Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống ngắn gọn
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 12 bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống, qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ học tốt Ngữ văn 12 một cách đơn giản. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống ngắn gọn
1. Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống ngắn gọn mẫu 1
1.1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
a, Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận: hiện tượng đời sống: việc sử dụng chiếc bánh thời gian
+ Sử dụng dẫn chứng từ đời sống, các tấm gương tiêu biểu
+ Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận
b, Lập dàn ý
MB: Giới thiệu hiện tượng cần lập luận
TB:
+ Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân: dành thời gian cho những người bị ung thư giai đoạn cuối
+ Phân tích hiện tượng Nguyễn Hữu Ân: thể hiện đức tính tốt đẹp, lối sống tốt đẹp, có ích
+ Hiện tượng có ý nghĩa giáo dục rất lớn với thanh thiếu niên
+ Biểu dương việc làm của Nguyễn Hữu Ân, khẳng định xã hội có nhiều bạn trẻ cũng đã và đang có suy nghĩ đẹp, lối sống đẹp cho xã hội
+ Nêu lên một bộ phận thanh niên sống tiêu cực: vô cảm, lãng phí thời gian vào trò vô bổ
KB: Rút ra bài học cho bản thân từ hiện tượng bàn luận
1.2. Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng sai, lợi hại, chỉ rõ thái độ, nguyên nhân
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội
- Diễn đạt mạch lạc, sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm
1.3. Luyện tập
Bài 1 (trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 1)
a, Nội dung: vấn đề bản luận: hiện tượng thanh niên (những năm 20 của thế kỉ XX) sống không có lý tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ biết vui chơi, hưởng thụ
b, Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bình luận
c, Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục
d, Bài học: cần chủ động, tích cực, sống trách nhiệm và tự trọng
Bài 2 (trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 1)
MB: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung về hiện tượng “nghiện in-ter-net và ka-ra-o-ke"
TB
- Ka-ra-o-ke là hình thức giải trí, giảm căng thẳng, giúp mọi người gần nhau hơn
- In-ter-net ngoài giải trí còn cung cấp các kiến thức bổ ích, giúp tiếp cận thông tin nhanh, đa dạng, tiện lợi
- “Nghiện” ka-ra-o-ke và Internet là dành quá nhiều thời gian, chểnh mảng học hành tu dưỡng
* Nguyên nhân:
- Do lười biếng, ham mê hưởng thụ, không hình thành được lý tưởng, mục đích sống
- Chưa được giáo dục tốt
* Hậu quả
- Phê phán thói xấu: tiêu phí thời gian, tiền bạc, lười học, nhiễm thói xấu, trí tuệ
* Khắc phục
- Tập trung vào việc học tập, rèn luyện đạo đức
- Hình thành lối sống tích cực
KB: Rút ra bài học từ hiện tượng nghị luận
2. Soạn văn: Nghị luận về một hiện tượng đời sống (siêu ngắn) mẫu 2
2.1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a, Tìm hiểu đề
- Hiện tượng: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” – chăm sóc cho mẹ và những người bị bệnh hiểm nghèo.
- Những ý chính cần có:
+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
+ Lấy dẫn chứng về những tấm gương sáng về lòng vị tha: thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
+ Bên cạnh đó, vẫn còn một số lối sống ích kỷ, vô tâm của một số thanh niên...
+ Dẫn chứng: Từ thực thế cuộc sống.
+ Cần vận dụng các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b, Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai ?”
* Thân bài
- Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.
- Phân tích hiện tượng.
- Ý nghĩa, bài học rút ra.
- Mở rộng vấn đề
* Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.
Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
- Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
2.2. Luyện tập
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
a, * Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: Nhiều thanh niên, sinh viên VN du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ để học tập, rèn luyện để trở về góp phần xây đất nước.
* Hiện tượng ấy diễn ra: Diễn ra vào đầu thế kỉ XX.
b, Các thao tác lập luận
- Phân tích: mải chơi bời, không làm gì cả, sống già cỗi, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.
- So sánh: nêu hiện tượng thanh niên sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
- Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”.
c, Cách dùng từ, nêu dẫn chứng xác thực, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các cau tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán.
d, Xác định lí tưởng sống, mục đích sống, thái độ học tập đúng đắn.
Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện Internet
Lập dàn ý
a, Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận
b, Thân bài
- Giải thích vấn đề
+ In - ter - net là một phương tiện thông tin bổ ích giúp cho con người – đặc biệt là sinh viên, học sinh có thể tra cứu những thông tin cho việc học tập.
+ Ka - ra - ô - kê là một loại hình giải trí lành mạnh, sinh viên sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng.
- Thực trạng vấn đề
+ Bên cạnh những lợi ích mà hai loại hình trên mang lại, ở nhiều bạn trẻ thì Ka- ra - ô - kê và in - ter - net vẫn bị lạm dụng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
+ Tình trạng nghiện đang là “phong trào” sôi nổi trong giới trẻ hiện nay.
- Nguyên nhân
+ Chủ quan: Do ham chơi thiếu ý thức học tập...
+ Khách quan: Do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, thiếu sự quan tâm của gia đình...
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến thời gia, sức khỏe, tiền bạc.
+ Ảnh hưởng xấu đến tác phong đạo đức, lối sống..
- Biện pháp giải quyết:
+ Cần phải có những biện pháp thích hợp
+ Phụ huynh cần quan tâm tới con em nhiều hơn.
+ Nhà trường cần có các biện pháp kỉ luật.
+ Bản thân mỗi học sinh cần có ý thức...
- Liên hệ và mở rộng vấn đề
c. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân trước hiện tượng trên.
3. Một số dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống
Dàn ý Nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Ngày nay, mạng xã hội Facebook vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng Facebook, người người sử dụng Facebook.
Mỗi người đều có cho mình một tài khoản Facebook riêng để truy cập, kết nối với bạn bè, người thân, có người có đến hai hoặc nhiều tài khoản Facebook.
Facebook là mạng xã hội lớn nhất hiện nay, hàng ngày có một lượng lớn người dùng truy cập, đâu đâu cũng bắt gặp người sử dụng Facebook, từ đó dẫn đến hiện tượng lạm dụng mạng xã hội Facebook.
b. Nguyên nhân
Do nhu cầu của con người: muốn kết nối với bạn bè, người thân, chia sẻ những khoảnh khắc, kỉ niệm của mình.
Do tính hiếu kì, muốn biết “hình thù” Facebook, muốn đua đòi theo bạn bè.
c. Hậu quả
Hậu quả của việc sử dụng Facebook hiện nay phải kể đến đó chính là con người lãng phí quá nhiều thời gian cho Facebook mà không còn quan tâm đến những hoạt động bên ngoài.
Sử dụng Facebook nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người như: cận thị do ánh sáng xanh và nhiều bệnh khác,…
Việc sử dụng Facebook quá nhiều vô hình tạo ra khoảng cách giữa con người ngày càng lớn.
d. Phản đề
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ định những lợi ích mà Facebook mang lại: nó giúp chúng ta liên lạc, kết nối với những người bạn ở xa một cách rõ ràng, trên mạng cũng có rất nhiều thông tin hữu ích mà con người có thể tra cứu ở mọi nơi,…
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay; đồng thời liên hệ bản thân.
Dàn ý nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.
Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.
Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…
b. Nguyên nhân
Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,…
Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…
c. Hậu quả
Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.
Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…
Nền giáo dục ngày càng đi xuống.
d. Giải pháp
Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.
Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.
Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống ngắn gọn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn 12, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.