Bài tập trắc nghiệm: Phản ứng cộng H2 của Anken
Chuyên đề Hóa học lớp 11: Bài tập trắc nghiệm: Phản ứng cộng H2 của Anken được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Bài tập phản ứng cộng H2 của Anken
Câu 1: Khi cho hỗn hợp A gồm anken và H2 đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp B. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. nA < nB
B. nA – nB = nH2 pư
C. MA = MB
D. mA > mB
Câu 2: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol propen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 16. Tính số mol H2 phản ứng?
A. 0,15 mol
B. 0,2 mol
C. 0,25 mol
D. 0,3 mol
Câu 3: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,070 mol
B. 0,015 mol
C. 0,075 mol
D. 0,050 mol
Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm hiđro và một anken. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm xúc tác. Sau phản ứng thu được 25,3 gam hỗn hợp khí Y. Tỷ khối của X so với H2 là:
A. 10,5 gam
B. 11,5 gam
C. 12 gam
D. 12,5 gam
Câu 5: Hỗn hợp khí A chứa eilen và H2. Tỉ khối của A đối với hiđro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xuc tác Ni nung nóng thu được hh khí B có tỉ khối đối với hiđro là 9,0. Hiệu suất phản ứng cộng hiđro của etilen là:
A. 33,3%
B. 66,7%
C. 25%
D. 50%
Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là:
A. 5,23.
B. 3,25.
C. 5,35.
D. 10,46.
Câu 7: Hỗn hợp A gồm CnH2n và H2 (đồng số mol) dẫn qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp B. Tỉ khối của B so với A là 1,6. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là:
A. 40%
B. 60%
C. 65%
D. 75%
Câu 8: Đun nóng 20,16 lít hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 dùng Ni xúc tác thì thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y. Cho Y lội thật chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 2,8 gam. Hiệu suất phản ứng hidro hóa anken:
A. 40%
B. 60%
C. 65%
D. 75%
Câu 9: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là
A. C2H4.
B. C3H6.
C. C4H8.
D. C5H10.
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là:
A. C2H4.
B. C3H6.
C. C4H8.
D. C5H10.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H2 và H2 cho vào bình kín dung tích 8,96 lít (đktc) chứa bột Ni, nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,75. Số mol H2 tham gia phản ứng là:
A. 0,75 mol
B. 0,30 mol
C. 0,10 mol
D. 0,60 mol
Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm 1 anken và H2 có =3,33. Cho X qua Ni nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có =4. Tìm công thức phân tử của anken.
A. C2H4
B. C3H6
C. C4H8
D. C5H10
Câu 13: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:
A. 25%
B. 20%
C. 50%
D. 40%
Bài 14: Cho hỗn hợp X gồm C2H4 và H2 có tỉ khối = 4,25. Dẫn X qua Ni nung nóng (H=75%) thu được hỗn hợp Y. Tính tỉ khối của Y so với H2.
A. 5,23
B. 10,46
C. 5,5
D. 6,0
Bài 15: Hỗn hợp khí X chứa H2 và hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của X đối với H2 là 8,3. Đun nóng X với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với H2 là 83/6. Công thức phân tử của hai anken và phần trăm thể tích của H2 trong X là:
A. C2H4 và C3H6; 60%
B. C3H6 và C4H8; 40%
C. C2H4 và C3H6; 40%
D. C3H6 và C4H8; 60%
Đáp án và hướng dẫn giải
1. B | 2. C | 3. C | 4. B | 5. A |
6. A | 7. D | 8. D | 9. C | 10. D |
11. C | 12. D | 13. C | 14. A | 15. A |
Câu 3:
mX = 18,5.1 = 18,5 g; nY = 18,5/20 = 0,925 mol
=> nH2 pư = 1 – 0,925 = 0,075 mol
Câu 4:
nX = 26,64/22,4 = 1,1 mol;
MX.nX = mX = mY => MX = 25,3/1,1 = 23;
dX/H2 = 23/2 = 11,5
Câu 6:
MX = 8,5; netilen : nH2 = 1:3; giả sử nX = 1 mol
=> netilen = 0,25 mol;
H = nH2 pư/netilen .100% = 75%;
nH2 pư = 0,25.0,75 = 0,1875
=> nY = 1 – 0,1875 = 0,8125; My = 1.8,5/0,8175 = 10,46; dY/H2 = 5,23
Câu 7:
giả sử nA = 2 mol;
nA/nB = MB/MA = 1,6/1
=> nB = 1,25 mol;
H = (2-1,25)/1.100% = 75 %
Câu 8:
nX = 20,16/22,4 = 0,9 mol; nY = 13,44/22,4 = 0,6 mol;
nH2 pư = 0,9 – 0,6 = 0,3 mol; nanken dư = 2,8/28 = 0,1 mol;
nanken bđ = 0,1 + 0,3 = 0,4 mol
=> nH2 bđ = 0,5 mol => H = 0,3/0,4.100%=75%
Câu 10:
giả sử nX = 1 mol; MX = 3,33.4 = 13,32;
MY = 4.4 = 16; mX = mY => nY = 0,83 mol;
nH2 pư = 1- 0,83 = 0,17 mol; hỗn hợp Y gồm H2 và ankan;
nanken = 0,17mol;
nH2 = 0,83 mol; ta có : 13,32 = 0,83.2 + 14n.0,17
=> n = 5; CTPT của anken C5H10.
Câu 11.
nX = 0,4 mol
=> nH2 phản ứng = ngiảm = nX – nY = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol
Câu 15.
Giả sử nX = 1 mol suy ra nY = 0,6 mol→ nH2 pư = 1-0,6 = 0,4 mol
→nCnH2n = 0,4 mol, nH2 dư = 0,2mol
Ta có 14n.0,4+(0,4+0,2).2 = 1.8,3.2 suy ra n = 2,75
Vậy 2 anken đó là C2H4 và C3H6
%VH2 = 0,6/1.100% = 60%
..................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 11: Bài tập trắc nghiệm: Phản ứng cộng H2 của Anken. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Vật Lí 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để thuận tiện trong quá trình trao đổi tài liệu cũng như cập nhật tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé