Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Muối cacbonat phân loại thành những loại nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Muối cacbonat phân loại thành những loại nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Muối cacbonat phân loại thành những loại nào? Ví dụ minh họa.

Trả lời

Muối cacbonat được chia thành 2 loại:

- Muối axit: HCO3- Ví dụ: NaHCO3, Ba(HCO3)2,...

- Muối trung hòa: CO32- Ví dụ: Na2CO3, BaCO3,...

1. Tính chất của muối Cacbonat

- Tính tan: Chỉ có một số muối cacbonat tan được, như Na2CO3, K2CO3... và muối axit như Ca(HCO3)2,...

- Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCO3, BaCO3, MgCO3...

2. Tính chất hóa học của muối Cacbonat

- Muối cacbonat + dd axit mạnh hơn (HCl, HNO3, H2SO4,...) → muối mới + CO2.

Phương trình hóa học:

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

*Lưu ý:

- Nếu cho H+ từ từ vào muối tan thì tạo ra muối hidrocacbonat sau đó mới giải phóng khí CO2: CO32- → HCO3- → H2O + CO2.

- Nếu cho H+ vào muối không tan thì CO32- → CO2 + H2O.

- Một số dung dịch muối cacbonat + dung dịch bazơ → muối mới + bazơ mới.

Phương trình hóa học:

K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaC03

*Lưu ý: Muối hidrocacbonat có tính lưỡng tính

- Dung dịch muối cacbonat + một số dung dịch muối → 2 muối mới

Phương trình hóa học:

Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

- Nhiều muối cacbonat (trừ Na2CO3, K,CO3,... ) dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2

Phương trình hóa học:

CaCO3 → CaO + CO2

*Lưu ý: NH4HCO3 được dùng làm bột nở để tăng độ xốp cho bánh

- Tất cả các muối hiđrocacbonat đều bị nhiệt phân:

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2

3. Ứng dụng của muối Cacbonat

- CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng..

- Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..

- NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...

4. Nhận biết ion cacbonat

Cho tác dụng với axit → có hiện tượng sủi bọt khí CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

5. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng nhất? Tất cả muối cacbonat đều:

  1. tan trong nước
  2. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit
  3. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm
  4. không tan trong nước

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng muối cacbonat:

  1. Phản ứng thế với kim loại.
  2. Phản ứng với axit, muối và phản ứng phân hủy.
  3. Phản ứng với bazơ, oxit bazơ.
  4. Thủy phân trong nước cho môi trường axit.

Câu 3: Hiện tượng xảy ra khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 là:

  1. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu
  2. Có bọt khí thoát ra khỏi dung dịch
  3. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt
  4. A và B đúng

Câu 4: Có ba muối dạng bột: NaHCO3, Na2CO3 và CaCO3

Chọn hóa chất thích hợp để nhận biết mỗi chất.

  1. Quỳ tím ẩm
  2. Phenolphtalein
  3. Nước và quỳ tím ẩm
  4. Axit HCl và quỳ tím ẩm

Câu 5: Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi nhờ phản ứng nào sau đây?

  1. CaCO3+ CO2+ H2O → Ca(HCO3)2
  2. Ca(OH)2+ Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
  3. CaCO3→ (DK: t∘) CaO + CO2
  4. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O

Câu 6: Cho m gam hỗn hợp muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 32,3 gam muối clorua. Giá trị của m là:

  1. 3,7
  2. 29
  3. 19,1
  4. 35,6

Câu 7: Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng một dung dịch?

  1. NaHCO3và BaCl2
  2. Na2CO3 và BaCl2
  3. NaHCO3và NaCl
  4. NaHCO3và CaCl2

Câu 8: Na2CO3 lẫn tạp chất là NaHCO3. Cách nào sau đây có thể thu được Na2CO3 tinh khiết?

  1. Hòa tan vào nước rồi lọc
  2. Nung nóng
  3. Cho tác dụng với NaOH dư
  4. Cho tác dụng với Ca(OH)2

Câu 9: Cho bốn chất rắn sau: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm 1 cặp chất nào sau đây có thể nhận biết được bốn chất rắn trên?

  1. H2O và CO2
  2. H2O và NaOH
  3. H2O và HCl
  4. H2O và BaCl2

Câu 10: Cho 20 g hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II và III vào dung dịch HCl 0,5 M vừa đủ thu được dung dịch A và 1,344 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Thể tích dung dịch HCl đã dùng và giá trị của m là?

  1. 0,12 lít và 10,33 gam
  2. 0,24 lít và 20,66 gam
  3. 0,24 lít và 25,32 gam
  4. 0,3 lít và 21,32 gam

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Muối cacbonat phân loại thành những loại nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    😎😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 25/10/22
    • Bánh Bao
      Bánh Bao

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 25/10/22
      • Ngọc Mỹ Nguyễn
        Ngọc Mỹ Nguyễn

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 25/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm