Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn ngắn Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

Viết đoạn văn ngắn Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao do VnDoc biên soạn bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu tham khảo để nắm vững kiến thức bài học đồng thời mở mang vốn từ, hoàn thiện bài văn của mình.

Dàn ý Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

Mở đoạn: giới thiệu tác phẩm và dẫn dắt vào nhân vật Huấn Cao.

Thân đoạn:

Nêu những phẩm chất quý báu của nhân vật: là người có tài viết chữ đẹp nổi tiếng, là người anh hùng có thiên lương, vẻ đẹp cốt cách thanh cao.

Đứng trước tình cảm của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho ông lời khuyên quý báu.

Nêu bài học rút ra qua nhân vật này: sống giữ vững cốt cách thanh cao, dũng cảm nhưng cũng tình cảm,…

Kết đoạn: khái quát lại vẻ đẹp của Huấn Cao và ý nghĩa của tác phẩm.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 1

Ở mỗi thời đại, con người lại có những quan điểm sống khác nhau và ngày càng tiên tiến hơn. Tuy nhiên, có những thứ sẽ không bao giờ thay đổi đó chính là thiên lương thanh cao, trong sáng. Một trong những nhân vật có thiên lương trong sáng mà đến tận sau này chúng ta vẫn yêu thương, ngưỡng mộ chính là Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Huấn Cao được nhà văn Nguyễn Tuân mô tả là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp, là trang nam tử hán, đại trượng phu lúc bấy giờ. Do thời thế loạn lạc, ông đã không ngần ngại đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải để rồi bản thân bị gán vào tội phản quốc, trở thành tên tử tù chờ ngày hành hình. Tuy nhiên, điều đó không làm ông sợ hãi mà ngay trong chính cảnh tù đày đó càng làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Trong nhà giam, ông vẫn sống với khí phách hiên ngang của mình, thản nhiên coi thường viên quản ngục, ngạo nghễ nhận những sự thiết đãi mà không hề lo sợ những toan tính. Chính khí phách và tài năng của ông đã làm cho người đọc càng thêm yêu mến, ngưỡng mộ. Huấn Cao là hình tượng đại diện cho những người anh hùng, nhà nho cuối mùa bất đắc trí. Họ có tài năng, trí tuệ nhưng bị bối cảnh xã hội đẩy vào hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt khiến cuộc sống của họ không có được những kết thúc tốt đẹp, nhưng ở họ vẫn luôn ánh lên vẻ đẹp của nhân cách cao thượng. Nhiều năm tháng qua đi nhưng ta vẫn mãi ấn tượng với hình ảnh người anh hùng Huấn Cao với vẻ đẹp của thiên lương sáng chói.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 2

Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 3

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trongnhững cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác củaNguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tácphẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùngHuấn Cao. Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứngsáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗitài hoa.Vì thế, trong truyện Huấn Cao một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngụcông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xảy ra . HuấnCao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là ngườixin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡđã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật HuấnCao.Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa, Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa. Thứ hai, đó là vẻ đẹp thể hiện qua khí phách hiên ngang.Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng. Không những thế ông còn là một người có thiên lương trong sáng bởi sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm, ông còn thấy suýt nữa để mất tấm lòng trong thiên hạ. Như vây, với cách giới thiệu gián tiếp, lối xây dựng nhân vật bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp của Huấn Cao.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 4

Nguyễn Tuân - một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khao khát hướng tới những cái chân, thảo, thiện, mĩ lệ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù”, tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong chuyện với vai trò là một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. Truyện kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 5

Nguyễn Tuân- người một đời đi tìm cái đẹp đã làm nên vẻ đẹp cho sự nghiệp văn chương của chính mình. Với ngòi bút tài hoa, độc đáo, ông đã khắc họa thành công một Huấn Cao không chỉ đẹp trong "Chữ người tử tù" mà còn tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam. Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. Chữ của ông được coi như báu vật ở trên đời. Người ta sẵn sàng đánh đổi tính mạng, nghề nghiệp của mình để có được chữ Huấn Cao. Nét chữ Huấn Cao trở thành niềm mơ ước của đời người, nó thể hiện hoài bão tung hoành, khí phách ngang tàng của con người "chọc trời khuấy nước". Ngoài ra, Huấn Cao còn là một người có lí tưởng, vì nghĩa lớn. Khi bị lãnh án tử hình, Huấn Cao vẫn trung thành với lí tưởng, không vì cái chết, cường quyền mà tỏ ra ân hận với con đường mình đã chọn. Ở Huấn Cao không chỉ sáng lên vẻ đẹp của tài năng, khí phách mà còn ở thiên lương trong sáng. Có thể nói Huấn Cao là bức tranh toàn mĩ cho vẻ đẹp con người.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 6

Truyện ngắn Chữ người tử tù đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao - một con người hội tụ đủ cả vẻ đẹp của tài hoa, khí phách, thiên lương. Đó là cái tài trong nghệ thuật thư pháp, cái tâm trong sáng và khí phách bất khuất, hiên ngang. Trước hết, Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm với vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa. Kẻ từ tù này có tài năng nghệ thuật thư pháp – nghệ thuật viết chữ Hán. Một nét đẹp nghệ thuật đòi hỏi con người có những am hiểu về loại chữ tượng hình với ý nghĩa sâu sắc, phải viết được những nét chữ mềm mại thanh thoát, vừa thể hiện nét đẹp tâm hồn, hoài bão, chí hướng ở đời người. Không chỉ được tô đậm chân dung bởi vẻ đẹp tài hoa trong nghệ thuật thư pháp, Huấn Cao còn nổi bật với vẻ đẹp từ khí phách hiên ngang của người anh hùng “chọc trời khuấy nước”. Phẩm chất của người nghệ sĩ không chỉ dừng lại ở tài năng sáng tạo mà còn ở thiên tâm trong sáng, chính trực trước cái đẹp do mình sáng tạo ra. Nhân vật Huấn Cao hội tụ cả hai phẩm chất này. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao với những vẻ đẹp lý tưởng, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 7

Nguyễn Tuân là một tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam với ngòi bút vô cùng tài hoa, uyên bác. Quan điểm sáng tác của ông cũng thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, chính điều này đã làm nên thành công vang dội cho tác giả. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến là “Chữ người tử tù” được rút từ tập “Vang bóng một thời”. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả. Huấn Cao vốn là một nhà nho yêu nước cuối mùa bất đắc chí. Ông nổi tiếng khắp vùng vì viết chữ đẹp, ai có được chữ của ông Huấn trong nhà thì quý hơn vàng. Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng, luôn hướng đến cái thiện và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Tuy nhiên do thời thế thay đổi, con người đó đã phải đứng lên làm một kẻ cầm đầu bọn phản loạn chống lại triều đình để đòi lại công bằng cho người dân. Chính nghĩa khí này đã biến ông thành một người tử tù tội ác tày đình không nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông. Vẻ đẹp của Huấn Cao được bộc lộ rõ nét hơn khi ông bị giam vào ngục. Với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình. Ông luôn thể hiện thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối diện với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt viên quản ngục và thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Nhưng khi nhận ra tấm lòng, chân tình của viên quản ngục, Huấn Cao vô cùng xúc động và thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ về vị quan này. Và một khung cảnh mà làm nổi bật được hình tượng Huấn Cao chính là cảnh cho chữ, giữa một không gian tối tăm, chật chội, u ám, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián, nhưng Huấn Cao cổ đeo gông từ những tay vẫn thảo những nét chữ như rồng bay phượng múa. Còn viên quản ngục khúm núm mài nghiên mực, không khí lúc đó hoàn toàn rất trang nghiêm và linh thiêng. Đó là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Người có vị thế khúm núm, kính trọng một người tử tù đang đợi ngày ra hành hình. Còn người tử tù thì hiên ngang giữa trời đất, như một bậc thầy dạy dỗ viên quan và khuyên viên qua thay đổi cách sống. Có thể thấy, cái đức, cái tâm của Huấn Cao đã vượt qua mọi ranh giới và trở nên bất tử dù ông không còn sống trên đời. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác và cái đẹp cũng như niềm đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là sự hi sinh cho cái đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Có thể nói "Chữ người tử tù" với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao mẫu 8

Nguyễn Tuân, nhà văn luôn tìm kiếm cái đẹp, không ngừng khao khát cái chân, thiện, mĩ. Trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, nhân vật Huấn Cao hiện lên như một người tài hoa, khí phách kiên cường và thiên lương trong sáng. Huấn Cao, kẻ đứng đầu bọn phản loạn, chống lại triều đình, hiện lên với hình ảnh một tử tù mang tài viết chữ đẹp nổi tiếng. Mặc dù bị gông, nhưng ông vẫn sở hữu tài viết chữ Hán nhanh và đẹp, khiến viên quản ngục luôn khao khát có được chữ của ông. Tuy nhiên, Huấn Cao thể hiện sự khí phách kiên cường qua việc khinh thường lính quản ngục và những trò hèn mọn của họ. Ông không chịu khuất phục trước quyền lực hay tiền bạc, luôn giữ thái độ bình thản khi đối mặt với viên quản ngục, và nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không chút suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa, Huấn Cao còn có thiên lương trong sáng, điều này khiến ông được nhiều người ngưỡng mộ. Tác phẩm là một áng văn chương vĩnh cửu, phản ánh sự tài hoa, uyên bác và niềm đam mê cái đẹp của Huấn Cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Cánh diều

    Xem thêm