Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. Tài liệu được tổng hợp ngắn gọn và chính xác sẽ giúp các bạn học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn tham khảo.

1. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận mẫu 1

1.1. Luyện tập trên lớp

Câu 1 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 1)

a, Trong bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

+ Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận: khô khan, thiên về lý tính

+ Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho bài văn nghị luận

b, Bài văn thuộc một kiểu văn bản chính, kiểu văn bản chính dứt khoát văn bản nghị luận

+ Các yếu tố kẻ, tả, biểu cảm chỉ là yếu tố kết hợp, chúng không thể làm thay đổi đặc trưng chính của văn bản nghị luận

Câu 2 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Vận dụng kết hợp phương thức thuyết minh trong bài văn nghị luận

Thuyết minh là trình bày, giới thiệu nhằm làm rõ các đặc điểm cơ bản, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng tự nhiên

+ Đoạn trích, người viết muốn khẳng định sự cần thiết của chi tiêu GNP (GDP)

+ Tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết, tác giả vận dụng thêm thao tác thuyết minh: ngoài kiến thức cung cấp cho người đọc về chỉ số SDP và GNP

- Ý nghĩa và tác dụng của thao tác thuyết minh:

+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại hiểu biết thú vị

+ Mang lại thông tin cụ thể, chính xác của vấn đề khoa học

Câu 3 (trang 159 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Viết văn nghị luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”

- Nhà văn bạn hâm mộ là ai (tên, tuổi, quê quán, thời đại, tác phẩm chính…)

- Lý do bạn ngưỡng mộ nhà văn đó

- Ước muốn, nguyện vọng của bạn đối với nhà văn mình ngưỡng mộ

Bài văn tham khảo: Nhà văn mà tôi hâm mộ

Trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại, người để lại trong lòng độc giả cũng như những nhà phê bình văn học sắc sảo niềm tiếc nuối lớn nhất là nhà văn Nam Cao. Chúng ta nhận ra trên trang viết của Nam Cao dấu hiệu của tài năng có một không hai trong nền văn học nước nhà. Nếu bom đạn chiến tranh không cướp đi sinh mạng của ông thì hẳn Nam Cao sẽ mang lại vẻ vang cho cả một dân tộc. Nhưng tôi yêu mến Nam Cao không hoàn toàn bởi những điều chúng ta vẫn tiếc nuối về ông. Tôi hâm mộ nhà văn này bởi quan niệm sống và viết và bởi sự nặng lòng của nhà văn dành cho người nông dân Việt Nam.

Sinh ra ở vùng quê Hà Nam, Nam Cao là một người trí thức chân chính. Những điều kì lạ là trong khi nhiều nhà văn đặt nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của mình lên trên hết thì Nam Cao lại làm khác. Dĩ nhiên đã là nhà văn thì phụng sự nghệ thuật, đam mê sáng tác là lẽ thường tôi không có ý trách. Song chính điều đó càng khiến Nam Cao nổi bật bởi ông đã vượt qua cái lẽ thường ấy của cuộc sống. Không coi sáng tác là nhiệm vụ số một thì nhà văn coi trọng điều gì? Trong những năm tháng chống Pháp gian khổ, Nam Cao gác bút lên đường ra mặt trận, trực tiếp cầm sùng chiến đấu. Nhà văn quan niệm "Sống đã rồi hãy viết". Đó là một quan niệm sâu sắc. Phải sống đầy đủ với cuộc đời rồi với cuộc đời rồi mới viết. Phải cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan, mọi cảm xúc, cảm giác của bản thân rồi mang những cảm nhận máu thịt đó của mình lên trang viết. Khi ấy người nghệ sĩ mới có thể chuyển tải đầy đủ, chân thật bản chất cuộc sống đến với độc giả. Trong lời phát biểu của Nam Cao, ta nhận thấy một nhiệm vụ thiêng liêng của văn học: nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Không phải đến tận những năm sau cách mạng tháng 8 Nam cao mới có tư tưởng vĩ đại đó.

Trước cách mạng, trong truyện "Giăng sáng" ông đã từng viết "Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia cất lên từ những kiếp lầm than" vậy là ngay từ sớm Nam Cao đã ý thức được vai trò của người cầm bút là bám sát với đời sống thực tại của nhân dân đề phản ánh và đồng cảm với nó.

Xuất phát từ quan niệm ấy, trước cách mạng ngòi bút Nam cao theo sát đời sống khổ ải, bần cùng của người nông dân đương thời. Đọc văn Nam cao, người đọc bị ám ảnh nặng nề bởi cái đói quay quắt. Cái đói dường như là căn bệnh di căn lây với tốc độ khủng khiếp trên trang viết của ông. Người đọc sợ hãi khi lật giở những trang truyện ngắn của ông. Sợ hãi bởi phải đối mặt cái khổ đau, những cảnh tượng, những vấn đề nhân bản.

1.2. Luyện tập

Bài 1 (Trang 161 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Cả hai nhận định đều đúng:

+ Bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn khi kết hợp với các phương thức biểu đạt nếu không rõ dễ sa vào trừu tượng, khô khan

+ Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán

Câu 2 (trang 161 ngữ văn 12 tập 1)

Viết về chủ đề: Ô nhiễm môi trường

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Thực trạng nguồn nước, không khí, nguồn thực phẩm… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra cách thức để khắc phục tình trạng trên. Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ, sự chung tay của tất cả mọi người. Năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt trên biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị khiến dư luận hoang mang. Nguyên nhân do có hàng tỉ tấn chất thải độc hại của công ty Formosa thải trực tiếp ra biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nặng nề trực tiếp tới đời sống của chúng ta, vì vậy cần phải có nhưng biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra, để môi trường sống của chúng ta trong lành hơn, tốt đẹp hơn.

2. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận mẫu 2

2.1. Luyện tập 1

1. Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, hãy trả lời các câu hỏi:

a. Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức diễn đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?

b. Muốn cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

a. Vì:

- Làm mềm tính khô khan của văn nghị luận

- Đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.

b. Cần chú ý:

- Không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của văn học.

- Các yếu tố làm nền cho quá trình nghị luận.

2. Vận dụng kết hợp phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, cần biết vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh. Như vậy có đúng không? Vì sao? (SGK Ngữ Văn 12 tập 1, tr.158-159)

Trả lời:

- Đúng.

- Vì:

sự vật và sự việc nhất là đời sống con người luôn muôn hình muôn vẻ vì vậy cần nhìn nhận chúng trong vòng quay biện chứng, kết hợp nhiều yếu tố để thấy rõ được sự vật nhất.

nếu chỉ nhìn dưới góc độ một phương thức sẽ dẫn đến sự khô khan, phiến diện

3. Viết bài văn nghị luận với chủ đề: “Nhà văn mà tôi hâm mộ”.

Trả lời:

MB: giới thiệu về nhà văn

TB:

+tên, tuổi, quê quán,gia đình của nhà văn:....?

+ Phong cách nghệ thuật của nhà văn?

+ Tác phẩm chính tiêu biểu của nhà văn đó, tác phẩm mà em tâm đắc

+ giải thưởng mà nhà văn từng đạt.

+ điều gì khiến nhà văn trở thành nhà văn mà em hâm mô ( tính cách, nghị lực cuộc đời hay sự nghiệp sáng tác….?)

+đánh giá vấn đề cần nghị luận: bài học cho bản thân như thế nào, cách mà nhà văn để lại ấn tượng cho bản thân là gì ?

KB: khẳng định lại vấn đề

2.2. Luyện tập 2

1. Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao? (SGK)

Trả lời: Cả hai nhận định đều đúng, vì:

khi sử dụng kết hợp các thao tác sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn tất cả các khía cạnh của vấn đề, sự vật, hiện tượng hiện lên sinh động, giúp bài viết, rõ ràng hấp dẫn thuyết phục hơn.

văn nghị luận phải có sự kết hợp các thao tác khác để bài viết được nhìn nhận một cách tổng quát vấn đề bởi vì “ văn học vừa phải giống, vừa không giống, giống quá thì mị đời, không giống thì dối đời”. sự kết hợp các thao tác sẽ biến bài văn nghị luận trở nên sâu sắc, phong phú, lôi cuốn hơn

2. Viết bài văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong cuộc sống. (ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông...v...v)

Trả lời:

- Giới thiệu vấn đề

- Giải thích khái niệm

- Thực trạng

- Nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

- Để lại hậu quả gì?

- Bài học hành động

(Lưu ý: Sử dụng các thao tác lập luận để bài viết được cuốn hút hơn)

Mời các bạn tham khảo thêm soạn bài Ngữ văn 12 dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12, Soạn bài lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 12

    Xem thêm