Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam
Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam
- I. Dàn ý Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam.
- II. Văn mẫu Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam.
- 1. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 1
- 2. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 2
- 3. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 3
- 4. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 4
- 5. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 5
- 6. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 6
- 7. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 7
- 8. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 8
- 9. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 9
Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam là bài viết bao gồm dàn ý và văn mẫu hay do VnDoc biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu học tập môn Ngữ văn 11. Mời các bạn tham khảo!
I. Dàn ý Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam.
a. Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu về vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam.
b. Thân bài:
- Nêu một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam như chăm chỉ, sáng tạo, yêu nước, thủy chung,…
- Phân tích các phẩm chất ấy dựa trên các ví dụ, dẫn chứng cụ thể trong đời sống hằng ngày, trong học tập, lao động và chiến đấu.
- Phân tích, lí giải nguồn gốc của các phẩm chất đáng quý ấy.
- Phát biểu suy nghĩ, cảm nhận về những phẩm chất của con người Việt Nam.
c. Kết bài:
Khái quát lại về vai trò, ý nghĩa của những phẩm chất cao đẹp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
II. Văn mẫu Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam.
1. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 1
Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang tên “Việt Nam” với những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.
Phẩm chất là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu vực, quốc gia.
Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.
Đầu tiên, lòng yêu nước là một nét đặc trưng không thể thiếu của con người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao, xương máu và nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói: “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam như một là sợi dây bền chặt kết tinh nên những con người Việt Nam vĩ đại, và chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ đại để chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Dù chiến tranh đã qua đi, biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng quên. Ngày nay, để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra những kiến thức, cuộc thi và hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.
Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến những hoạt động sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó là tình cảm “như núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì nó lại “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì là cảnh “đầu gối, tay ấp”. Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Thương người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó cũng là sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp sáng ngời của nhân dân ta. “Tôn sư trọng đạo” đó là thái độ tôn quý người thầy, là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tri thức là một con đường đi đến thành công bền bỉ và hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta là được cắp sách đến trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta có thể phát triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã có biết bao người thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó là thầy Chu Văn An, cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị lãnh tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế giới đã phát triển, việc học tập của con người có sự giúp đỡ của nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.
Phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mãi là những thứ chúng ta cần phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để đáp ứng với các thách thức và cơ hội của cuộc sống hiện đại, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó là khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản thân và đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến thức mới trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn cầu là không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải có sự tôn trọng, tìm hiểu kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau. Tính chủ động trong cuộc sống là một cử chỉ không thể thiếu trong thời đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi mà phải tự tìm kiếm cơ hội và định hướng cho bản thân.
Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự phát triển của thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và tỏa sáng.
Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước trở nên tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát và khả năng của mình.
Việc giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không chỉ của các chính trị gia, nhà lãnh đạo mà còn là trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản quý giá, mang lại niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.
2. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 2
Trong thời chiến, nhân dân Việt Nam đã hiện lên như những người anh hùng hiên ngang, dũng cảm. Hơn hết, trong họ còn sục sôi ý chí chiến đấu kiên cường. Có lẽ bởi vậy mà bất kì thế lực thù địch nào đến xâm chiếm đều bị dân tộc Việt Nam đánh bại. Trong thời bình, đặc biệt là trong công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, con người Việt Nam hiện lên mới đẹp và đáng tự hào làm sao! Trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona, họ chẳng màng hiểm nguy, sợ hãi mà cùng nhau kết nối, gắn chặt sợi chỉ đỏ xuyên suốt mang tên "yêu nước" để xây dựng nên bức tường thành kiên cố ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh truyền nhiễm. Chưa dừng lại ở đó, trong họ còn sáng lên những phẩm chất cao đẹp như giàu lòng tình thương, nhân hậu. Bởi vậy mà trong cuộc chiến covid 19, họ cứu chữa tất cả mọi người, dân tộc trên thế giới mà không hề có sự phân biệt nào.
Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt.
Qua đây, chúng ta nhận thấy con người Việt Nam đẹp biết bao! Là một công dân Việt, em luôn rèn luyện và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Hơn hết, em sẽ cố gắng chung tay xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 3
Mảnh đất hình chữ S thân yêu, nơi đây là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, mỗi tộc mang theo đặc trưng văn hóa riêng biệt và ấn tượng. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều chung một gốc, dòng máu Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp và bền vững qua thời gian.
Phẩm chất là tiêu chí đánh giá giá trị của một con người, từ đó ta có thể nhận biết hành vi, lối sống và tính cách trong cùng một cộng đồng, quốc gia.
Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã phản ánh những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có ý nghĩa và tình cảm. Ngoài ra, sự cần cù, thông minh, sáng tạo và lòng ham học hỏi với tinh thần quốc tế cũng là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến nay.
Đầu tiên, lòng yêu nước là đặc trưng không thể thiếu của người Việt Nam. Dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước. Lòng yêu nước cháy bỏng được coi là bảo bối quý giá, tạo nên sức mạnh để chống giặc ngoại xâm và bảo vệ non sông đất đai. Để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, giáo dục và tuyên truyền về lịch sử là những biện pháp quan trọng.
Lòng yêu thương con người là một phẩm chất đạo đức không thể thiếu. Nó phản ánh truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa cộng sản và tinh thần nhân văn. Sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh là biểu hiện của lòng yêu thương này. Tình yêu thương cũng được thể hiện trong các bộ luật và chính sách của Nhà nước, đồng thời tạo nên tinh thần hòa bình và tình hữu nghị với các quốc gia khác.
Hiếu học, tôn sư trọng đạo là nét đẹp sáng ngời của người Việt. Tôn trọng người thầy là một truyền thống đạo đức, và tri thức được coi là con đường đến thành công. Thế giới phát triển nhưng tôn trọng và biết ơn đối với giáo dục vẫn là giá trị thiêng liêng.
Trong thời đại mới, để đối mặt với thách thức và cơ hội, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Sự sáng tạo, đổi mới và tư duy linh hoạt cùng với tinh thần học hỏi tích cực là chìa khóa để thích nghi và phát triển.
Tóm lại, để đạt được phát triển bền vững, người Việt cần tích hợp những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự thay đổi của thế giới. Đồng thời, giữ gìn và phát triển vẻ đẹp văn hóa, phẩm chất đạo đức là trách nhiệm của mỗi công dân. Chúng ta là những người làm nên sức mạnh và danh tiếng của đất nước, và đó cũng là vai trò của chúng ta trong cộng đồng quốc tế.
4. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 4
Tự bao giờ, hình ảnh về con người Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế ngợi ca và bảy tỏ lòng tự hào, yêu mến chân thành, sâu sắc. Hẳn có lẽ đó là do con người Việt Nam luôn mang trong mình những đẹp và phẩm chất cao quý.
Trong thời chiến, nhân dân Việt Nam đã hiện lên như những người anh hùng hiên ngang, dũng cảm. Hơn hết, trong họ còn sục sôi ý chí chiến đấu kiên cường. Có lẽ bởi vậy mà bất kì thế lực thù địch nào đến xâm chiếm đều bị dân tộc Việt Nam đánh bại. Trong thời bình, đặc biệt là trong công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, con người Việt Nam hiện lên mới đẹp và đáng tự hào làm sao! Trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona, họ chẳng màng hiểm nguy, sợ hãi mà cùng nhau kết nối, gắn chặt sợi chỉ đỏ xuyên suốt mang tên "yêu nước" để xây dựng nên bức tường thành kiên cố ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh truyền nhiễm. Chưa dừng lại ở đó, trong họ còn sáng lên những phẩm chất cao đẹp như giàu lòng tình thương, nhân hậu. Bởi vậy mà trong cuộc chiến covid 19, họ cứu chữa tất cả mọi người, dân tộc trên thế giới mà không hề có sự phân biệt nào.
Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt.
Qua đây, chúng ta nhận thấy con người Việt Nam đẹp biết bao! Là một công dân Việt, em luôn rèn luyện và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Hơn hết, em sẽ cố gắng chung tay xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
5. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 5
Trong thời kỳ chiến tranh, tinh thần anh hùng và lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam đã nổi lên như một biểu tượng kiêu hùng. Đặc biệt, ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất đã giúp dân tộc này đánh bại mọi thế lực thù địch cố gắng xâm chiếm. Nhìn vào quá khứ, chúng ta thấy sự đoàn kết và quyết tâm của nhân dân Việt Nam đã tạo nên những chiến thắng lịch sử quan trọng.
Trong thời bình, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 đang diễn ra hiện nay, con người Việt Nam lại một lần nữa tỏa sáng với vẻ đẹp của sự đoàn kết và tình yêu nước. Trước sự lan nhanh của virus corona, họ không chấp nhận nguy cơ hay sợ hãi, mà thay vào đó, họ kết nối và gắn chặt với nhau dưới tên gọi "yêu nước." Họ hình thành một bức tường chống lại sự lây nhiễm, đồng thời bảo vệ cộng đồng khỏi sự xâm nhập của đại dịch.
Những phẩm chất cao đẹp, như lòng tình thương và nhân hậu, đã bừng sáng trong dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Họ không chỉ tự bảo vệ mình mà còn nỗ lực cứu chữa mọi người trên khắp thế giới, không phân biệt sắc tộc hay quốc gia.
Về mặt tôn giáo và tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện sự hòa nhập thông qua tín ngưỡng đa thần. Họ không chỉ thờ cúng tổ tiên để ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước mà còn tôn thờ nhiều vị thần, thần linh sống bên cạnh con người và luôn hỗ trợ họ. Tôn giáo ở đây không trở thành sự cuồng tín, mà là một phần của đời sống hàng ngày, hòa hợp với các giá trị khác nhau trong xã hội.
Tóm lại, con người Việt Nam không chỉ đẹp bởi lòng kiên cường, sự đoàn kết mạnh mẽ mà còn bởi những phẩm chất tốt đẹp và lòng yêu nước sâu sắc. Là một công dân Việt Nam, tôi cam kết rèn luyện và phát huy những giá trị truyền thống này, đồng lòng xây dựng một đất nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
6. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 6
Mảnh đất hình chữ S thân yêu không chỉ là nơi ẩn chứa 54 dân tộc anh em, mà còn là bức tranh đa dạng về văn hóa, bản sắc, và ấn tượng của mỗi dân tộc. Mỗi người mang theo những phẩm chất cao đẹp, bất biến theo thời gian, được gắn kết bởi dòng máu có tên là "Việt Nam".
Phẩm chất, nhưng mực đo quý báu của hành vi con người, là tiêu chí để đánh giá lối sống, tính cách, và tư tưởng của một cộng đồng. Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã chiếu sáng lên những mối quan hệ cơ bản trong xã hội, gồm trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có nghĩa, và có tình. Các phẩm chất như sự cần cù, thông minh, sáng tạo, và lòng ham học hỏi đặt nền móng cho bức tranh đa dạng của con người Việt Nam qua các thời kỳ.
Lòng yêu nước, không thể phủ nhận, là đặc trưng quan trọng của con người Việt Nam. Nước đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử và những người dân tộc đã đóng góp công lao, máu chảy, và nước mắt để xây dựng nên Việt Nam ngày nay. Lòng yêu nước là nguồn động viên mạnh mẽ, là sợi dây bền chặt, đã tạo ra những anh hùng và chiến thắng lịch sử như Bạch Đằng năm 938. Ngày nay, việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ là trọng trách của Đảng và nhà nước, thông qua việc truyền đạt kiến thức về lịch sử, cuộc thi, và hoạt động tuyên truyền.
Lòng yêu thương con người, giữa những phẩm chất đạo đức, cũng nổi bật trong đời sống hàng ngày của con người Việt Nam. Nó phản ánh truyền thống nhân nghĩa kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tinh thần nhân văn. Tình yêu thương con người lan tỏa từ những năm tháng đấu tranh cho Tổ quốc đến những hoạt động sản xuất hàng ngày. Trong gia đình, với anh em, và đối với cộng đồng, lòng yêu thương con người được thể hiện qua sự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Đây là sự khoan dung, vị tha, và lòng nhân ái dành cho những số phận lạc lối muốn quay đầu.
Phẩm chất hiếu học và tôn sư trọng đạo là nét đẹp sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Thái độ tôn trọng người thầy, tri thức được đặt lên hàng đầu, với quan niệm "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư." Tri thức được coi là con đường đến thành công và hạnh phúc. Ngày nay, mặc dù có nhiều tiện ích hiện đại, nhưng vị trí của người thầy vẫn được coi là thiêng liêng nhất.
Tuy nhiên, để đối mặt với thách thức và cơ hội của thời đại mới, người Việt cần phải phát triển những phẩm chất tiến bộ. Khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới, và sẵn sàng chấp nhận thay đổi là cần thiết. Tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến thức mới, và tôn trọng văn hóa của các quốc gia khác là những yếu tố quan trọng trong cuộc sống hiện đại.
Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi của thế giới. Giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là trách nhiệm của mỗi công dân. Nhận thức về giá trị văn hóa, tinh thần, và phẩm chất đẹp của dân tộc là quan trọng để giữ vững định hình và niềm tự hào trên trường quốc tế.
7. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 7
Con người Việt Nam có rất nhiều những tính cách, phẩm chất tốt đẹp được hình thành và hun đúc theo chiều dài lịch sử. Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, những phẩm chất ấy vẫn đồng hành cùng ta, sáng ngời trong thời chiến và bền bỉ trong thời bình.
Phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là những nét tính cách, đức tính chung mà mỗi người dân Việt Nam đều có. Những phẩm chất ấy được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ, trở thành đặc điểm nhận dạng chung của người dân Việt, rất khó nhầm lẫn với các dân tộc khác.
Trong thời kỳ chiến tranh, chúng ta lấy lòng yêu nước là động lực và tinh thần đoàn kết làm sức mạnh để chiến đấu với kẻ thù. Hai đức tính ấy luôn tồn tại và đồng hành song song cùng nhau. Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự dũng cảm, kiên cường của dân tộc Việt Nam. Dù đứng trước hai cường quốc lớn của thế giới là Pháp và Mỹ nhưng nhân dân ta vẫn chiến đấu đến cùng, không ngại hi sinh để giành được độc lập. Có được chiến thắng vẻ vang đó còn nhờ niềm tin dai dẳng, bất diệt vào một tương lai tươi sáng, vào sức mạnh của Đảng và của toàn dân tộc trong công cuộc giữ nước.
Khi đất nước đã được hòa bình, độc lập, Việt Nam được bạn bè quốc tế nhớ đến với sự thân thiện, hiếu khách. Thật vậy, sự hòa đồng, nhiệt tình đã chảy trong máu người Việt từ bao đời nay. Trải qua rất nhiều cuộc chiến, chúng ta còn có thêm tinh thần lạc quan, yêu đời. Dù đang trong hoàn cảnh khó khăn nhưng ta luôn tích cực, tin vào tương lai. Tinh thần đoàn kết trong thời chiến cũng hóa thành tình cảm tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách" trong thời bình. Những chương trình thiện nguyện, giúp đỡ các mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn được diễn ra trên khắp cả nước. Trong đại dịch Covid vừa qua hay các trận lũ ở miền Trung, chúng ta cũng nhận được rất nhiều tin tức về sự quyên góp của đồng bào trong và ngoài nước. Ngoài ra, sự chăm chỉ, ham học hỏi cũng là đức tính nổi bật của người Việt Nam. Điều này được biểu hiện rõ ràng nhất qua sự phát triển mạnh mẽ của đất nước nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại một cách phù hợp.
Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời chiến không hề mất đi trong thời bình mà chỉ tạm ẩn đi hoặc chuyển hóa thành những đức tính cần thiết khác giúp cho đất nước phát triển. Chúng ta, những thế hệ trẻ của đất nước cần không ngừng học tập và rèn luyện, giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc từ ngàn đời nay.
8. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 8
Con người Việt Nam ta luôn được bạn bè khắp năm châu yêu quý, tôn trọng bởi sự mến khách, thân thiện vốn có. Có thể thấy, người Việt Nam ta mang nhiều vẻ đẹp vô cùng ấn tượng. Con người Việt Nam từ xưa đến nay luôn rèn luyên bản thân, hoàn thiện mình bằng những phẩm chất tốt đẹp nhất. Những vẻ đẹp, phẩm chất nổi bật của chúng ta phải kể đến như: dũng cảm, kiên cường, cần cù, chăm chỉ,…Bên cạnh việc trau dồi, rèn luyện phẩm chất, chúng ta cũng ngày càng biết chăm sóc bản thân, không chỉ đẹp nết mà đẹp cả về ngoại hình. Đó là những điểm tiến bộ đáng ghi nhận và lan tỏa hơn. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn bên trong giúp con người ta được mọi người yêu quý, tin tưởng cũng như là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Việc chăm sóc ngoại hình bản thân giúp chúng ta thêm xinh đẹp hơn, tự tin hơn và khiến cho cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Thật tuyệt vời nếu chúng ta có một tâm hồn cao cả, một trí khôn tuyệt vời và một ngoại hình sáng sủa. Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần có ý thức trau dồi bản thân, nỗ lực học tập, tích lũy kiến thức, sống có ước mơ, chan hòa với mọi người và hãy luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực nhất có thể để không chỉ khiến mình vui vẻ mà còn có thể sánh với bạn bè quốc tế. Mỗi cá nhân nói riêng và con người Việt Nam nói chung đều mang những vẻ đẹp quý giá, chính vì thế, chúng ta hãy giữ riêng những giá trị cốt lõi của mình và hoàn thiện, huớng đến những điều tốt đẹp nhất.
9. Thuyết minh về một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam mẫu 9
Trải qua hàng nghìn năm, nền nông nghiệp lúa nước, lối sống quần cư và công cuộc dựng nước và giữ nước đầy gian khổ đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và tính cách đặc trưng của con người Việt Nam là cần cù, chịu khó, giàu lòng yêu nước, đoàn kết, bao dung, rộng mở và dễ hòa nhập.
Lòng yêu nước là tình cảm sâu nặng trong lòng toàn dân Việt Nam. Qua mỗi cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ngày càng được củng cố. Trong hầu hết các cuộc kháng chiến, nhân dân Việt Nam đều ở thế lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, và trong điều kiện này tinh thần yêu nước luôn là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh phi thường của dân tộc. Yêu nước đã trở thành quy phạm đạo đức cao nhất và cũng là chuẩn mực giá trị cao nhất của con người Việt Nam. Lòng yêu nước của Việt Nam như một chủ nghĩa chỉ dẫn cách ứng xử xã hội nhưng không bao giờ tạo nên sự thù hằn dân tộc và cũng không có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thể hiện rõ nhất qua quan điểm kiên quyết chống lại kẻ thù xâm lược nhưng luôn giữ quan hệ hữu nghị đoàn kết với nhân dân các nước.
Nền văn minh lúa nước cũng tạo nên tinh thần cộng đồng - nét quan trọng trong ý thức và tâm lý người Việt Nam. Người Việt không chỉ có cộng đồng về huyết thống mà còn có cộng đồng dân cư xóm làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng theo lứa tuổi. Những quan hệ cộng đồng nói trên cùng đồng thời tồn tại, không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, cùng là chỗ dựa trong cuộc sống của từng cá nhân, từng gia đình Việt.
Có thể nói, cộng đồng là những điểm tựa của người Việt trong cuộc sống hàng ngày, trong hòa bình cũng như trong chiến tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự thiếu hài hòa trong quan hệ giữa cộng đồng nhỏ với cộng đồng lớn có thể làm nảy sinh tính địa phương, cục bộ trong xã hội cũng như trong quản lý hành chính. Không chỉ có ý thức cộng đồng, người Việt Nam còn có ý thức về 'bản ngã', coi trọng tài năng và nhân cách cá nhân. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, vai trò của mỗi cá nhân đang ngày càng được khẳng định.
Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà 'sống' bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt.
Thường xuyên phải đối mặt với những thử thách của thiên nhiên, người Việt luôn mong muốn một cuộc sống ổn định, hòa nhập vào thiên nhiên và xã hội. Dân tộc Việt Nam luôn sẵn sàng chấp nhận thử thách nhưng không muốn tạo ra sự thử thách và không thích mạo hiểm. Do những hạn chế của điều kiện lịch sử và xã hội, tâm lý bình quân đã trở thành phổ biến trong cộng đồng người Việt.
Phương pháp tư duy của người Việt Nam là cởi mở, dễ dàng chấp nhận các yếu tố bên ngoài phù hợp với mình. Người Việt ham học hỏi và cũng coi trọng học thức. Nhìn chung, chính kiểu tín ngưỡng đa thần, không cuồng tín mà lại dung hợp và hiện thực, cũng với sự ham học hỏi đã tạo nên tư duy của người Việt Nam rộng mở, và dễ hoà nhập với thế giới bên ngoài.
Trải qua thời gian, những tính cách tốt đẹp trên của người Việt Nam vẫn luôn được kế thừa, phát huy, nâng cao và phát triển, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và trào lưu tiến hóa của nhân loại.