Soạn văn bài: Thuốc

Soạn văn bài Thuốc ngắn gọn

Để giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 12, VnDoc đã tổng hợp và đăng tải bộ tài liệu: Soạn văn bài: Thuốc, với nội dung chi tiết và ngắn gọn sẽ là nguồn thông tin hữu ích dành cho các bạn học sinh 12 tham khảo để có kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn và thầy cô cùng tham khảo.

Học tốt Ngữ văn 12: Soạn văn bài Thuốc

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Lỗ Tấn (1881- 1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX. Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.

Trước khi học nghề thuốc, Lỗ Tấn từng học nghề hàng hải với mong muốn được đi đây đó để mở mang tầm mắt. Rồi ông lại học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho Tổ quốc. Nhưng đều thất vọng.

Làm văn nghệ, Lỗ Tấn đã chủ chương dùng ngòi bút của mình phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm ra phương thuốc chạy chữa. Ông đã dũng cảm chỉ cho họ thấy bước đi sai nhịp trên con đường hành quân vào tương lai.

Tác phẩm chính: các tập truyện ngắn: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại; các tập tản văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió mòng, Hai lòng,...

2. Tác phẩm

Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. Nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mê muội, lạc hậu, mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện được những người đao phủ làm ngay sau khi khai đao xử tử kẻ thù. Và người ta dùng nó để chữa bệnh lao: con bệnh ăn chiếc bánh bao tẩm máu người ấy.

Ý nghĩa: Chiếc bánh bao tẩm máu người trở thành một liều thuốc. Nhưng đó là một liều thuốc độc hại, thể hiện sự u mê tăm tối vì mê tín dị đoan của những người dân Trung Quốc xưa.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

* Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

- Hạ Du là một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, chiến đấu vì nhân dân lao động.

- Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu được việc Hạ Du làm và không ai ủng hộ.

→ Là một hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng nhưng xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại. Qua hình tượng nhân vật Hạ Du, tác giả muốn bày tỏ lòng kính trọng đối với cuộc cách mạng này.

* Qua cuộc bàn luận trong quán trà, Lỗ Tấn vừa nhắc nhở vừa nghiêm khắc phê phán những người làm cách mạng thời kì ấy đã mắc bệnh xa rời quần chúng, không giác ngộ được tư tưởng cho quần chúng nhân dân.

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa:

- Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du: “Vòng hoa nhỏ, được xếp khum khum, có hoa trắng, hoa hồng đan xen với nhau. Hoa hồng không có gốc, không phải từ dưới đất mọc lên”

- Câu hỏi của bà mẹ Hạ Du “thế này là thế nào?” → vừa nói lên sự bàng hoàng, sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui có người hiểu con mình và hàm chứa đòi hỏi phải có một câu trả lời.

- Một ai đó đã đặt vòng hoa lên mộ Hạ Du thể hiện sự ngưỡng mộ, biểu lộ chí hướng con đường của anh đã lựa chọn: làm cách mạng.

- Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự chân trọng, tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng lạc quan vào cách mạng Trung Quốc trong tương lai.

Luyện tập

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Con đường mòn phân chia ranh giới nghĩa địa thành hai phần rõ rệt: bên phải là mộ của người nghèo, bên trái là mộ của những người chết chém.

Ý nghĩa: thể hiện sự lạc hậu của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ, họ coi làm cách mạng là “ làm giặc”, là trái đạo. Hình ảnh con đường mòn được nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm như một ám ảnh về lối sống u mê của người dân Trung Quốc đương thời.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ người tử tù “Thế này là nào?” là sự bàng hoàng, sửng sốt, lạ lẫm của bà mẹ khi ngay cả bà mẹ cũng không hiểu ý nghĩa việc làm của con trai mình. Câu hỏi bâng khâng, có chút gì đó băn khoăn, đau khổ vừa ẩn chứa một niềm vui khi có người đã hiểu việc làm của Hạ Du. Đặt câu hỏi ở cuối truyện, Lỗ Tấn muốn gửi gắm sự day dứt về mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng và cách mạng.

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn bài: Thuốc. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu soạn bài văn mẫu bài Thuốc, đọc lại bài Thuốc, Đề thi học kì 2 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
2 457
Sắp xếp theo

    Soạn Văn Lớp 12 (ngắn nhất)

    Xem thêm