Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

Soạn bài lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) là tài liệu học tốt Ngữ văn 12, giúp các bạn học sinh nắm bắt được nội dung chính trong bài, từ đó có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bài soạn bài lớp 12 này còn bao gồm lời giải của các bài tập giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) mẫu 1

1.1. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

1.1.1. Tình cảm

Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt bởi như Hồ Chí Minh từng nói: “Tiếng nói là thứ của cái vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng sâu rộng”

1.1.2. Nhận thức

- Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi mỗi người phải có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt (hiểu biết về chuẩn mực, quy tắc trên các mặt: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản,…)

- Muốn có hiểu biết, cần trau dồi, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sách báo, học tập.

1.1.3. Hành động

Hoạt động sử dụng tiếng Việt yêu cầu tuân thủ đúng các quy tắc, chuẩn mực ngôn ngữ tiếng Việt. Nói, viết đúng quy tắc là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự trong sáng của tiếng Việt.

1.2. Luyện tập

Câu 1 (trang 44, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Câu (a) chưa thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt vì câu văn chưa tuân thủ quy tắc ngữ pháp, câu không có cả chủ ngữ và vị ngữ

- Các câu còn lại thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt vì câu có đầy đủ các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, từ ngữ chính xác, diễn đạt trôi chảy.

Câu 2 (trang 45, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Từ nước ngoài không cần thiết sử dụng: Valentine

2. Soạn bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) mẫu 2

2.1. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Đó chính là trách nhiệm đối với tiếng mẹ đẻ của mình.

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người khi nói hoặc viết cần thực hiện được những yêu cầu sau:

a. Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt. Mỗi người cần thấy rằng: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm nó phổ biến và ngày càng rộng khắp”. (Hồ Chí Minh)

b. Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, sao cho lời nói thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả cao nhất.

c. Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và về các đặc điểm phong cách. Muốn vậy, mỗi cá nhân cần luôn trau dồi lời ăn tiếng nói của mình theo tinh thần của câu châm ngôn “học ăn, học nói, học gói, học mở” để nói đúng, viết đúng và nói hay, viết hay, đạt được mức độ “lời hay, ý đẹp” và có tính lịch sự, văn hóa.

d. Cần tránh những câu nói thô tục, kệch cỡm, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng, tuy rằng vẫn cần tiếp nhận những từ ngữ hoặc cách diễn đạt có giá trị tích cực của ngôn ngữ khác.

2.2. Luyện tập

1. Trong 4 câu a, b, c, d thì câu a không trong sáng do từ đòi hỏi không cần thiết, nếu bỏ từ này thì câu văn sẽ đạt được sự trong sáng. Ba câu b, c, d là những câu trong sáng do viết đúng ngữ pháp, câu đủ thành phần, diễn đạt trong sáng.

2. Từ nước ngoài không cần thiết sử dụng vì đã có từ Việt thay thế: Valentine (ngày Valentine - > ngày lễ Tình nhân hoặc ngày Tình yêu).

3. Soạn bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) mẫu 3

3.1. Kiến thức cơ bản

2. Trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt

- Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mọi người phải có nhiều nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức, hành động.

- Phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt, bởi mỗi âm thanh, mỗi từ ngữ, mỗi quy tắc trong tiếng Việt,... đều là di sản quý báu mà bao đời cha ông ta đã để lại.

- Phải có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt đối với chuẩn mực và quy tắc ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu,...

- Phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng và đòi hỏi mọi người có trách nhiệm cao trong hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp (nói hoặc viết). Không sử dụng lối nói lại căng, nói là không theo chuẩn mực.

- Phải bảo vệ và có ý thức về sự phát triển của tiếng Việt. Sáng tạo ngôn ngữ cần phải tuân theo quy tắc chung để đảm bảo yêu cầu trong sáng của tiếng Việt.

3.2. Giải đáp câu hỏi, bài tập

Bài 1, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 44

- Câu b, c, d trong sáng, bởi ba câu này thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và quan hệ ý nghĩa trong câu,

– Câu a không trong sáng, bởi câu a có sự lẫn lộn giữa thành phần trạng ngữ và thành phần chủ ngữ của câu.

Bài 2, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 45

– Trong lời quảng cáo có ba cụm từ cùng biểu hiện một nội dung: Ngày lễ tình nhân, ngày Valentine, ngày Tình yêu.

- Trong tiếng Việt có hình thức ngôn từ biểu hiện: ngày Tình yêu. Đây là từ có nghĩa tương ứng với từ Valentine đồng thời vừa có tác thái biểu cảm phù hợp với tâm lý người Việt.

- Hình thức biểu hiện lễ Tình nhân thì thiên về tình cảm của hai người riêng tư, trong khi đó hình thức ngày Tình yêu hàm nghĩa bao quát hơn.

- Từ Valentine không cần thiết phải sử dụng.

Các tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo). Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã cho chúng ta thấy được nội dung kiến thức bài học cũng như hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 12. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12, Soạn bài lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 2.698
Sắp xếp theo

    Soạn bài lớp 12

    Xem thêm