Hoàn thành PTHH sau: C6H6 + Cl2
Chúng tôi xin giới thiệu bài Hoàn thành PTHH sau: C6H6 + Cl2 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Hoàn thành PTHH sau: C6H6 + Cl2
Câu hỏi: Hoàn thành PTHH sau: C6H6 + Cl2 → ?
Trả lời:
C6H6 + Cl2 → C6H5Cl + HCl
Điều kiện: Chất xúc tác: Bột sắt
I. C6H6 là gì?
Benzen là hydrocarbon hữu cơ, thơm đơn giản nhất. Benzen là một trong những hóa dầu cơ bản và là thành phần tự nhiên của dầu thô. Nó có mùi giống như xăng và là một chất lỏng không màu. Benzen có độc tính cao và gây ung thư trong tự nhiên. Nó chủ yếu được sử dụng trong sản xuất polystyrene.
II. Cấu tạo của C6H6
- Gồm 6 nguyên tử C trong phân tử tạo thành 1 lục giác đều.
- Chúng cùng nằm trên 1 mặt phẳng (gọi là mặt phẳng phân tử) và các góc liên kết đều bằng 120 độ.
- Mô hình rỗng và đặc của phân tử C6H6:
III. Tính chất vật lí của Benzen
- Là chất không màu, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- Benzen cũng là dung môi hòa tan nhiều chất khác như benzen hòa tan brom, iot, lưu huỳnh, cao su, chất béo,…
- Benzen có mùi thơm nhẹ nhưng có hại cho sức khỏe.
IV. Tính chất hóa học của Benzen
Benzen tác dụng với oxi:
- Khi đốt benzen cháy trong không khí tạo ra CO2 và H2O, ngọn lửa có nhiều khói đen (muội than) do trong không khí không cung cấp đủ oxi để đốt cháy hoàn toàn benzen.
C6H6 + 15/2O2 → 6CO2 + 3H2O (to)
Benzen phản ứng thế với với brom:
Benzen không làm mất màu dung dịch brom như etilen và axetilen. Nó chỉ tham gia phản ứng thế với brom lỏng và cần có xúc tác là bột sắt.
C6H6 + Br2(r) → HBr + C6H5Br (brom bezen)
*Lưu ý: Benzen chỉ phản ứng với Brom nguyên chất không phản ứng với dung dịch nước Brom hay benzen không làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường.
Phản ứng cộng của Benzen
a) Benzen phản ứng cộng hiđro: Benzen + H2
C6H6 + 3H2 → C6H12 (xiclohexan)
b) Benzen phản ứng cộng clo: Benzen + Cl2
– Dẫn lượng nhỏ khí clo vào bình chứa một ít benzen, đậy kín lại rồi đưa bình ra ngoài ánh nắng. Trong bình xuất hiện khói trắng và thành bình xuất hiện một lớp bột màu trắng, đó là 1,2,3,4,5,6-hexa clo xiclohexan (hexacloran).
C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6 (hexacloran)
Phản ứng nitro hóa
Benzen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc và H2SO4 đặc tạo thành nitrobenzen:
V. Ứng dụng của Benzen
+ Benzen được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp hóa hữu cơ, được dùng nhiều để tổng hợp các monome trong quá trình sản xuất polime để làm chất dẻo, cao su, tơ sợi.
+ Không chỉ vậy, từ benzen người ta điều chế ra các nitrobenzen, anikin, phenol…dùng để tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ dịch hạch.
+ Benzen, xilen, toluen còn được dùng làm dung môi, tuluen được dùng để sản xuất thuốc nổ NTN.
VI. Điều chế của Benzen
- Benzen, toluen, xilen,… tách được bằng cách chưng cất dầu mỏ và nhựa than đá. Chúng còn được điều chế từ ankan, hoặc xicloankan:
VI. Bài tập vận dụng
Bài 1: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?
- benzen
- toluen
- propan
- stiren
Hướng dẫn:
- Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 và bị oxi hóa ở nhóm vinyl (giống như etilen) nên phản ứng xảy ra ngay nhiệt độ thường.
- Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 ở đk nhiệt độ 80-100ºC
- Benzen và Propan không làm mất màu dung dịch KMnO4
Đáp án đúng: D. stiren
Bài 2: Dãy các nhóm thế làm cho phản ứng thế vào vòng benzen dễ dàng hơn và ưu tiên vị trí o- và p- là
- CnH2n+1, -OH, -NH2
- -OCH3, -NH2, -NO2
- -CH3, -NH2, -COOH
- - NO2, -COOH, -SO3H
Đáp án đúng: A. CnH2n+1, -OH, -NH2
Bài 3: Chất đồng đẳng với benzen (C6H6) là
- C7H10
- C6H8
- C7H6
- C8H10
Hướng dẫn:
C6H6 ta cộng thêm 2 nhóm CH2 nữa → C8H10
Đáp án đúng: D. C8H10
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hoàn thành PTHH sau: C6H6 + Cl2. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11