Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Al2(SO4)3 là chất điện li mạnh hay yếu

Al2(SO4)3 là chất điện li mạnh hay yếu được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc phương trình điện li Al2(SO4)3 cũng như giải đáp các thắc mắc Al2(SO4)3 là chất điện li yếu hay mạnh. Từ đó  bạn đọc biết cách vận dụng giải các dạng bài tập câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo.

1. Al2(SO4)3 là chất điện li mạnh

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn.

Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, HClO4, H2SO4,...

Các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...

Hầu hết các muối: NaCl, KCl, Al2(SO4)3, CH3COONa, KMnO4,...

2. Viết phương trình điện li Al2(SO4)3

Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-

3. Một số phương trình điện li quan trọng

4. Tính chất lí hóa của Al2(SO4)3

a. Tính chất vật lý

Phèn nhôm Sunfat Al2(SO4)3 là một dạng hợp chất hóa học có màu trắng, đôi khi là màu vàng đục. Chúng xuất hiện dưới dạng rắn là các tinh thể, hạt hoặc bột, không mùi và có vị ngọt vừa phải. Khi ở dạng khan, phèn nhôm là một chất bột màu trắng tinh khiết có tỷ trọng là 2710kg/m3.

Al2(SO4)3 dạng khan có điểm nóng chảy là 770º C (dạng octadeca hidetada 86,5 độ C), độ hòa tan trong nước là 31,2 g / 100 ml ở nhiệt độ 0 °C; 36,4 g / 100 ml ở 20 °C và 89 g / 100ml ở 100 °C.

+ Mật độ: 2,67 - 2,71 g / cm3.

+ Độ hòa tan: Tan ít trong rượu ethyl.

+ Áp suất hơi bằng 0, ổn định trong không khí.

+ Phân hủy: Khi đun nóng đến điểm nóng chảy của nó, phèn nhôm sunfat có thể bị phân hủy bằng cách phát ra khí độc oxit lưu huỳnh.

+ Dung dịch nhôm sunfat có khả năng ăn mòn nhôm. Ngoài ra, hợp chất này còn có thể ăn mòn kim loại khi có hơi ẩm.

+ Độ pKa là 3,3 - 3,6 và nồng độ pH của Al2(SO4)3 là 2,9 trở lên trong dung dịch nước 5%.

b. Tính chất hóa học

Đặc điểm tính chất của Al2(SO4)3 sẽ có sự khác biệt trong 3 môi trường, đó là: Môi trường khử, môi trường oxi hóa và môi trường trung hòa khi đốt nóng.

+ Trong môi trường oxi hóa: Al2(SO4)3 là một hợp chất hóa học phân hủy theo cấp độ. Trong khoảng nhiệt độ dao động từ 50 - 60 độ C chúng ta sẽ quan sát thấy được 16 Hydrat Sunfat nhôm còn trong khoảng nhiệt độ từ 80 - 90 độ C, thành phần hóa học của phèn nhôm sunfat sẽ được chuyển sang thành 12 Hydrat.

+ Trong môi trường khử: Độ tan của Al2(SO4)3 phụ thuộc khá nhiều vào nồng độ của H2SO4. Trong dung dịch axit loãng, độ tan chính của phèn nhôm sunfat sẽ lớn hơn khá nhiều so với độ tan trong nước cất. Tuy nhiên, nếu tăng nồng độ axit sunfuric lên thì nồng độ Al2(SO4)3 sẽ giảm đột ngột, chỉ còn khoảng 1% trong dung dịch axit sunfuric 60%.

+ Trong môi trường trung hòa khi đốt nóng: Khi đốt nóng nhanh phèn nhôm sunfat với nhiệt độ lên đến 150 độ C, hóa chất này sẽ tan thành tinh thể nước. Tinh thể Hydrat sẽ bị nóng chảy trong điều kiện môi trường là bình kín khi nhiệt độ thấp hơn 86 độ C. Đặc biệt là trong khoảng nhiệt độ từ 200 - 300 độ C, quá trình loại nước sẽ diễn ra mạnh mẽ, tạo nên sự hình thành của tinh thể hydrat tướng đồng loại.

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Phương trình điện li nào sau đây viết đúng:

A. NaH2PO4 ⇔ Na+ + H2PO4-.

B. Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-.

C. HF → H+ + F-.

D. CH3COOH → CH3COO- + H+.

Xem đáp án
Đáp án B

A sai vì. NaH2PO4 ⇔ Na+ + H2PO4-.

NaH2PO4 là chất điện li mạnh, ở nấc thứ nhất,

NaH2PO4 → Na+ + H2PO4-

H2PO4- ⇆ H+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

Đúng B. Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-.

C, D sai vì HF, CH3COOH là chất điện li yếu, phương trình điện li sử dụng mũi tên 2 chiều

Câu 2. Tập hợp các ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là:

A. K+, Al3+, OH-, CO32-, HCO3-

B. K+, Ba2+, Fe2+, Cl-, NO3-

C. K+, NO3-, Cu2+, OH-

D. Fe2+, Cu2+, Zn2+, OH-, Cl-

Xem đáp án
Đáp án B

Tập hợp các ion có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch là: K+, Ba2+, Fe2+, Cl-, NO3-

Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. NaCl.

B. NH4Cl.

C. Al2(SO4)3.

D. Na2HPO4.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. H2S.

B. H2CO3.

C. CH3COOH.

D. Al2(SO4)3.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 5. Dãy gồm những chất điện li mạnh là

A. KOH, HCN, Ca(NO3)2

B. CH3COONa, HCl, NaOH.

C. NaCl, H2S, CH3COONa.

D. H2SO4, Na2SO4, H3PO4

Xem đáp án
Đáp án B

Loại A vì HCN là chất điện li yếu

Loại C vì H2S là chất điện li yếu

Loại D vì  H3PO4 là chất điện li yếu

Dãy gồm những chất điện li mạnh là CH3COONa, HCl, NaOH.

Câu 6. Cho các chất sau: K3PO4, H2SO4, HClO, HNO2, NH4Cl, HgCl2, Sn(OH)2. Các chất điện li yếu là:

A. HClO, HNO2, HgCl2, Sn(OH)2.

B. HClO, HNO2, K3PO4, H2SO4.

C. HgCl2, Sn(OH)2, NH4Cl, HNO2.

D. HgCl2, Sn(OH)2, HNO2, H2SO4.

Xem đáp án
Đáp án A

Các chất điện li yếu là: HClO, HNO2, HgCl2, Sn(OH)2.

Câu 7. Hãy cho biết dãy các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?

A. Cu(OH)2, NaCl, C2H5OH, HClO.

B. C12H22O11, K2SO4, NaNO3, H2S.

C. NaOH, FeCl2, K2SO4, H2SO4.

D. CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONa, Mg(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình điện li minh họa

NaOH → Na+ + OH-

FeCl2 → Fe2+ + 2Cl

K2SO4 → 2K+ + SO42-

H2SO4 → 2H+ + SO42-

Câu 8. Phản ứng hóa học nào sau đâycó phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?

A. HCl + KOH → H2O + KCl

B. KOH + KHCO3→ H2O + K2CO3

C. H2SO4+ BaCl2 → 2HCl + BaSO4

D. H2SO4 + Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO4

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 9. Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Xem đáp án
Đáp án A

...............................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Al2(SO4)3 là chất điện li mạnh hay yếu. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm