Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm

Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là?

  1. Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
  2. Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
  3. Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
  4. Thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định

Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là: thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

1. Khái niệm Hợp chất hữu cơ

– Các hợp chất hữu cơ (organic compound) là những hợp chất hóa học mà trong phân tử có sự hiện diện của nguyên tử cacbon trừ cacbua, cacbonat, cacbon oxit, xyanua.

Ví dụ như: đường, cồn, khi metan, xăng, khí gas,..

– Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong cơ thể sinh vật và trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm (gạo, thịt, các, rau, quả,…), trong các loại đồ dùng (quần, áo, giấy, mực,…).

– Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat, cacbua kim loại như CaC2,…)

- Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều thấy tạo ra CO2.

2. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?

- Hiđrocacbon: phân tử chỉ gồm hai nguyên tố cacbon (C) và hiđrô (H)

* Ví dụ: CH4, C2H4, C6H6,…

- Dẫn xuất của Hiđrôcacbon: ngoài cacbon và hiđrô trong phân tử còn có các nguyên tố khác: oxi, ni tơ, clo…

* Ví dụ: C2H6O, C2H5O2N, CH3Cl,…

3. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

- Cấu tạo: Liên kết hoá học chủ yếu trong chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.

+ Tính chất vật lí: Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

+ Tính chất hóa học: Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt, dễ cháy; các phản ứng của hợp chất hữu cơ thường chậm và không hoàn toàn theo một hướng nhất định.

4. Phân tích nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

Phân tích định tính

- Mục đích: Xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ.

- Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành hợp chất vô cơ đơn giản r nhận biết bằng phản ứng đặc trưng.

Phân tích định lượng

- Mục đích: xác định hàm lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

- Nguyên tắc: Cân chính xác lượng hợp chất hữu cơ ban đầu, sau đó xác định thể tích khối lượng các chất vô cơ đã được chuyển, từ đó tính hàm lượng phần trăm.

5. Phân loại phản ứng hữu cơ

Phản ứng thế

- Là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử hay nhóm nguyên tử này bị thay thế bằng nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác.

- Thí dụ:

ôn tập hóa 11

Phản ứng cộng

- Là phản ứng hóa học, trong đó phân tử của một chất cộng vào liên kết đôi hoặc liên kết ba trong phân tử của chất khác.

Thí dụ:

ôn tập hóa 11

Phản ứng tách

- Là phản ứng hóa học trong đó một hay nhiều phân tử H2O bị tách khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

- Thí dụ:

+ Tách nước (đehiđrat hóa) ancol etylic để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.

+ Tách hidro (đehiđro hóa) ankan điều chế anken.

- Ngoài ba loại phản ứng trên, còn có các loại phản ứng khác như phản ứng phân hủy, phản ứng đồng phân hóa, phản ứng oxi hóa, ...

ôn tập hóa 11

6. Ứng dụng của hợp chất hữu cơ trong đời sống

Khí (C1 – C4)

+ Sản phẩm là quá trình chưng cất dưới 80 độ C.

+ Được hóa lỏng cho vào bình gas hoặc các đường dẫn khí để đun nấu hoặc sưởi ấm.

+ Cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm và các nhà máy.

Xăng

+ Là sản phẩm chưng cất dầu mỏ ở 40 -> 80 độ C.

+ Là nhiên liệu quan trọng cho hầu hết các phương tiện giao thông.

Dầu hỏa và dầu điezen

+ Là nhiên liệu cho phương tiện giao thông vận tải lớn được tinh chế qua quá trình chưng cất áp suất cao.

* Dầu hỏa (C10 – C16)

+ Là sản phẩm tinh chế có được qua quá trình chưng cất ở nhiệt độ từ 180 – 220 độ C.

+ Được điều chế từ dầu mỏ để thắp sáng, làm nguyên liệu chủ yếu cho động cơ phản lực.

* Diezen (C16 -C21)

+ Được chưng cất ở nhiệt độ khoảng 260 – 300 độ C.

+ Nhiên liệu cho động cơ đốt trong cần công suất lớn như xe tải, tàu hỏa,…

Dầu nhờn và nhựa đường

+ Dầu nhờn: dùng để bôi trơn cho các động cơ, máy móc công nghiệp, là sản phẩm mazut khi chưng cất ở áp suất cao.

+ Nhựa đường: là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của mazut dầu mỏ, là sản phẩm chưng cất ở áp suất thấp.

Nguyên liệu trong công nghiệp

+ Anken được tạo ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ để làm nguyên liệu chế biến nhựa và cao su.

+ Là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các chất hữu cơ và phân bón đạm.

Ứng dụng khác

+ Làm dung môi cho hợp chất hữu cơ.

+ Ứng dụng trong y học và mỹ phẩm (ví dụ: vaseline).

+ Ankan rắn (parafin) dùng làm nến.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 64
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ba Lắp
    Ba Lắp

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 26/10/22
    • Mèo Ú
      Mèo Ú

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 26/10/22
      • BuriBuriBiBi play mo ...
        BuriBuriBiBi play mo ...

        🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 26/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm