Soạn văn bài: Dọn về làng

Soạn văn lớp 12 ngắn gọn

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn bài: Dọn về làng, qua bộ tài liệu chắc chắn sẽ là nguồn thông tin hữu ích phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Soạn văn lớp 12 bài Dọn về làng

Dưới đây là Soạn văn bài Dọn về làng bản rút gọn, kích vào đây nếu bạn muốn tham khảo Soạn văn bài Dọn về làng bản đầy đủ.

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Nông Quốc Chân (1923 – 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh, dân tộc Tày, quê ở xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.

Đóng góp nổi bật của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Thơ Nông Quốc Chấn mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.

2. Tác phẩm

Dọn về làng (1950) là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải Nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc – lin, sau đó được dịch đăng lên tạp chí Châu Âu.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả:

* Nỗi thống khổ của nhân dân được diễn đạt rất cụ thể bằng những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân tộc miền núi.

Mấy năm...: thời gian kéo dài.

Quên tết... quên rằm...

Chạy hết núi khe, cay đắng...

Lán sụp, núi khe, vắt bám

Mẹ địu em chạy, con sau lưng tay dắt bà, vai đầy tay nải,...

→ Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.

* Tội ác của giặc

- Nó đốt từng cái lán, vơ hết quần áo trong túi.

- Giặc giết người cha thân yêu → tái hiện những chi tiết xúc động: “cha ngã xuống... cha không biết nói rồi”.

- Hình ảnh người mẹ đau khổ, xót xa:

“Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng

Con cởi áo liệm thân cho bố”

→ Bản cáo trạng tố cáo thực dân xâm lược. Qua đó bộc lộ tinh thần chịu đựng và tình cảm yêu nước của nhân dân.

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng được thể hiện:

* Qua phần đầu bài thơ: được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ:

+ Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng

+ Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn.

+ Chiếm lại các đồn.

+ Sửa nhà phát cỏ... trồng lúa, ngô, khoai.

→ Niềm vui sướng khi trở lại cuộc sống tự do, làm ăn bình thường.

* Phần cuối bài thơ

- Hình ảnh, từ ngữ kết hợp việc sử dụng các động từ:

+ Cười vang

+ Xuống làng

+ Người nói cỏ lay

+ Ô tô kêu vang đường cái

+ Ríu rít tiếng cười con trẻ...

→ Niềm vui, hân hoan khi quê hương lần nữa trở lại cuộc sống thanh bình.

“Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ”

=> Lời khẳng định thể hiện sự quyết tâm, hứa hẹn.

Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Màu sắc dân tộc được thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả:

- Lối diễn đạt giản dị, nhưng dễ hiểu, thể hiện chân thực, đằm thắm của con người miền núi.

- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh: Người đông như kiến, súng đầy như cửi,...

→ Cụ thể, gần gũi.

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn bài: Dọn về làng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu giải bài tập Ngữ văn bài Dọn về làng, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 354
Sắp xếp theo

    Soạn Văn Lớp 12 (ngắn nhất)

    Xem thêm