → N2O + 2H2O
NH4NO2 → N2 + 2H2O
Câu hỏi trắc nghiệm bài tập liên quan
Câu 1. Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thu được sản phẩm là
A. NaNO2, O2
B. Na, NO2, O2
C. NaNO2, O2
D. Na, Na2O, NO2
Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thu được sản phẩm là NaNO2, O2
Phương trình nhiệt phân
NaNO3 → NaNO2 + O2
Câu 2. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?
A. Zn(NO3)2, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2
B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3
C. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3
D. Hg(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2
Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là: Zn(NO3)2, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2
2Zn(NO3)2 → 2ZnO + O2 + 4NO2
2Mg(NO3)2 → 2MgO + O2 + 4NO2
2Pb(NO3)2 → 2PbO + O2 + 4NO2
Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thì thu được:
A. Fe3O4, NO2 và O2.
B. FeO, NO2 và O2.
C. Fe2O3, NO2 và O2.
D. Fe(NO2)2 và O2
Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thì thu được: FeO, NO2 và O2.
4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn m gam Fe(NO3)2 trong bình kín không có không khí thu được V lít khí (đktc) và 8 gam Fe2O3. Giá trị của V, m là
A. 5,04 lít, 36 gam
B. 10,08 lít, 3,6 gam
C. 5,04 lít, 18 gam
D. 10,8 lít, 3,6 gam
nFe2O3 = 8/160 = 0,05 mol
Phương trình nhiệt phân Fe(NO3)2
2Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + 1/2O2
0,1 ← 0,05 → 0,2 → 0,025
=> nkhí = =0,2 + 0,025 = 0,225 mol
=> Vkhí = 0,225.22,4 = 5,04 lít
mmuối = 180.0,1 = 18 gam
Câu 5. Nhận định nào sau đây về muối axit là đúng nhất?
A. Muối có khả năng phản ứng với bazơ
B. Muối vẫn còn hiđro trong phân tử
C. Muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh
D. Muối vẫn còn hiđro có thể phân li ra cation H+
D. Muối vẫn còn hiđro có thể phân li ra cation H+
Câu 6. Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.
B. Ba(NO3)2, Hg(NO3)2, LiNO3.
C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
Nhiệt phân các muối của các kim loại từ Mg đến Cu thu được oxit kim loại, khí NO2 và O2
Phương trình nhiệt phân
2Zn(NO3)2 → 2ZnO + O2 + 4NO2
2Cu(NO3)2 → 2CuO + O2 + 4NO2
2Pb(NO3)2 → 2PbO + O2 + 4NO2
Câu 7. Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì:
A. Tạo ra khí có màu nâu.
B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. Tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.
Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.
Câu 8. Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao
A. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMNO4
B. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4
C. AgNO3, Na2CO3, KCI, BaSO4
D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCI
Phương trình nhiệt phân
CaCO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)CaO + CO2
Zn(OH)2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)ZnO + H2O
2KNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2KNO2+ O2
KMnO4 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)K2MnO4 + MnO2 + O2
Câu 9. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?
A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2
B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3
C. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3
D. Hg(NO3)2, AgNO3
Nhiệt phân cho sản phẩm kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là kim loại nhóm III.
Phương trình hóa học
Hg(NO3)2 → Hg + 2NO2↑ + O2↑
2AgNO3 → 2Ag + 2NO2↑ + O2
=> dãy muối cho sản phẩm kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là: Hg(NO3)2, AgNO3
Câu 10. Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm sau: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát đầy đủ và đúng nhất là:
A. Tạo kết tủa màu xanh lam không tan.
B. Chỉ thấy xuất hiện dung dịch màu xanh thẫm.
C. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
D. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành, có khí màu nâu đỏ thoát ra
Các phản ứng xảy ra
CuSO4 + 2NH3 + H2O → Cu(OH)2 ↓xanh lam + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + NH3 + H2O → [Cu(NH3)4](OH)2 (dung dịch màu xanh thẫm)
=> Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm
Câu 11. Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. 2KNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2KNO2 + O2
B. NH4Cl \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)NH3 + HCl
C. 2NaHCO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)Na2CO3 + CO2 + H2O
D. NH4NO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)N2 + H2O
Câu 12. Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.
B. Ba(NO3)2, Hg(NO3)2, LiNO3.
C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
Nhiệt phân các muối của các kim loại từ Mg đến Cu trong dãy hoạt động hóa học thu được oxit kim loại, khí NO2và O2
Câu 13. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch trong các dung dịch sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, NaNO3, NaOH.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 6
+) Quỳ tím hóa đỏ: NaHSO4
+) Quỳ tím hóa xanh: Na2CO3 và NaOH
Na2CO3 + NaHSO4→ sủi bọt khí
Na2CO3 + 2 NaHSO4 → 2 Na2SO4 + H2O + CO2
NaOH + NaHSO4 → không hiện tượng
+) Quỳ không đổi màu: NaCl, NaHCO3, NaNO3
NaHCO3 + NaHSO4 → sủi bọt khí
NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
NaNO3, NaCl + NaHSO4→ không hiện tượng
Vậy phân biệt được 4 chất.
Câu 14. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Phương trình phản ứng:
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 (1)
mol: x → x → 2x → 0,5x
Theo (1) và giả thiết ta thấy sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm là:
188x – 80x = 6,58 – 4,96
→ x = 0,015.
Hỗn hợp X gồm NO2 và O2 với số mol tương ứng là 0,03 và 0,0075.
Phản ứng của X với H2O:
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 (2)
mol: 0,03 → 0,03
Theo (2) ta thấy:
nHNO3 = nNO2= 0,03 mol → [HNO3] = 0,1M→ pH=1.
Câu 15. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam oxit rắn. Công thức muối đã dùng là
A. Fe(NO3)3.
B. Cu(NO3)2.
C. Al(NO3)3.
D. Zn(NO3)2.
.................................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức mục Trắc nghiệm Hóa học 11...
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan