Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Viết bài làm văn số 2 - Nghị luận xã hội

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Soạn bài Viết bài làm văn số 2 - Nghị luận xã hội. Nội dung tài liệu được tổng hợp ngắn gọn và chi tiết sẽ giúp các bạn nắm chắn bài học một cách đơn giản. Mời các bạn tham khảo.

Soạn bài Viết bài làm văn số 2-Nghị luận xã hội ngữ văn 12

1. Soạn bài: Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội mẫu 1

1.1. Đề 1: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Dàn ý

* Thực trạng của tai nạn giao thông:

- Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội.

- Mỗi người chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ cần nêu cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm để hạn chế những vụ tai nạn giao thông.

* Hậu quả của vấn đề

- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

- Gây ra những nỗi mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

* Nguyên nhân

- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, chưa tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.

- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông.

- Sự hạn chế về sơ sở vật chất: chất lượng đường thấp,...

* Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ trường lớp, bản thân mỗi cá nhân tự giác tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và quy định giao thông.

- Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ, không dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, không vượt đèn đỏ, đi sai phần đường, không lái xe khi chưa đủ độ tuổi cho phép...

- Tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.

1.2. Đề 2: Hiện nay, ở nước ta nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

Dàn ý

- Thông tin về thực trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ: Làm rõ tình trạng sống của trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống ở các thành phố thị trấn (các em không có nơi nương tựa, cuộc sống vất vả, thiếu thốn...).

- Nguyên nhân của tình trạng ấy.

+ Cha mẹ bỏ rơi, cha mẹ mất sớm, li hôn (Nguyên nhân quan trọng nhất, phổ biến nhất).

+ Do nghèo đói, hoặc bị gia đình ruồng bỏ...

- Thông tin về việc các tổ chức xã hội, cá nhân giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ: Phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” đã và đang xuất hiện nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận các em về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp...

- Ý nghĩa của hành động trên

+ Thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

+ Mang ý nghĩa thiết thực và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

- Liên hệ bản thân: Phải biết yêu thương và chia sẻ hơn nữa với những số phận bất hạnh bằng những việc làm cụ thể: giúp đỡ, tham gia các hoạt động từ thiện...

1.3. Đề 3: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Dàn ý

- Giải thích

+ “Tiêu cực trong thi cử”: là những hành vi gian lận trong thi cử như mang tài liệu hay những thiết bị không được cho phép vào phòng thi.

+ “Bệnh thành tích trong giáo dục”: Là hiện tượng chạy theo những danh hiệu thi đua của giáo viên, học sinh, các phòng ban giáo dục,..gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng năng lực và trình độ.

- Nguyên nhân: Muốn có thành tích nhưng bản thân không có đủ năng lực: học sinh kém vẫn mong muốn được là “học sinh giỏi”, thầy cô muốn xây dựng thương hiệu cho bản thân “thầy giáo giỏi”, nhà trường các phòng ban muốn có thành tích nhưng chưa đủ thực lực...

- Hậu quả:

+ Đây là một hiện tượng xấu gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành Giáo dục:

+ Học sinh: tạo tâm lí ỷ lại, không phát huy được năng lực học tập...

+ Với giáo viên: đánh mất lương tâm nghề nghiệp không phát huy được những năng lực và không đổi mới phương pháp giảng dạy,...

+ Với ngành giáo dục: trì trệ, tụt hậu, kém phát triển.

- Giải pháp

+ Học sinh: phát huy năng lực học tập, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện...

+ Giáo viên: nâng cao chất lượng giảng dạy, tránh giáo điều, dập khuôn, máy móc...

+ Nhà truờng các phòng ban luôn nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục, phải quán xuyến, nhắc nhở và xử lí nghiêm khắc các hành vi vi phạm.

- Liên hệ bản thân: rút ra bài học cho bản thân

2. Soạn bài: Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội mẫu 2

2.1. Đề 1: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Nêu vấn đề: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.

- Giao thông là hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội.

- Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn các vụ tai nạn đường bộ.

a. Nguyên nhân dẫn đến Tai nạn giao thông:

- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...

- Chủ quan:

+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.

+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.

b. Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...

Theo số liệu thống kê của WHO (Tổ chức y tế thế giới): Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.

Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:

  • Tai nạn giao thông ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý.
  • Tai nạn giao thông gây rối loạn an ninh trật tự.
  • Tai nạn giao thông gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế.
  • Tai nạn giao thông làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động.
  • Do đó, giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội.

c. Thanh niên, học sinh cần có hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông.

- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu "Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", "An toàn là bạn, tai nạn là thù"...

- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm an toàn giao thông.

2.2. Đề 2: Hiện nay, nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh chị hãy bài tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Giải quyết vấn đề:

* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:

- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.

- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

* Nguyên nhân

- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).

- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).

- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

* Ý nghĩa:

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình (Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An (Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II (Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO (Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...

* Quan điểm và biện pháp nhân rộng

Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

Biện pháp nhân rộng:

  • Dùng biện pháp tuyên truyền.
  • Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
  • Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
  • Thành lập đội thanh niên tình nguyện

2.3. Đề 3: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".

1. Tìm hiểu đề

Nội dung bình luận: hiện tượng tiêu cực trong thi cử hiện nay….

Kiểu bài: nghị luận xã hội với các thao tác bình luận, chứng minh…

Tư liệu: trong đời sống xã hội.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…

b. Thân bài:

- Phân tích hiện tượng.

+ Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình…

+ Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường.

--> Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

- Bình luận về hiện tượng:

+ Đánh giá chung về hiện tượng.

+ Phê phán các biểu hiện sai trái: Thái độ học tập gian lận; Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.

c. Kết bài

- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.

- Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.

3. Soạn bài: Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội mẫu 3

3.1. Đề 1

1. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảmthiểu tai nạn giao thông.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài:

– Tai nạn giao thông là vấn đề quốc nạn, mỗi ngày cướp đi hàng chục sinh mệnh, làm bị thương hàng chục người, phá hỏng nhiều tài sản cá nhân và xã hội.

– Vấn đề cần đặt ra là tuổi trẻ học đường cần phải hành động như thế nào để hạn chế những tai nạn thảm khốc đó?

2. Thân bài:

a) Tai nạn giao thông là vấn đề cấp thiết và nhức nhối nhất vào thời điểm thực tại ở nước ta, mỗi năm cướp đi sinh mạng của nhiều nghìn người.

- Bình quân mỗi ngày chúng ta có khoảng 40 người chết và bị thương do tai nạn giao thông.

- Nhiều người phải mang di chứng tàn tật suốt đời. Đây là vấn đề nhức nhối cho mỗi một cá nhân bị tai nạn và là gánh nặng cho cả gia đình lẫn xã hội. Những người này không chỉ không còn khả năng lao động mà còn kéo theo những dịch vụ chăm sóc y tế, sức khoẻ và dinh dưỡng từ cộng đồng.

- Nguy hại hơn, đại đa số người bị tai nạn là ở độ tuổi lao động. Độ tuổi có nhiều đóng góp cho gia đình, xã hội. Một khối lượng tài sản lớn không được làm ra mà phải bị tiêu tốn nhiều của cải vật chất cho họ.

- Giảm thiểu tai nạn giao thông có ý nghĩa bức thiết, lớn lao đối với toàn xã hội. Không ngăn chặn được vấn đề tai nạn giao thông thì không những về phương diện tinh thần mà cả về phương diện vật chất cũng chịu tác động nghiêm trọng. Nó sẽ là bước cản lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước.

b) Là những chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi trẻ học đường cần suy nghĩ và hành động thiết thực để giảm thiểu tai nạn giao thông.

-Trước hết cần tìm hiểu và học tập về luật an toàn giao thông. Phải có bằng lái xe trước khi tham gia giao thông.

- Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông khi tham gia giao thông. Ví dụ: đi xe đúng làn đường qui định, không dừng đỗ trái phép, không phóng nhanh vượt ẩu, đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy...

- Giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho mọi người. Có thái độ phê phán với những người có biểu hiện coi thường và không chấp hành luật an toàn giao thông.

3. Kết luận:

- Tai nạn giao thông rất đáng sợ nhưng chúng ta có thể hạn chế được nó.

- Chỉ bằng cách duy nhất là tìm hiểu và thực hiện đúng luật an toàn giao thông.

- Tuổi trẻ học đường cần nghiêm chỉnh thực hiện, bên cạnh đó nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

3.2. Đề 2

2. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thunhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài:

- Tình trạng trẻ em lang thang, không gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội. Vì những cảnh ngộ khác nhau, các em phải tự vào đời kiếm sống. Trong khi đó, những cám dỗ xấu, nhiều kẻ xấu luôn lợi dụng các em để làm những việc bất chính.

- Giải pháp thu nhận và giáo dưỡng những trẻ em này là việc làm thiết thực của bất kì một quốc gia tiên tiến và nhân đạo nào.

2. Thân bài:

- Trẻ em lang thang cơ nhỡ là những mảnh đời khốn khó, tội nghiệp. Bản thân các em đâu có muốn một cuộc sống như thế, nhưng các em không có sự lựa chọn và cha mẹ các em cũng đâu có muốn để con mình rơi và cảnh ngộ đó.

- Các em có thể làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như đi bán báo, bán vé số, đánh xi giày... Trong những tình cảnh khốn cùng nhất, các em phải ăn xin, thậm chí là trộm cắp để có miếng ăn. Để có chỗ ngủ, các em phải tìm đến với đủ loại xó xỉnh để tìm được nơi giữ được chút hơi ấm qua đêm dài giá rét. Cạnh tranh để sinh tồn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các em.

- Sự thiếu thốn, đói khổ sẽ khiến nhân cách các em lệch lạc, khi trưởng thành, các em dễ trở thành tội phạm, người xấu, người ác..

- Mối quan tâm của xã hội và những nhà hảo tâm đối với các em là vô cùng cần thiết. Ở đây không chỉ là vấn đề từ thiện, là vấn đề nhân đạo tức thời mà là hành động có ý nghĩa vĩnh viễn, một chiến lược nhân đạo về con người. Khiến một người trở thành một công nhân tốt là khiến cho xã hội ấy tốt đẹp hơn mấy phần.

– Sự quan tâm đến số phận cá nhân là sản phẩm của một xã hội văn minh, nhân đạo. Trong những ngôi nhà tình thương ấy, trẻ em lang thang có đủ lượng thực để ăn, có đủ áo ấm để mặc, có đủ sách vở để học hành, có đủ tình thương, tình đồng loại để sống như một con người đứng nghĩa, được yêu thương và yêu thương mọi người.

3. Kết bài:

- Yêu thương và hành động vì những mảnh đời cơ nhỡ là việc làm thiết thực và cần thiết.

- Trẻ em lang thang, đói rách không có tội mà tội lối lớn nhất là ngoảnh mặt lại, không cho chúng một cơ hội để làm người.

3.3. Đề 3

3. Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài:

- Giáo dục luôn được mọi xã hội quan tâm. Giáo dục là kết tinh cao nhất tất cả các giá trị văn minh của một thời đại, một xã hội. Không có giáo dục sẽ không có tiến bộ xã hội. Giáo dục góp phần rút ngắn quá trình thu thập, lĩnh hội kiến thức để có đủ nhận thức kĩ năng cần thiết để con người tự tin bước vào đời.

- Ở nước ta giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Hằng năm nhà nước đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để xây dựng trường lớp, trả lương cho giáo viên, đổi mới và cải cách chương trình giáo dục và sách giáo khoa… Tuy nhiên, dẫu đã nỗ lực hết sức, nhưng giáo dục của ta còn một số vướng mắc nhất định.

- Cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một cố gắng để chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

2. Thân bài:

- Nói không với những tiêu cực trong thi cử, gồm chống lại và xoá bỏ các biểu hiện sau:

+ Gian lận, quay cóp

+ Học tủ, học lệch

+ Thi hộ, thi kèm

+ Xin nâng điểm, chạy điểm

– Nói không với bệnh thành tích bao gồm các mặt sau:

+ Không chạy đua theo thành tích, không đặt ra vấn đề thành tích làm mục tiêu phấn đấu. Ví dụ: hạ tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp gần như 100% trên phạm vi cả nước.

+ Các Trường, các Sở Giáo dục không đặt vấn đề quá coi trọng, thanh tích như trước.

+ Giáo viên không nâng điểm cho học sinh để thực chất giáo dục và điểm không có sự chênh lệch.

- Bản chất của cuộc vận động này là chống căn bệnh hình thức chủ nghĩa, xoá bỏ những con số giả dối, không phản ánh đúng thực chất chất lượng của nền giáo dục nước nhà.

- Cuộc vận động là một cố gắng để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, giáo dục, đào tạo, để bồi dưỡng được nguồn nhân lực vừa hồng, vừa chuyên, có đủ đức tài để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nén kinh tế tri thức.

- Là học sinh, chúng ta cần làm gì để hưởng ứng cuộc vận động?

+ Nhận thức rõ: đây là một phong trào có ý nghĩa thiết thực, góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

+ Bản thân thực hiện nghiêm chỉnh, không quay cóp, gian lận trong kiểm tra và thi.

+ Không học tủ, học lệch, không học vẹt, học đối phó vì điểm...

+ Học tập, rèn luyện nghiêm túc, hiểu bài và có thể vận dụng linh hoạt kiến thức trong cuộc sống.

+ Động viên và giúp đỡ các bạn khác cùng thực hiện.

3. Kết bài:

- Cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực và vô cùng to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tiêu cực trong thi cử và chạy theo thành tích trong giáo dục là những căn bệnh dai dẳng và rất nguy hiểm.

– Mọi người cần phải có thái độ quyết liệt để căn bệnh này sớm bị xoá sổ, đưa giáo dục nước nhà vào nền giáo dục tiên tiến của thời đại.

Mời các bạn tham khảo thêm soạn bài Ngữ văn 12 dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Viết bài làm văn số 2 - Nghị luận xã hội. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn 12, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 12

    Xem thêm