Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận với chủ đề Giới hạn

Nghị luận với chủ đề Giới hạn được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 11 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về Giới hạn

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Giới hạn.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giới hạn: một ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người mà ta cảm nhận hoặc tự đặt ra cho mình. Giới hạn còn có nghĩa như con người cũng không được phép vi phạm, không thể bước qua.

→ Giới hạn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người.

b. Phân tích

Giới hạn giúp con người nhận biết được bản thân mình đang ở đâu và làm được những gì; đồng thời là lời cảnh tỉnh người khác không được vượt qua những quy tắc mà bản thân mỗi người đặt ra.

Việc đặt ra giới hạn là cần thiết trong một số trường hợp: trong các mối quan hệ, giới hạn làm cho khoảng cách của con người dường như có xa nhau hơn một chút nhưng đó là khoảng cách cần thiết để con người được tự do sống với những suy nghĩ của mình, của bản thân.

Tuy nhiên, có vài khía cạnh chúng ta cần phá bỏ giới hạn: không nên đặt giới hạn cho mình trong việc chinh phục những đỉnh cao. Nếu ta đặt ra những giới hạn về khả năng mà như không cố gắng thì ta sẽ khó có được thành công. Hãy cố gắng, hãy khát khao để có thể chinh phục được những đỉnh cao của trí tuệ để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người biết vượt qua giới hạn của bản thân, biết vươn lên phía trước để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong vòng an toàn, không chịu nỗ lực vươn lên để bứt phá, tạo ra giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội. Lại có những trường hợp cần có giới hạn ta lại xâm phạm qua giới hạn đó và gây nhiều hậu quả tai hại.

e. Liên hệ bản thân

Mỗi chúng ta hãy hiểu đúng về giá trị, ý nghĩa của “giới hạn”; biết đặt giới hạn đúng lúc, đúng chỗ, biết bứt phá khỏi giới hạn đúng trường hợp để có được một cuộc sống tốt đẹp, thành công, bền vững hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: giới hạn.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về Giới hạn

1. Nghị luận xã hội về Giới hạn - Mẫu 1

Những đại dương bao la cuối cùng vẫn có điểm gặp gỡ, các châu lục xa xôi luôn có cột mốc cuối cùng. Vạn vật trên thế gian đều có giới hạn và con người cũng vậy. Giới hạn, dù tồn tại dưới hình thái nào, vẫn là một phần tất yếu của đời sống.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về hai chữ “Giới hạn”. Suy cho cùng, đó chính là ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người hoặc điểm cuối, điểm kết thúc của một sự vật, sự việc. Ngoài ra, ta còn thể hiểu giới hạn là những điều cấm kị mà chúng ta không được phép vi phạm.

Giống như thất bại hay gian khó – những điều mà ít ai mong muốn trải qua thì giới hạn cũng có những giá trị riêng. Giới hạn của những cung đường cho ta biết khi nào nên dừng chân ngơi nghỉ, giới hạn của thời gian dạy ta cách trân trọng từng phút giây đang trôi qua kẽ tay… Và giới hạn của bản thân khiến ta nhận thức rõ hơn về chính mình cũng như thế giới xung quanh. Nhờ có giới hạn mà con người tự ý thức được về năng lực của bản thân từ đó đưa ra định hướng cho đời sống. Nó cho phép chúng ta ngơi nghỉ sau khoảng thời gian dài lao lực để ta tái tạo lại bản thân, ưu tiên hạnh phúc cá nhân và nạp năng lượng cho những chuyến hành trình kế tiếp. Trong các mối quan hệ xã hội, giới hạn dạy con người yêu thương lẫn nhau. Sức chịu đựng, trí thông minh hay sức khỏe luôn có mức độ nhất định và ta cần thấu hiểu đều đó để cảm thông, chia sẻ. Ngoài ra, để gìn giữ những mối quan hệ tốt đẹp, ta nên biết cách tôn trọng những giới hạn riêng tư của người khác. Mở rộng hơn, khi tồn tại dưới dạng luật pháp, thiết chế xã hội thì giới hạn còn đem đến kỉ cương, trật tự cho cả cộng đồng. Nếu ta không thiết lập giới hạn của riêng mình, nhiều điều tồi tệ có thể xảy ra. Mặt khác, đôi khi chúng ta cần phá vỡ giới hạn của chính mình để chinh phục những điều lớn lao hơn. Có những giới hạn được tạo nên từ định kiến, sự bảo thủ, nỗi lo âu và điều ta cần làm là đập tan chúng để được sống tự do.

Nguyễn Phương Anh – thí sinh Vietnam's Got Talent năm 2012 đã không may mắn mắc phải căn bệnh xương thủy tinh. Căn bệnh này khiến xương của Phương Anh xương giòn và dễ gãy. Cô phải ngồi xe lăn và đã trải qua rất nhiều lần gãy xương. Căn bệnh đó chính là giới hạn ngăn cản cô được hoạt động như một người bình thường. Bằng nghị lực và ước mơ phi thường, Phương Anh đã vượt qua giới hạn đó để cất cao tiếng hát tuyệt vời. Năm 2013, cô được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) chọn làm một trong những gương mặt tiêu biểu cho trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới.

Như vậy, giới hạn là điều có tính chất quy luật trong đời sống và việc của chúng ta là đối diện với nó một cách mạnh mẽ. Việc quẩn quanh trong vòng an toàn, cam chịu kiếp sống nhàm chán hay việc sống vô kỉ luật, xâm phạm giới hạn của xã hội như vi phạm pháp luật, suy đồi đạo đức, hành động trái với thuần phong mỹ tục,… đều là những cách sống không đúng đắn.

Cuộc sống vốn là hành trình không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn. Hãy học cách ghi nhận giới hạn của bản thân và coi đó là nấc thang để ta bước tiếp trên con đường chinh phục hạnh phúc. Khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta đã vượt qua nó – Albert Einstein.

2. Nghị luận xã hội về Giới hạn - Mẫu 2

Mỗi người có một khả năng, một năng lực đặc biệt khác nhau, riêng biệt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách vượt qua giới hạn của mình và khám phá những thế mạnh đó. Giới hạn không có hình hài, không thể nghe, nếm, chạm nhưng lại luôn tồn tại trong cuộc sống và trong mỗi người. Giới hạn là một ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người mà ta cảm nhận hoặc tự đặt ra cho mình. Giới hạn còn có nghĩa như con người cũng không được phép vi phạm, không thể bước qua. Giới hạn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Giới hạn giúp con người nhận biết được bản thân mình đang ở đâu và làm được những gì; đồng thời là lời cảnh tỉnh người khác không được vượt qua những quy tắc mà bản thân mỗi người đặt ra. Việc đặt ra giới hạn là cần thiết trong một số trường hợp: trong các mối quan hệ, giới hạn làm cho khoảng cách của con người dường như có xa nhau hơn một chút nhưng đó là khoảng cách cần thiết để con người được tự do sống với những suy nghĩ của mình, của bản thân. Tuy nhiên, có vài khía cạnh chúng ta cần phá bỏ giới hạn: không nên đặt giới hạn cho mình trong việc chinh phục những đỉnh cao. Nếu ta đặt ra những giới hạn về khả năng mà như không cố gắng thì ta sẽ khó có được thành công. Hãy cố gắng, hãy khát khao để có thể chinh phục được những đỉnh cao của trí tuệ để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong vòng an toàn, không chịu nỗ lực vươn lên để bứt phá, tạo ra giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội. Lại có những trường hợp cần có giới hạn ta lại xâm phạm qua giới hạn đó và gây nhiều hậu quả tai hại. Mỗi chúng ta hãy hiểu đúng về giá trị, ý nghĩa của “giới hạn”; biết đặt giới hạn đúng lúc, đúng chỗ, biết bứt phá khỏi giới hạn đúng trường hợp để có được một cuộc sống tốt đẹp, thành công, bền vững hơn. Giới hạn không phải là điểm cực đại mà giới hạn là dấu mốc đột phá của con người. Hãy không ngừng nỗ lực từng ngày và trở nên đột phá trong chính cuộc sống của mình.

3. Nghị luận xã hội về Giới hạn - Mẫu 3

Có thể thấy được chúng ta sống và tự đặt ra cho mình những giới hạn, có những giới hạn được đặt ra vì sự an toàn của bản thân. Và ta cũng không thể đoán biết được bởi có những giới hạn kìm hãm con người vươn tới những tầm cao hơn, vượt ra khỏi khả năng của bản thân bạn. Dường như chủ đề giới hạn như gây được nhiều sự chú ý và quan tâm của mọi người vì thực tế cuộc sống cũng như đang nói về vấn đề này rất nhiều.

Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là giới hạn chính là một ngưỡng nào đó mà con người tự đặt ra cho mình, hoặc một phần là do cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Giới hạn còn có nghĩa như con người cũng không được phép vi phạm, không thể bước qua…Và ta có thể thấy được giới hạn có thể chia làm nhiều loại đó chính là giới hạn thuộc quy chuẩn đạo đức con người, giới hạn thuộc phạm vi năng lực con người, giới hạn là quy định, luật lệ của xã hội…

Và nhất là khi có những giới hạn đặt ra là bạn đã tự mình co hẹp khả năng của bản thân trước những thử thách của cuộc sống. Đồng thời lại có những giới hạn đúng để không mắc vào những sai lầm không đáng có.

Ta cũng biết rằng bất kỳ ai trong số chúng ta đều có những giới hạn của riêng mình, có người xem giới hạn là đó như chính là vòng tròn an toàn mà một khi vượt qua khỏi nó chúng ta sẽ gặp nguy hiểm và không thể nào có thể cứu vãn được nữa. Có thể thấy được chính trong các mối quan hệ, giới hạn là điều cần thiết! Nó làm cho khoảng cách của con người dường như có xa nhau hơn một chút nhưng đó là khoảng cách cần thiết để con người được tự do sống với những suy nghĩ của mình, của bản thân. Tất cả những giới hạn đó, giữa hai người ở một mức độ thân thiết mà trước khi quyết định gần gũi nhau hơn. Và đó đồng thời cũng chính là khoảng cách để con người có thể suy nghĩ một cách chín chắn hơn về những quyết định của mình được đặt ra. Hãy nhớ rằng giới hạn càng xa, khoảng cách con người với nhau càng lớn nên bạn hãy biết dừng đúng lúc. Thế nhưng đừng bao giờ xóa mờ những giới hạn được đặt ra này bởi con người là hai thực thể khác biệt nhau hoàn toàn và cũng chính bởi vậy mà không nên xâm phạm vào khoảng không gian của nhau để làm cho nhau nghẹt thở và tức giận, hãy sống thật đúng và vui vẻ sẽ đến với bạn.

chủ đề giới hạn

Hãy luôn luôn tin rằng, khả năng con người là vô hạn và cũng chính vì thế đừng bao giờ ra những giới hạn cho mình trong việc chinh phục những đỉnh cao. Chắc chắn rằng những giới hạn đó sẽ làm cho chính bạn trở nên bình thường như những người khác, không có gì nổi bật, thậm chí không có chút ấn tượng gì. Và nếu bạn cứ đặt ra những giới hạn về khả năng mà như không cố gắng thì bạn không khác gì những người sống ỉ lại, dựa vào người khác. Chính vì vậy bạn đừng bao giờ giới hạn khả năng của bản thân mình. Hãy cố gắng hãy khát khao để có thể chinh phục được những đỉnh cao của trí tuệ để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Giới hạn quả đúng là điều không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng có những giới hạn bạn nên xóa bỏ để khích lệ bản thân mình cố gắng hơn trong cuộc sống

Ngoài ra giới hạn để giữ mình. Khi mà bạn biết giới hạn cũng chính là luôn tự biết mình, cũng như rất nghiêm khắc với bản thân; tránh sa ngã, vấp ngã, tránh vượt giới hạn để rồi đánh mất mình. Và bạn hãy giới hạn để có hạnh phúc viên mãn. Con người luôn có nhiều khát vọng và tham vọng nhưng không ai giống ai. Luôn muốn đạt được nhiều thứ: danh vọng, tiền tài, hạnh phúc… Song thực tế cho thấy, sức người có hạn, khả năng của mỗi người là khác nhau. Do đó, mà việc bạn biết giới hạn, biết tự bằng lòng với những gì mình đã, đang có cũng là một cách để con người đạt được bình an và hạnh phúc rồi đó. Khi bạn đã biết giới hạn, đồng nghĩa với việc đạt được một lối sống có kỉ luật, có chuẩn mực, có văn hoá và cũng chính là điều ai cũng hướng đến.

Khi chúng ta biết giới hạn để sống đúng chuẩn mực, song con người cũng cần biết tự phá vỡ giới hạn đúng lúc, đúng chỗ phá vỡ giới hạn, con người biết bước qua những ranh giới, hạn định của xã hội và của chính mình. Trong cuộc sống, không phải khi nào giới hạn nó dường như cũng đồng nghĩa với chuẩn mực, có những giới hạn tạo sự khô cứng, gò bó cần phải xóa bỏ ngay vì không còn phù hợp.

Có thể thấy được khi phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ và vượt qua những giới hạn có tính chất gò bó khô cứng nó như cũng đã giúp ta có thêm bản lĩnh, chiến thắng nghịch cảnh, nắm bắt cơ hội vươn tới thành công đúng như câu nói “Trên đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy.” (Nguyễn Khải). “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. “Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một nấc thang cao hơn mỗi khi vượt qua nghịch cảnh” (Thomas Edison). Và có thể khẳng định rằng tự phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người sống gấp, sống vội, bỏ qua những giới hạn đạo đức, đốt cháy mình. Tự phá vỡ giới hạn chỉ có ý nghĩa khi cái giới hạn đó chật hẹp, lạc hậu với xã hội đương thời, đi ngược với xu thế chung của nhân loại tiến bộ hiện nay

Là học sinh thì chính chúng ta đã có đủ khả năng nhận thức ý nghĩa của việc biết giới hạn và phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ. Và cho dù bể biết giới hạn và phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ là điều không đơn giản cần có hiểu biết, có quyết tâm, bản lĩnh…

Khi nói về giới hạn về khả năng thì chúng ta không nên có một ranh giới nào cụ thể, nhưng trong cuộc sống lại có những ranh giới được đưa ra và nếu như bạn bước qua ranh giới không được cho phép đó thì bạn lại thất bại. Để có được cuộc sống tốt đẹp chúng ta hãy biết được đâu là những giới hạn cần để có những hành động giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

4. Nghị luận xã hội về Giới hạn - Mẫu 4

Có rất nhiều người lưỡng lự trước câu hỏi “Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?”. Cũng là một câu nói liên quan đến vấn đề đó, nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết : "Cuộc đời không có những giới hạn, chỉ có những ranh giới. Vấn đề là ta có đủ can đảm để bước qua những ranh giới đó hay không".

Thật vậy, chúng ta đều có hoặc không thể bước qua ranh giới bởi nó còn tùy thuộc ranh giới bạn nhắc đến là gì. “Nói một cách đơn giản, ranh giới là giới hạn hoặc khoảng cách giữa bạn và một người khác; là khoảng trống nơi bạn bắt đầu và là điểm kết của người khác. Hãy nghĩ về nó như một hàng rào sân sau nhà bạn. Bạn là người gác cổng và quyết định người bạn giữ lại và người bạn tiễn đi, người mà bạn cho họ vào hẳn toàn sân sau, hoặc là người mà bạn chỉ cho họ bước qua khỏi cửa chính. Bạn có thể vẫn giữ khoảng cách, nhưng bạn đang cho họ cơ hội chứng minh rằng họ đáng tin cậy cả về mặt thể chất lẫn tình cảm.

Mục đích của việc thiết lập ranh giới lành mạnh, tất nhiên, là để bảo vệ và chăm sóc tốt bản thân bạn.”, có ai đó đã từng nói như vậy. Quả thực, ranh giới là đường phân đoạn giữa hai khu vực, hai con người, hai sự việc,...và bước qua ranh giới là vượt qua, phá vỡ làn đường giới hạn để chuyển từ bên này sang bên kia. Bàn về chuyện có nên vượt qua ranh giới hay không thì có lẽ câu trả lời sẽ là cả có và không. Thực tế thì có những ranh giới mà khi bước qua con người dễ bị xoáy vào vòng tròn cạm bẫy, mất đi giá trị đạo đức, nhân phẩm con người. Với những điều như thế cần ở con người là sự tỉnh táo, biết đâu là bạn đâu là thù, hãy biết giữ khoảng cách với chúng đừng để đi quá giới hạn của bản thân. Lúc đó có hối hận thì cũng không kịp nữa. Cũng đừng vì tính cố chấp mà lừa mình dối người rồi sự việc lại không thể cứu vãn.

Tuy nhiên, không phải ranh giới nào cũng tiêu cực. Con người ta có cơ hội được tiếp cận với những ranh giới nơi mà ta có thể tự mình vượt qua, vượt qua một cách mạnh mẽ để giành lấy phần hơn, giành lấy sự tiến bộ, thắng lợi và ánh hào quang. Cũng chính ngay tại đây lại cần một con người đủ bản lĩnh để bước qua. Chỉ khi đủ tâm, đủ tầm thì bước qua giới hạn mới thực sự mang lại nhiều ý nghĩa đích thực. Một người bạn luôn nhút nhát vào một ngày nọ đã dám giơ tay phát biểu ý kiến, đó cũng là một biểu hiện tốt trong việc bước ra khỏi giới hạn của bản thân. Hay diễn viên, ca sĩ mà đặc biệt là thí sinh tham dự các cuộc thi lớn nhỏ họ thậm chí phải thử cả những tiết mục, tiểu phẩm, bài hát không thuộc vào sở trường của mình để chứng tỏ bản thân, bước qua giới hạn tài năng vốn có để tiến cao tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp.

Cuộc đời là một bài toán khó, là một con đường không bằng phẳng, nhưng chính những cái chông gai, những cái tưởng như là bước đường cùng ấy lại là sự rèn luyện, giúp con người trở nên mạnh mẽ, cường đại hơn trước cuộc sống. Giới hạn cũng vậy, nó được thiết lập để con người có cơ hội trải mình. Chín chắn trong suy nghĩ, hoàn thiện trong tư duy là những hành trang cần thiết để bước ra khỏi giới hạn, đột phá và thành công hơn.

Chỉ có nỗ lực vượt qua những ranh giới thì chúng ta mới có thể chạm tay đến ước mơ, hoài bão, khát vọng, giúp chúng ta sống có ích và hạnh phúc hơn trong cuộc đời và không có người thành công nào chưa từng cảm thấy bế tắc, chán nản và tuyệt vọng nhưng họ đã vượt qua nó bằng chính ý chí và quyết tâm mạnh mẽ, bằng một trái tim kiên cường, bằng một niềm tin chắc thắng. Những người than thở, chán nản và cho rằng cuộc sống đang dồn họ đến đường cùng chỉ cho thấy rằng họ là một kẻ yếu đuối, thiếu tự tin và nhu nhược trước cuộc đời. Bản thân chúng ta khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường cũng phải tự ý thức mà rèn luyện cho mình một tâm thế vững chắc, một nội tâm mạnh mẽ, một tấm lòng kiên trì không đổi, tự xác định cho mình một ước mơ hoặc một niềm đam mê để chúng ta thấy cuộc sống có hy vọng có đích đến, để rồi lấy đó làm động lực.

5. Nghị luận xã hội về Giới hạn - Mẫu 5

Mỗi cá nhân đều sở hữu một khả năng, một tài năng riêng biệt, độc đáo. Nhưng không phải ai cũng biết cách vượt qua giới hạn cá nhân để khám phá và phát triển những điểm mạnh đó. Giới hạn không có hình thức cụ thể, không thể được trải nghiệm thông qua các giác quan như thính giác, thị giác, nên nó thường tồn tại một cách trừu tượng, nhưng lại ngự trị mạnh mẽ trong cuộc sống của mỗi người. Nó như một ngưỡng cao nhất mà con người cảm nhận được hoặc tự đặt ra cho chính bản thân mình. Giới hạn cũng mang ý nghĩa của việc con người không nên vi phạm, không thể vượt qua. Vì vậy, giới hạn đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống con người.

Giới hạn giúp con người nhận ra vị trí của mình và hiểu rõ về khả năng họ có. Đồng thời, nó là một cảnh báo cho người khác không nên vượt qua những nguyên tắc mà mỗi cá nhân đặt ra. Việc thiết lập giới hạn là cần thiết trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong mối quan hệ. Những giới hạn này tạo ra một khoảng cách tưởng chừng xa xôi, nhưng thực tế đó là khoảng cách cần thiết để con người có không gian tự do, có thể sống theo cách của mình. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cần vượt qua giới hạn để đạt được những mục tiêu cao cả. Nếu ta tự đặt ra những giới hạn mà không nỗ lực, thì thành công sẽ trở nên khó khăn hơn. Chúng ta cần phải cố gắng, khao khát để có thể vươn tới những đỉnh cao của trí tuệ, để hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người sống an toàn, không có sự nỗ lực để đổi mới, để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội. Ngược lại, cũng có những trường hợp mà việc xâm phạm giới hạn có thể gây ra hậu quả đáng kể. Điều quan trọng là mỗi người cần hiểu rõ về giá trị và ý nghĩa của "giới hạn", biết cách đặt giới hạn đúng lúc, đúng chỗ, và có khả năng vượt qua giới hạn đúng cơ hội để có một cuộc sống thành công, bền vững hơn. Giới hạn không phải là điểm dừng, mà là dấu hiệu của sự đột phá. Hãy không ngừng nỗ lực, mỗi ngày, để trở thành bản thân xuất sắc và đột phá trong cuộc sống.

6. Nghị luận xã hội về Giới hạn - Mẫu 6

Mỗi con người đều sở hữu những khả năng và năng lực đặc biệt, độc đáo, nhưng không phải ai cũng biết cách vượt qua giới hạn của bản thân để khám phá và phát huy những tiềm năng đó. Giới hạn không có hình dạng cụ thể, không thể thấy, không thể nghe, không thể chạm vào, nhưng nó lại hiện diện một cách vô hình trong cuộc sống và trong tâm trí của mỗi người. Giới hạn được hiểu như một ngưỡng cao nhất mà con người tự cảm nhận hoặc tự đặt ra cho chính mình. Đôi khi, giới hạn còn mang ý nghĩa như một ranh giới không thể vượt qua, một quy tắc bất thành văn mà chúng ta không được phép vi phạm. Giới hạn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người nhận thức rõ vị trí của mình, biết được mình đang ở đâu và có khả năng làm được những gì. Đồng thời, nó cũng là lời nhắc nhở mỗi người phải tôn trọng những quy tắc và nguyên tắc mà bản thân đã đặt ra. Trong nhiều trường hợp, việc thiết lập giới hạn là cần thiết, đặc biệt trong các mối quan hệ. Dù rằng giới hạn có thể làm cho khoảng cách giữa con người trở nên xa hơn một chút, nhưng đó lại là khoảng cách cần thiết để mỗi người được tự do sống với suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào giới hạn cũng cần được giữ vững. Có những khía cạnh trong cuộc sống mà chúng ta cần phá bỏ giới hạn để tiến xa hơn, đặc biệt là trong việc chinh phục những đỉnh cao mới. Nếu tự đặt ra những giới hạn quá chặt chẽ về khả năng của mình mà không dám nỗ lực, chúng ta sẽ khó có thể đạt được thành công. Hãy luôn phấn đấu, hãy khát khao vượt qua chính mình để có thể vươn tới những tầm cao của trí tuệ và hoàn thiện bản thân hơn nữa. Thật đáng tiếc khi vẫn còn nhiều người chọn sống trong vùng an toàn, không dám thử thách bản thân, không nỗ lực để bứt phá và tạo ra giá trị tốt đẹp cho chính mình và xã hội. Ngược lại, cũng có những tình huống mà việc vượt qua giới hạn lại mang đến hậu quả tiêu cực khi chúng ta không biết khi nào nên dừng lại. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần thấu hiểu đúng đắn về giá trị và ý nghĩa của "giới hạn". Biết khi nào nên đặt ra giới hạn và khi nào cần bứt phá để đạt được một cuộc sống tốt đẹp, thành công và bền vững hơn. Giới hạn không phải là điểm dừng cuối cùng, mà là dấu mốc để con người có thể vượt qua và tiến đến những đột phá mới. Hãy không ngừng nỗ lực mỗi ngày, vượt qua giới hạn của bản thân và tạo nên những thay đổi đột phá trong cuộc sống của chính mình.

7. Nghị luận xã hội về Giới hạn - Mẫu 7

Chúng ta đều trải qua cuộc sống với những giới hạn mà chính bản thân ta tạo ra, những hạn chế có thể xuất phát từ sự an toàn cá nhân. Đôi khi, chúng ta không thể dự đoán được những giới hạn này, vì có những rào cản mà chúng ta tự đặt ra, hạn chế sức mạnh và tiềm năng của chính bản thân mình. Chủ đề về giới hạn trở nên đặc biệt hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của mọi người, vì nó liên quan chặt chẽ đến thực tế cuộc sống và đang được nhiều người chú ý và thảo luận.

Đầu tiên và quan trọng nhất, để hiểu rõ về giới hạn, chúng ta cần nhìn nhận rằng đó là một ngưỡng, một hạn chế mà con người tự đặt ra cho bản thân, hoặc được cuộc sống áp đặt lên chúng ta. Giới hạn có thể hiểu là một quy tắc, một điều mà con người không nên vi phạm, không thể vượt qua. Có thể phân loại giới hạn thành nhiều loại, bao gồm giới hạn thuộc quy chuẩn đạo đức con người, giới hạn thuộc phạm vi năng lực con người, và giới hạn là quy định, luật lệ của xã hội.

Khi ta đặt ra những giới hạn cho bản thân, ta giống như tự mình hạn chế khả năng và tiềm năng trước những thách thức của cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có những giới hạn được xác định để tránh những sai lầm không đáng có. Mỗi người đều sở hữu giới hạn riêng, và một số người coi đó như một vòng tròn an toàn, khi vượt qua nó, họ coi đó như một sự nguy hiểm không thể cứu vãn được nữa. Giới hạn, trong các mối quan hệ, là điều cần thiết, tạo ra khoảng cách giữa con người nhưng đồng thời cũng là không gian để mỗi người tự do với suy nghĩ và cách sống của mình. Các giới hạn này, mặc dù làm cho con người cảm thấy xa cách, nhưng đó lại là khoảng cách cần thiết để mỗi người có không gian tự do, sống theo ý nghĩa riêng.

Việc phá vỡ giới hạn đôi khi là quan trọng, đặc biệt là khi những giới hạn đó hạn chế sức mạnh và tiềm năng cá nhân. Nếu ta không thách thức giới hạn của mình, thành công trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng đối mặt với những thách thức này. Có người sống an toàn, không nỗ lực để thay đổi, tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội. Ngược lại, cũng có những tình huống khi xâm phạm giới hạn có thể gây hậu quả tai hại. Điều quan trọng là hiểu rõ giá trị của giới hạn và biết cách đặt ra giới hạn đúng lúc, đúng chỗ.

Mỗi người đều có giới hạn riêng, và có người xem giới hạn như một vòng tròn an toàn. Khoảng cách giữa hai người có thể tăng lên khi có quá nhiều giới hạn, nhưng đó là khoảng cách cần thiết để mỗi người có không gian tự do, sống theo suy nghĩ và cách sống của mình. Giới hạn trong mối quan hệ tạo ra sự thân thiết và cảnh báo con người không nên vượt qua những quy tắc mà mỗi cá nhân đều đặt ra.

Tuy nhiên, không nên xóa mờ giới hạn, vì mỗi người là một thực thể riêng biệt, và cần phải tôn trọng không gian cá nhân của đối phương. Mặc dù giới hạn đóng vai trò trong việc duy trì trật tự xã hội, nhưng cũng có những trường hợp cần phải phá vỡ giới hạn để tiến bộ và đạt được mục tiêu lớn lao. Không thiết lập giới hạn của chính mình có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Ngược lại, đôi khi chúng ta cần vượt qua giới hạn để chinh phục những điều lớn lao hơn.

Một ví dụ rõ nét về việc vượt qua giới hạn là câu chuyện của Nguyễn Phương Anh, thí sinh Vietnam's Got Talent 2012, mắc bệnh xương thủy tinh. Bệnh này khiến xương của Phương Anh rất giòn và dễ gãy, nhưng cô gái này không để giới hạn sức khỏe cản trở đam mê và ước mơ của mình. Phương Anh đã nhảy múa đẹp đến mức khiến giám khảo và khán giả phải xúc động và kinh ngạc. Điều này chứng minh rằng đôi khi phá vỡ giới hạn là cách để tìm thấy sức mạnh, bản lĩnh, và đạt được những điều tưởng chừng không thể.

Trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng việc xác định giới hạn, biết cách giữ và phá vỡ chúng là chìa khóa để sống một cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa. Việc đặt giới hạn không chỉ giúp duy trì trật tự xã hội mà còn tạo ra sự tự do và an ninh cá nhân. Đồng thời, việc vượt qua những giới hạn không đồng nghĩa với việc sống vội vã hoặc mất đi giá trị đạo đức. Sự cân nhắc và linh hoạt trong việc đối diện và vượt qua giới hạn là chìa khóa để sống một cuộc sống có ý nghĩa và đồng thời không làm tổn thương bản thân và xã hội.

Hãy tin tưởng vào khả năng không giới hạn của con người và không tự đặt những giới hạn hẹp hòi cho bản thân khi chúng ta hướng tới những mục tiêu cao cả. Giữa sự cần thiết của giới hạn và sự khao khát vượt lên trên chúng, chúng ta có thể tạo ra một cuộc sống đầy đủ, đầy ý nghĩa, và không ngừng đột phá trong sự sống của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm