Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương trình phản ứng FeS2 + HNO3

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phương trình phản ứng FeS2 + HNO3 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phương trình phản ứng FeS2 + HNO3

Phương trình hóa học:

Tùy thuộc vào nồng độ HNO3 mà xảy ra 1 trong 2 phản ứng sau:

Phản ứng 1:

3FeS2 + 26HNO3→ 3Fe(NO3)3 + 6H2SO4 + 17NO + 7H2O

Điều kiện phản ứng

Không có

Hiện tượng nhận biết

Sau phản ứng xuất hiện khí không màu (NO)

Phản ứng 2:

FeS2

+

18HNO3

7H2O

+

2H2SO4

+

15NO2

+

Fe(NO3)3

Pyrit sắt

axit nitric

nước

axit sulfuric

nitơ dioxit

Sắt(III) nitrat

Axit nitric

Sulfuric acid;

Nitrogen dioxide

Iron(III) nitrate

(dung dịch đặc)

Axit

Axit

Điều kiện phản ứng

Không có

Hiện tượng nhận biết

Sau phản ứng xuất hiện khí không màu (NO2) hóa nâu trong không khí.

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Pirit sắt là khoáng vật của sắt có công thức là FeS2. Có ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới đậm đần. Khi va đập vào thép hay đá lửa, quặng pirit sắt tạo ra các tia lửa.

- Công thức phân tử: FeS2

- Công thức cấu tạo: S-Fe-S.

II. Tính chất hóa học

- Mang tính chất hóa học của muối.

- Thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh:

Tác dụng với axit:

FeS2 + 8HNO3 → 2H2O + 2H2SO4 + 5NO + Fe(NO3)3

FeS2 + 2HCl → FeCl2 + H2S + S

Tác dụng với oxi:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

III. Ứng dụng

- Phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ.

- Pyrit được sử dụng ở quy mô thương mại trong sản xuất lưu huỳnh đioxit, có ứng dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất giấy, axít sunfuric, mặc dù vai trò của các ứng dụng này đang bị suy giảm.

V. Bài tập ví dụ

Câu 1: Cho 88,2 g hỗn hợp A gồm FeCO3, FeS2 cùng lượng không khí (lấy dư 10% so với lượng cần thiết để đốt cháy hết A) vào bình kín dung tích không đổi. Nung bình một thời gian để xảy ra phản ứng, sau đó đưa bình về nhiệt độ trước khi nung, trong bình có khí B và chất rắn C (gồm Fe2O3, FeCO3, FeS2). Khí B gây ra áp suất lớn hơn 1,45% so với áp suất khí trong bình đó trước khi nung. Hòa tan chất rắn C trong lượng dư H2SO4 loãng, được khí D (đã làm khô); các chất còn lại trong bình cho tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được chất rắn E. Để E ngoài không khí cho đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn F. Biết rằng: Trong hỗn hợp A một muối có số mol gấp 1,5 lần số mol của muối còn lại; giả thiết hai muối trong A có khả năng như nhau trong các phản ứng; không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp F.

c) Tính tỉ khối của khí D so với khí B.

Giải:

– Pthh của các phản ứng xảy ra

4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2 (1)

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 (2)

+ Khí B gồm: CO2, SO2, O2, N2; chất rắn C gồm: Fe2O3, FeCO3, FeS2.

+ C phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng:

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O (3)

FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + H2O + CO2 (4)

FeS2 + H2SO4 → FeSO4 + S↓ + H2S (5)

+ Khí D gồm: CO2 và H2S; các chất còn lại gồm:FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 dư và S, khi tác dụng với KOH dư:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (6)

2KOH + FeSO4 → Fe(OH)2↓ + K2SO4 (7)

6KOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4 (8)

+ Kết tủa E gồm Fe(OH)2, Fe(OH)3 và S, khi để ra không khí thì chỉ có phản ứng:

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (9)

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là.

Giải:

vì 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M

→ nBa(OH)2 = 0,15.1= 0,15 mol → nOH- = 0,15.2 = 0,3 mol

→ nKOH = 0,1.1= 0,1 mol → nOH- = 0,1 mol (có 1OH-)

→ ∑nOH-= 0,3 + 0,1 = 0,4 mol

(có thể dùng máy tính bấm nhanh:

nOH- = V.(2CM( Ba(OH)2) + 1. CM(NaOH)) = 1. (2.0,15 + 1. 0,1) = 0,4 mol

SO2 mà có Ba(OH)2 nên kết tủa là BaSO3 có nBaSO3 = 21,7 : 217 = 0,1 mol

Vì cho dung dịch Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa, chứng tỏ trong dung dịch có muối của gốc HSO3- tức trường hợp này tạo 2 muối

SO2 + OH- → HSO3-

0,3 ←             (0,4-0,1)

HSO3- + OH- dư → SO32- + H2O

0,1              0,1           ←0,1

Ba2+ + SO32- → BaSO3

0,1 ←               0,1

(vì tỉ lệ các chất trong phương trình phản ứng là như nhau nên có thể tính nhanh

nSO2 = nOH- - nBaSO3 = 0,4 - 0,1 = 0,3 mol)

FeS2 → 2SO2

0,15 ← 0,3

→ mFeS2 = 0,15 . 120 = 18g

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phương trình phản ứng FeS2 + HNO3. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 28/10/22
    • Tiểu Thư
      Tiểu Thư

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 28/10/22
      • Bảnh
        Bảnh

        😋😋😋😋😋😋

        Thích Phản hồi 28/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm