Các bazơ làm phenolphtalein hóa đỏ?

Các bazơ làm phenolphtalein hóa đỏ? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Các bazơ làm phenolphtalein hóa đỏ?

  1. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2
  2. NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2
  3. NaOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3
  4. NaOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3

Trả lời:

Đáp án đúng: B .

NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2

Giải thích:

Bazơ tan làm phenolphtalein hóa đỏ

NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2 đều là dãy bazơ tan

Các đáp án còn lại chứa: Zn(OH)2; Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3 đều là những bazơ không tan do đó không làm phenolphtalein hóa đỏ.

1. Bazơ là gì?

Định nghĩa về bazơ

- Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit.

- Ngoài ra, ta có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn 7.

Công thức của bazơ

- Bazơ có công thức hóa học tổng quát sau đây: M(OH)n

Trong đó:

- M là một kim loại

- n là Hóa trị của kim loại.

Ví dụ:

- CTHH của bazơ Natrihidroxit là NaOH

- CTHH của bazơ Sắt (III) hidroxit là H2CO3

- CTHH của bazơ kali hidroxit là KOH

2. Phân loại Bazơ

Dựa vào tính tan mà người ta chia bazơ làm hai loại là:

- Bazơ tan trong nước tạo dung dịch kiềm như: NaOH, KOH, LiOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,…

- Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Tính chất vật lý của Bazơ

- Bazơ có tính nhờn như xà phòng.

- Chúng có mùi và có vị đắng.

- Khi chúng ở nồng độ cao có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.

- Bazơ kiềm có độ pH > 7.

- Chúng tồn tại ở dạng rắn, bột, đôi khi là ở trạng thái dung dịch.

4. Tính chất hóa học của Bazơ

a) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

b) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

c) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

- Tính chất hóa học này đều đúng cho bazơ tan và bazơ không tan. Chúng đều tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

d) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Lưu ý: Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

e) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Ví dụ:

Cu(OH)2 CuO + H2O

2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

5. Cách đọc tên bazơ

Bazơ được gọi tên theo trình tự:

Tên bazơ = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ:

NaOH được đọc là natri hidroxit

Ca(OH)2 được đọc là canxi hidroxit

Cu(OH)2 được đọc là đồng (II) hidroxit

Fe(OH)2 được đọc là sắt (II) hidroxit.

6. Ứng dụng quan trọng của Bazơ trong cuộc sống và sản xuất

Ngành công nghiệp hóa chất, dược

- Bazơ được sử dụng để sản xuất hay bán các sản phẩm có chứa gốc Sodium như Sodium phenolate (sản xuất thuốc Aspirin), Sodium hypochlorite (Javen) để làm chất tẩy trắng, chất khử trùng.

- Dùng làm hóa chất xử lý gỗ, tre, nứa,… để làm nguyên liệu sản xuất giấy dựa theo phương pháp Sulphate và Soda.

- Bên cạnh đó, chúng còn giúp pha chế các dung dịch tẩy rửa chai lọ, các thiết bị trong các nhà máy bia.

Ngành công nghiệp dệt, nhuộm

Được ứng dụng để làm chất phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô, vai trò quan trọng giúp cho vải thêm bóng và nhanh hấp thụ màu cho vải nhuộm hiệu quả hơn.

Ngành thực phẩm

Được dùng để pha chế dung dịch kiềm giúp xử lý rau, hoa quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp chúng.

Trong phòng thí nghiệm

Bazơ là một hóa chất vô cùng quan trọng, được dùng để phục vụ trong học tập và nghiên cứu.

7. Một số Bazơ quan trọng

Ta có thể gặp những bazơ phổ biến trong cuộc sống như:

- Amoniac (NH3) và các amin.

- Pyridin và các bazơ vòng thơm khác.

- Các hiđrôxít kim loại như hiđrôxít natri (NaOH) hay hiđrôxít kali (KOH).

- Nhiều ôxít kim loại tạo ra hiđrôxít bazơ với nước (anhiđrít).

Trong đó có 2 Bazơ quan trọng nhất bao gồm:

Natri hidroxit NaOH

Natri hidroxit trong tự nhiên là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. Dung dịch natri hidroxit có tính nhờn, làm bục vải và ăn mòn da.

- Natri hidroxit có đầy đủ các tính chất của một dung dịch bazơ điển hình đã nêu.

- Natri hidroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và công nghiệp như dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, sản xuất giấy, sản xuất tơ nhân tạo,…

- Sản xuất NaOH trong công nghiệp:

Canxi hidroxit Ca(OH)2

- Dung dịch canxi hidroxit Ca(OH)2 có tên gọi thông thường là nước vôi trong. Ca(OH)2 tan ít trong nước.

- Dung dịch canxi hidroxit Ca(OH)2 có các tính chất của một bazơ tan.

- Canxi hidroxit có nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và đời sống. Nó được dùng làm vật liệu xây dựng, khử chua đất trồng hoặc dùng trong khử độc chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Các bazơ làm phenolphtalein hóa đỏ? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 74
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
    ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 17/10/22
    • chouuuu ✔
      chouuuu ✔

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 17/10/22
      • Bảo Bình
        Bảo Bình

        😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 17/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm