Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Soạn văn 12 Bắt sấu rừng U Minh Hạ do Sơn Nam sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo, giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 12 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình.

1. Soạn bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) mẫu 1

1.1. Câu 1: Thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ

– Thiên nhiên:

+ Rừng tràm xanh biếc.

+ Những cây cỏ hoang dại: lau sậy, mốp, cóc kèn.

+ Ở ngọn rạch Cái Tàu có ao cá sấu “nhiều như trái mù u chín rụng“.

– Con người:

+ Cần cù, mưu trí, gan góc, kiên cường.

+ Có sức sống mãnh liệt.

+ Đậm sâu, ân nghĩa. (Họ thương tiếc những bà con xóm giềng bị “hùm tha bắt sấu“, họ vượt lên gian khó hiểm nguy bằng tài trí và sức mạnh của mình, …)

1.2. Câu 2: Tính cách và tài nghệ của Năm Hên

– Nhận vật ông Năm Hên là hình ảnh tiêu biểu cho người dân vùng U Minh Hạ nói riêng, người dân Nam Bộ nói chung. Ông là người tài trí khác thường, bắt sấu không cần vũ khí, không cần lưỡi câu. Ông bắt sấu trên khô “bằng hai tay không", “chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện", nghĩa là ông sẽ bắt hết ao cá sấu trong thời gian rất ngắn. Ông bắt cả đàn cá sấu chỉ bằng mấy cây mốp tươi và nắm dây cóc kén, đó chính là mưu trí và sự am hiểu tường tận về loài cá dữ này của ông.

– Ông là người giàu nghĩa khí, giàu tình cảm. Ông nói “Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quới đó“.

– Ông bắt sấu vì nghĩa. Nghe đồn có ao cá sấu khiến cho người dân bất an, ông chẳng ngại đường xa đến để trừ tai họa cho họ. Ông bắt sấu còn là để trả thù cho người em trai bị cá sấu ăn thịt và bao nhiêu người bất hạnh đã chết oan vì sấy.

– Ông là người rất tôn kính thổ thần, có tình nghĩa nặng sâu với tổ tiên, với những người đã khuất. Điều này thể hiện qua bài hát của Năm Hên:

"Hồn ở đâu đây
...
Ta thương ta tiếc
Lập đàn giải oan"

Tiếng hát gọi hồn não nùng, bi ai theo ông hằng ngày. Tiếng hát của ông cũng là một sự hóa giải cho những linh hồn bất hạnh, những linh hồn vất vưởng nơi rừng thiêng nước độc.

1.3. Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ

– Lối dẫn truyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.

– Nhân vật giàu chất sống, thể hiện rõ nét tính cách con người Nam Bộ.

– Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ, phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ để khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.

1.4. Câu 4

Tác phẩm không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lý thú khi mở ra thế giới bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực Nam của Tổ quốc mà còn khiến người ta yêu thương, gắn bó một phần đất, phần hồn của quê hương, đất nước mình. Đâu đây vẫn là vẻ đẹp giàu có và khắc nghiệt của đất Việt, vẫn hồn cốt cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời của người Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng đất nước. Sự kì thú khi khám phá những yêu thương, thân gần và một tình cảm tự hào tha thiết. Đó chính là những xúc cảm thẩm mĩ mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc.

2. Soạn bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) mẫu 2

2.1. Câu 1 bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Tập truyện Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam in tại Sài Gòn năm 1967, gồm mười tám truyện ngắn và một bài thơ viết thay lời tựa.

Tập truyện viết về thiên nhiên và con người ở miền cực Nam Tổ quốc, một thế giới hoang vu thuở khai thiên lập địa, dân cư thưa thớt.

Những con người như sinh ra từ bùn lầy, gội mưa tắm nắng, vật lộn với thiên nhiên để sinh sống, thiên nhiên thì giàu có nhưng vô vàn cạm bẫy: trên rừng hùm beo rắn độc, dưới sông thì đầy cá sấu; vào mùa nước nổi, ruộng đồng như biển cả.

Tác phẩm tập trung khắc họa người nông dân thật thà chất phác, trí dũng có thừa, dù nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời và đặc biệt là tinh thần nghĩa hiệp gắn với lòng yêu nước.

Cách thức trần thuật ngắn gọn, cách tạo tình huống li kì hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa đậm nét, tiếng địa phương được sử dụng vừa phải nên ngôn ngữ trong sáng, giản dị... là điểm đặc sắc về nghệ thuật của truyện. Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một trong mười tám truyện ngắn của tập truyện này.

2.2. Câu 2 bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Truyện bắt sấu rừng U Minh Hạ kể về sự kiện bắt đàn cá sấu hung dữ đầy kinh nghiệm và mưu trí của nhân vật Năm Hên.

a. Truyện mở ra một cảnh tượng hoang sơ khủng khiếp của thiên nhiên, một thế giới kì bí, lạ lùng.

Mùa khô nước rút, giữa rừng tram – vương quốc cá sấu, chúng dồn lại trong ao chen chúc những mỏ lên như họng súng thần công, có con sấu già – đốm đỏ ngay giữa tam tinh, nó là con sấu chúa khôn lắm – trợ mắt hướng về lũ người rồi bò thối lui vào giữa lòng ao để thủ thế...

Một cảnh tưởng thật khủng khiếp, vẻ dữ dằn của thiên nhiên đã đe dọa cuộc sống bình yên. Người ăn ong trong rừng mang tin dữ về cho dân làng Khánh Lâm khiến mọi người ai nấy đều dáo dác. Một tai họa đang rình rập nhưng không ai dám ra tay tiêu trừ đàn cá sấu nguy hiểm này.

Dân làng kéo vào rừng chứng kiến đàn cá sấu tận mắt, quá kinh hãi họ im lặng rút lui.

- > Không khí căng thẳng bao trùm ngôi làng. Cách tạo tình huống đầy kịch tính, dân làng đang chờ vị cứu tinh.

b. Bỗng đột ngột xuất hiện một nhân vật kì lạ.

Người đàn ông vừa bơi thuyền ba lá đến địa phận làng Khán Lâm vừa hát những câu hát ảo rão rùng rợn.

Hồn ở đâu đây
Hồn ơi! Hồn hỡi!
Xa cây xa cối
Xa cội xa cành
Đầu bãi cuối gành
Hùm tha sấu bắt...

Tiếng hát gợi đến bao linh hồn oan khổ đã tiên phong mở đường khai phá mảnh đất phương Nam, lần lượt bị vùi xác nơi rừng xanh nước đỏ. Tiếng hát gợi nhớ tổ tiên và nỗi âu lo đang bị thiên nhiên đe dọa nên người già làng Khánh Lâm ai nấy đều sụt sùi. Thì ra đây là vị cứu tinh mà dân làng đang mong đợi.

c. Dân làng đón tiếp trọng thị.

Câu chuyện bên bàn rượu – Năm Hên tự bạch.

Nghe tin nơi nào có sấu phá hại là đến, không cần mời, rất cực lòng khi thấy bà con bị sấu phá hại.

Ông theo nghề bắt sấu là để trả thù cho anh, vì bà con, không bao giờ vì tiền bạc, người khác có thể làm giàu bằng nghề này nhưng ông không màng phú quý.

- > Con người rất mực tình cảm, nghĩa hiệp, tâm hồn trong sáng vô tư và mục đích sống, hành động giản dị mà cao đẹp. Cách giãi bày tâm sự cho thấy tính cách bộc trực, thẳng thắn và khiêm tốn: Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền.

d. Năm Hên bắt sấu.

Trong khi cả làng bó tay ngồi nhìn đàn sấu to lớn, hung dữ thì ông bảo bắt sấu trên cạn bằng tay không. Ông chỉ cần một người dẫn đường, phụ việc và mang theo một chiếc thuổng. Dân làng rất đỗi ngạc nhiên và hồ nghi. Nửa buổi nhìn vào rừng chỉ thấy cột khói đen bay lên rồi tắt. Dân làng tụ tập hồi hộp căng thẳng chờ đợi và chuẩn bị tiệc mừng.

Kết quả bất ngờ, thật ngoài sức tưởng tượng. Mới xế chiều, Tư Hoạch bơi xuồng về báo tin, kéo theo cả đàn sấu bơi theo. Có người tưởng đó là chiêm bao, có người sợ quá toan bỏ trốn. Làm sao có được cảnh tượng này?

- > Cách tổ chức trần thuật, kết cấu chi tiết kiểu che giấu mật mã càng kích thích trí tò mò, làm câu chuyện càng căng thẳng hấp dẫn chờ đợi giãi mã.

Khi kịch tính lên đỉnh điểm: mọi người bơi xuồng ra sông, tận mắt chứng kiến hỏi thăm rối rít thì Tư Hoạch mới chậm rãi tường thuật, giải thích. Cách "mở nút" đã làm nổi bật mưu trí, cái kì tài của Năm Hên và mọi người tôn ông là "bực thánh". Người dân Cái Tàu, Rạch Giá mang ơn ông suốt đời.

Thấy nhiều chiến công mà chưa thấy dũng tướng quay về, cách kết cấu này càng kích thích trí tò mò, chờ đợi. Bỗng Năm Hên xuất hiện nhưng ở một bộ dạng khác.

e. Năm Hên tay huơ bó nhanh nghi ngút khói, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu vừa đi vừa hát càng gợi không khí kì quái rùng rợn.

Năm Hên ở lại cúng bái là muốn giải oan cho linh hồn tổ tiên (theo tục mê tín của người Việt, người mà bị thú dữ ăn thịt thì oan hồn vẫn còn theo con thú đó nên khi nhìn thấy đàn sấu bị kéo về, có người đã đứng khấn vái lâm râm) vì mưu sinh mà bỏ mạng nơi này. Điều này cho thấy sự đồng cảm của Năm Hên đối với những người bất hạnh bị sấu ăn, là mối tình sâu nặng với tổ tiên.

Sự xuất hiện có phần bí hiểm rồi khi kết thúc truyện nhân vật lại xuất hiện hơi kì quái trong khúc hát gọi hồn lặp lại nên tạo được không khí chung của truyện: thế giới thiên nhiên hoang sơ áp đảo con người. Năm Hên là nhân vật có tính cách Nam Bộ rõ nét: sống hồn nhiên giản đơn, bộc trực, khảng khái, giàu tình cảm, nghĩa hiệp và mưu trí.

Nghệ thuật tạo tình huống và kết cấu dẫn dắt truyện hấp dẫn, cốt truyện đơn giản cô đọng. Qua câu chuyện bắt sấu của Năm Hên, tác giả đã miêu tả thiên nhiên nổi bật tài trí của người lao động trong việc chinh phục thiên nhiên để bảo vệ và phát triển cuộc sống.

3. Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ mẫu 3

3.1. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên khai sinh là Phạm Minh Tài, quê ở Kiên Giang.

- Sau năm 1975 là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên ban Chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tác phẩm

- Bắt sấu rừng U Minh hạ rút ra từ tập truyện Hương rừng Cà Mau

3.2. Phân tích tác phẩm

Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):

- Thiên nhiên:

+ Nhiều cây xanh, mọc hoang dại

+ Có nhiều cá sấu

- Con người: chăm chỉ, chịu khó, dũng cảm, lạc quan

Câu 2: (trang 55 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2)

- Tính cách, tài nghệ của nhân vật Năm Hên: tình nguyện bắt cá sấu giúp mọi người và là người có tài bắt cá sấu nổi tiếng.

- Bài hát, bi ai rùng rợn, tưởng nhớ linh hồn của những nạn nhân xấu số bị cá sấu bắt, chết một cách oan ức, trong đó có người anh ruột của ông. Bài hát nói về cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt của những người dân nơi đây.

Câu 3: (trang 55 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2)

- Lối kể chuyện độc đáo, sáng tạo, hấp dẫn

- Ngôn từ gần gũi, giàu từ ngữ địa phương.

Câu 4: (trang 55 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2)

Bắt sấu rừng U Minh Hạ tạo cho người đọc nhiều ấn tượng độc đáo về thiên nhiên và con người nơi đây. Đặc biệt là cuộc đấu tranh sinh tồn đã làm nổi bật lên tính cách gan dạ, cần cù của người dân miền Nam.

Như vậy là VnDoc đã giúp bạn biết cách Soạn bài Bắt sâu rừng U Minh Hạ lớp 12. Hy vọng rằng, qua bài này các em nắm được nội dung về tác giả Sơn Nam, tác phẩm Bắt sấu Rừng U Minh Hạ cũng như nắm được các ý chính về bức tranh thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ trong tác phẩm này.

Để học tốt tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh Hạ, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:

Đánh giá bài viết
1 1.082
Sắp xếp theo

    Soạn bài lớp 12

    Xem thêm