Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận
Soạn bài lớp 12: Diễn đạt trong văn nghị luận
Soạn bài lớp 12: Diễn đạt trong văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 12 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình.
1.Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận mẫu 1
1.1. Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
1 Tìm hiểu ví dụ 1
Đề tài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Mộ, Tảo giải, Tân xuất ngục học đăng sơn.
Nội dung hai đoạn giống nhau.
Cách dùng từ hai đoạn khác nhau:
a) Đoạn một
b) Đoạn hai
- Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về...
- ... chúng ta không thể không nhắc tới...
- ... trong lúc nhàn rỗi rãi...
- ... trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ...
- Bác vốn chẳng thích làm thơ...
- Thơ không phải là mục đích cao nhất của...
- ... vẻ đẹp lung linh
- ... những vần thơ vang lên... của nhà tù.
- Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong những bài thơ...
- ... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Đoạn 1: nhiều nhược điểm, nhiều từ ngữ không phù hợp với văn nghị luận.
Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ dùng phù hợp với văn nghị luận hơn.
Đoạn văn tham khảo:
- Ngâm thơ ta vốn không tham
- Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây?
Đó là tâm niệm của Bác trong những ngày tháng bị đày đoạ chốn lao tù. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta nói tới sự nghiệp văn học của Bác mà không nhắc đến Nhật kí trong tù-tập thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy. Tập thơ hiện lên chân dung tinh thần tự hoạ Hồ Chí Minh với vẻ đẹp của một chiến sĩ - thi sĩ, với chất "thép" rắn rỏi và chất tình bát ngát, mênh mông. Mộ, Tạo giải, Tân xuân ngục học đăng sơn là ba bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy.
2. Tìm hiểu ví dụ 2
Trích: Lời tựa tập Lửa thiêng của Huy Cận - Xuân Diệu.
a. Các từ ngữ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận. Đối tượng nghị luận là một tâm hồn thơ mang nỗi "sầu vũ trụ", "buồn thân thể", "sầu vạn kỉ".
b. Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ in đậm rất phù hợp với đối tượng nghị luận (hồn thơ Huy Cận):
- Người viết gọi Huy Cận là "chàng" vì rác giả Lửa thiêng lúc đó còn rất trẻ (20 tuổi).
- Những từ ngữ: "linh hồn Huy Cận", "nỗi hắt hiu trong cõi trời", "hương gió nhớ thương",... rất phù hợp với tâm hồn thơ Huy Cận vốn rất nhạy cảm với không gian, đặc biệt là không gian vũ trụ vô biên với những gió, mây, trăng, sao.
c. Có thể thay:
- Từ chàng bằng nhà thơ, Huy Cận, thi sĩ,...
- Cụm từ: nỗi hắt hiu trong cõi trời bằng nỗi buồn trong không gian.
- Cụm rừ: hơi gió nhớ thương bằng tình cảm nhớ thương.
Nhưng nếu thay như vậy thì cách diễn đạt của đoạn văn sẽ thiếu cảm xúc.
3. Tìm hiểu ví dụ 3
Những từ ngữ không phù hợp
Có thể thay thế bằng các từ ngữ
- vĩ đại.
- nổi tiếng.
- kiệt tác.
- tác phẩm hay.
- thân xác.
- thể xác.
- chẳng là gì cả.
- không là gì.
- anh chàng.
- nhân vật.
- cũng thế mà thôi.
- cũng vậy.
- tên hàng thịt.
- anh hàng thịt.
Đoạn văn viết lại sau khi thay thế:
Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia nổi tiếng. Vở kịch Hồn trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm hay trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Nhân vật Trương Ba trong vở kịch cũng vậy. Trương Ba khồn chỉ sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của anh hàng thịt. Chẳng qua đó cũng chỉ là một cái xác "âm u, đui mù" nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cúng không để hồn Trương Ba được yên mà làm hồn phát bệnh vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt.
4. Những yêu cầu cơ bản của việc dùng từ ngữ trong văn nghị luận
- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
- Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh...) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
1.2. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
1. Ví dụ 1
a. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn:
- Đoạn 1: chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn câu dài.
- Đoạn 2: sử dụng kết hợp các kiểu câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu nhiều tầng bậc, câu hỏi, câu cảm thán,...
b. Việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu khác nhau trong một đoạn văn nghị luận khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo cho đoạn văn có nhạc điệu.
c. Đoạn 2: đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp. Đó là câu hỏi tu từ, lặp cú pháp. Sử dụng các biện pháp tu từ này làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ hơn thái độ, tình cảm của người viết, lời văn có nhạc điệu.
d. Trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy sẽ kết hợp được nhiều kiểu câu khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, phong phú, có sắc thái tình cảm.
Các biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận:
- Lặp cú pháp: "trời thu thì xanh ngắt những mấy từng tre, cây tre thu lại chỉ còn coa một cành trúc, khói phủ thành tầng trên mặt nước, song cửa để mặc ánh trăng vào, hoa năm nay giấu vào hoa năm ngoái, tiếng ngỗng vang trong mơ hồ..." (Lê Trí Viễn - "Thu ẩm" của Nguyễn Khuyến).
- Câu hỏi tu từ: "Bác nói cùng ai? Hỡi đồng bào cả nước, lời mở đầu bản tuyên ngôn đã chỉ rõ... Nhưng có phải chỉ nói với đồng bào ta không?" (Chế Lan Viên - Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn)
Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp liệt kê, song hành,...
2. Ví dụ 2
a. Trong đoạn văn này, người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu kể của Tiếng Việt. Kiểu câu này truyền đạt nội dung thông báo mang tính tự sự, tản mạn để cung cấp thêm cho người đọc những tri thức rộng về đối tượng nghị luận.
b. Câu văn: "Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng" là câu đặc biệt biểu lộ cảm xúc (khác với những câu khác - tự sự). Câu văn này cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết khi nghĩ về đối tượng nghị luận.
3. Ví dụ 3
Đoạn văn (1) có nhược điểm là sử dụng và kết hợp các câu có cùng một kết cấu "Qua..." khiến cho việc diễn đạt thiếu linh hoạt, có cảm giác lặp ý, rườm rà.
Đoạn văn (2) có nhược điểm là sử dụng và kết hợp các câu có cùng một chủ ngữ "Kho tàng văn học dân gian..." hoặc "văn học dân gian..." khiến cho người đọc có cảm giác trùng lặp, nhàm chán.
4. Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc,...
Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,...
2. Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận mẫu 2
2.1. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận
Câu 1: (trang 155 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
a.
- Giống nhau: giọng điệu khảng định chắc chắn. Lời văn nghiêm túc, dứt khoát.
- Khác nhau:
(1) Giọng sôi nổi, mạnh mẽ
(2) Trầm lắng, thiết tha
b.
Sự khác biệt đối tượng nghị luận và nội dung nghị luận:
- Đoạn 1: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khảng định độc lập của dân tộc.
- Đoạn 2: Sức sống và lòng ham sống
c.
Cách sử dụng từ ngữ:
- Đoạn 1: phép lặp cú pháp, song hành, liệt kê
- Đoạn 2: từ ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật và đời sống
Câu 2: (trang 156 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
- Đoạn 1: kêu gọi đồng bào toàn quốc, giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ. Sử dụng câu khảng định, biện pháp lặp cú pháp
- Đoạn 2: giọng điệu hài hước, dí dỏm, châm biếm, sử dụng từ đa nghĩa, hàm ý
b. Đặc điểm của văn nghị luận: giọng điệu nghiêm túc có thể thay đổi cho phù hợp với nội dung nghị luận.
Câu 3: (trang 156 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
Đặc điểm của giọng điệu văn nghị luận: thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc cách đánh giá nội dung nghị luận thông qua ngôn từ.
2.2. Luyện tập
Câu 1: (Trang 157 SGK ngữ văn 12 tập 2)
+ Đoạn 1: Hồ Chí Minh sử dụng ngôn từ phù hợp với hoàn cảnh, nhiều từ ngữ chính trị, sử dụng câu song hành, câu ngắn => giọng điệu rắn rỏi, mạnh mẽ.
+ Đoạn 2: Nguyễn Tuân sử dụng nhiều từ ngữ hoa mĩ, văn chương kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp.
+ Đoạn 3: sử dụng biện pháp so sánh để làm nổi bật sự khác nhau giữa hai nhân vật.
Câu 2: (Trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Mở bài:
Nêu lên vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của thanh niên là điều hết sức quan trọng và cần có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp.
Thân bài:
- Khái niệm về nghề nghiệp: là một lĩnh vực hoạt động lao động mà để tạo ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc.
- Thực trạng xã hội: Luôn tìm kiếm những con người có năng lực chuyên môn, phát huy được năng lực của mình và có tâm và khảng định được vị thế của mình trong công việc. Luôn ưu tiên những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề.
- Nêu lên vai trò của việc lựa chọn nghề.
+ Quyết định tới tương lai
+ Chọn được nghề mà bản thân yêu thích, phù hợp thì sẽ luôn vui vẻ khi làm việc và đạt được hiệu quả cao.
+ Chọn đúng nghề sẽ phát huy được hết năng lực của bản thân
+ Sẽ luôn có trách nhiệm và hết mình với công việc....
- Hệ quả của việc chọn sai nghề
+ Sẽ không có nguồn cảm hứng với công việc, không hoàn thành được công việc
+ Về lâu dài sẽ khó mà tiếp tục được vậy nên sẽ tốn thời gian, tiền bạc và công sức để tìm được công việc yêu thích
+ Thiếu trách nhiệm với công việc....
- Cách để thanh niên lựa chọn được đúng nghề:
+ Hiểu được bản thân muốn gì, thích gì
+ Tự nhận thức được khả năng của bản thân để lựa chọn công việc phù hợp trong tương lai
+ Không chạy theo đám đông và xu hướng nghề nghiệp bởi vì mỗi thời mỗi khác, ngành nghề này đang nóng ở hiện tại nhưng tương lai chưa chắc đã giữ được vị thế.
+ Chọn cho mình công việc yêu thích và phù hợp sẽ giúp bạn vui và nỗ lực hơn rất nhiều nếu có gặp áp lực trong công việc.
Kết bài:
Nghề nghiệp không chỉ là việc bạn làm trong tương lai mà còn là sự lựa chọn quyết định bạn có thể vui vẻ và sống ý nghĩa hay luôn cảm thấy áp lực và mệt mỏi
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn 12, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé