Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là có tính bazơ được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh phải có phải trường kiềm, do đó để có thể hoàn thành tốt dạng câu hỏi này, bạn đọc phải xác định chính xác môi trường của dung dịch đó. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. KCl.
B. K2SO4.
C. KOH.
D. KNO3.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
A. KCl được tạo từ bazo mạnh KOH và axit mạnh HCl => dung dịch KCl có môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím
B. K2SO4 được tạo từ bazo mạnh KOH và axit mạnh H2SO4 => dung dịch K2SO4 có môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím
C. KOH là dung dịch kiềm mạnh => làm quỳ tím chuyển màu xanh
D. KNO3 được tạo từ bazo mạnh KOH và axit mạnh HNO3 => dung dịch KNO3 có môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím
Đáp án C
Sự biến đổi màu quỳ tím như thế nào
1. Đối với hợp chất vô cơ
Quỳ tím đổi màu đỏ khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính axit.
Thí dụ: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4, ...
Quỳ tím đổi màu xanh khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính bazo.
Thí dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, ...
Quỳ tím không đổi màu khi dung dịch đó là trung tính (tính axit = tính bazo).
Thí dụ: NaCl, Ca(NO3)2, H2O, KNO3,.....
Cách xác định môi trường của một muối:
+ Muối được tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu thì có môi trường axit, pH < 7
+ Muối được tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh thì có môi trường bazo, pH > 7
+ Muối được tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh thì có môi trường trung tính, pH = 7
2. Đối với hợp chất hữu cơ
Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím
Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.
Amino axit
Số nhóm NH2 = số nhom COOH => Không làm đổi màu quỳ tím
Số nhóm NH2 > số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa xanh (Ví dụ: Lysin)
Số nhóm NH2 < số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa đỏ (Ví dụ: Axit glutamic)
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Axit glutamic.
B. Alanin.
C. Glyxin.
D. Metylamin.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
B. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
C. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu xanh tím.
Câu 3. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. NaCl.
B. Na2SO4.
C. NaOH.
D. NaNO3.
A. NaCl được tạo từ bazo mạnh NaOH và axit mạnh HCl => dung dịch NaCl có môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím
B. Na2SO4 được tạo từ bazo mạnh NaOH và axit mạnh H2SO4 => dung dịch Na2SO4 có môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím
C. NaOH là dung dịch kiềm mạnh => làm quỳ tím chuyển màu xanh
D. NaNO3 được tạo từ bazo mạnh NaOH và axit mạnh HNO3 => dung dịch NaNO3 có môi trường trung tính => không làm đổi màu quỳ tím
Câu 4. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. C2H5OH
B. CH3NH2
C. H2NCH2COOH
D. CH3COOH
D. CH3COOH
Câu 5. Cả các chất trong dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím?
A. H2SO4, KCl, Ca(OH)2.
B. NaOH, HNO3, CuSO4.
C .FeCl3, HCl, KOH.
D. Ba(OH)2, H3PO4, H2SO3.
Loại A vì có KCl không đổi màu quỳ còn Ca(OH)2 làm quỳ hóa xanh, H2SO4 làm quỳ hóa đỏ)
Loại B vì CuSO4 không đổi màu quỳ, còn NaOH làm quỳ hóa xanh, HNO3 làm quỳ hóa đỏ,
Loại C vì FeCl3 không đổi màu quỳ còn HCl làm quỳ hóa đỏ, KOH làm quỳ hóa xanh)
Chọn D vì Ba((OH)2 là quỳ hóa xanh, H2SO3 và H3PO4 là quỳ hóa đỏ
Câu 6. Cho các nhận định sau:
(1) Dung dịch Lysin và axit Glutamic đều làm cho quỳ tím đổi màu.
(2) Các chất có độ pH nhỏ hơn 7 đều làm quỳ tím chuyển đỏ.
(3) Các chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện gọi là chất điện li.
(4) Khi sục khí CO2 qua dung dịch natri phenolat ta thu được chất làm quỳ tím hóa đỏ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
(1) Đúng. Lysin làm quỳ tím chuyển xanh. Glu làm quỳ tím chuyển đỏ.
(2) Sai ví dụ như phenol không làm quỳ tím chuyển đỏ mặc dù có pH nhỏ hơn 7
(3) Sai. Ví dụ như Na tan trong nước tạo ra dung dịch NaOH dẫn được điện nhưng Na không phải chất điện ly.
(4) Sai. Do sản phẩm của phản ứng là C6H5OH nhưng không làm quỳ tím đổi màu.
Câu 7. Cho quỳ tím vào dung dịch axit glutamic (axit 2-amino pentan đioic), quỳ tím chuyển sang màu
A. đỏ.
B. chuyển sang đỏ sau đó mất màu.
C. mất màu.
D. xanh.
Dựa vào kiến thức học về aminoaxxit
Chất có dạng: R(COOH)x(NH2)y
+ Nếu x = y quỳ tím không đổi màu
+ Nếu x > y quỳ tím chuyển sang màu đỏ
+ Nếu x < y quỳ tím chuyển sang màu xanh
Công thức axit glutamic: HCOO-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
axit có nhóm –COOH > -NH2 nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Câu 8. Cho các nhận định sau:
(1) Alanin làm quỳ tím hóa xanh.
(2) Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
(3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(4) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6
(5) Methionin là thuốc bổ thận.
Số nhận định đúng là:
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
(2) Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
(3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(4) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên li ệ u đ ể sản xuấ t tơ nilon- 6,6 .
(5) Methionin là thuốc bổ gan.
Câu 9. Cho các nhận định sau:
1) Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp các sản phẩm
2) Phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới gọi là phản ứng tách
3) Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau
4) Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học
5) Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử
Số nhận định đúng là:
A. 2.
B. 3
C. 4
D. 5
1) Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp các sản phẩm
4) Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học
5) Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử
Kiểm tra kiến thức về tính bazo
..........................................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là, bài viết đã hướng dẫn bạn đọc các dung dịch làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức Trắc nghiệm Hóa học 11, Phương trình phản ứng Hóa học 11...