Soạn bài Những đứa con trong gia đình

Soạn bài Những đứa con trong gia đình do Nguyễn Thi sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn học sinh. Bài soạn văn 12 này là tài liệu tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 12 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải Soạn văn 12 bài Những đứa con gia đình dưới đây về để học tốt ngữ văn 12 hơn.

Soạn bài Những đứa con trong gia đình mẫu 1

1. Hoàn cảnh ra đời Những đứa con trong gia đình

“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ra đời vào những năm mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Phần lý tưởng lớn nhất của thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ là dâng hiến cuộc đời và tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cứu nước vĩ đại của dân tộc. Trong những năm tháng tàn khốc, đau thương ấy càng mất mát thì con người Nam Bộ lại càng vùng lên chiến đấu dũng cảm. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần căm thù giặc sâu sắc, là phẩm chất kiên cường của miền Nam đã khơi nguồn cảm hứng để Nguyễn Thi viết lên thiên truyện ngắn này.

Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966 trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt. Khi nhà văn công tác ở tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”.

2. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến “Những đứa con trong gia đình” nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Mở rộng hơn còn có thể hiện đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của “Đại gia đình” miền Nam ruột thị trong những năm chống Mĩ ác liệt. Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà với nước, tình yêu nước với tình yêu cách mạng. Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

3. Bố cục (2 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “đang bắt đầu xung phong”): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần thứ tư Việt tỉnh dậy, Việt lắng nghe mọi âm thanh, chờ đồng đội đến và sẵn sàng chiến đấu.

Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

4. Giá trị nội dung

Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hướng cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

5. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo.

Nghệ thuật trần thuật (nghệ thuật kể chuyện) qua dòng hồi tưởng của nhân vật góp phần giúp nhân vật bộc lộ tính cách của mình và tác phẩm đậm chất trữ tình.

Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.

Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa gây ấn tượng mạnh đến người đọc, làm nổi rõ góc cạnh của cuộc sống.

Soạn bài Những đứa con trong gia đình mẫu 2

1. Vài nét chung

a. Tác giả

  • Nguyễn Thi (1928-1968).
  • Tên khai sinh: Nguyễn Hoàng Ca.
  • Quê: Hải Hậu - Nam Định.
  • Xuất thân trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi cực từ nhỏ...
  • Năm 1945: tham gia Cách mạng.
  • Năm 1954: Tập kết ra Bắc.
  • Năm 1962: Trở lại chiến trường miền Nam.
  • Năm 1968: Hy sinh ở mặt trận Sài Gòn.
  • Ông sáng tác ở nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

b. Tác phẩm

Đăng lần đầu ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 - năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí của nhà xuất bản Văn học Giải phóng II.

2. Đọc hiểu

a. Truyền thống của những người trong gia đình hai chị em Việt - Chiến

Yêu nước mãnh liệt căm thù giặc sâu sắc.

  • Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ ...).
  • Má Việt: cũng là hiện thân của truyền thống ấn tượng sâu đậm nhất ở người phụ nữ này là khả năng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu.

b. Hai chị em Việt - Chiến

* Chiến: "hai bắp tay tròn vo, sạm đỏ màu cháy nắng... thân người to và chắc nịch" mang vóc dáng của má. Đó là vẻ đẹp của con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựngđể chiến đấu và chiến thắng.

* Việt: Lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai mới lớn. "Lăn kềnh ra ván cười hì hì..." Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở thành một anh hùng (ngay từ bé Việt đã xông vào đá cái thằng đã giết cha mình, khi trở thành chiến sĩ, dù bị thương vẫn quyết một phen sống mái với kẻ thù...".

=> Việt là một thành công đáng kể của các nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy hồn nhiên bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ.

c. Hình ảnh hai chị em Việt Chiến khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm

  • Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
  • Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp truyền thống tốt đẹp của gia đình.

d. Vài nét nghệ thuật

  • Mang đậm chất sử thi (cuốn sổ, lòng căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương).
  • Mỗi nhân vật đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc ...

e. Tổng kết

Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với Cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Soạn bài Những đứa con trong gia đình mẫu 2

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

Nguyễn Thi là cây bút văn xuôi độc đáo của nền văn học Việt Nam. Ông là nhà văn sinh ra trên mảnh đất học Nam Định với sự xuất thân từ tầng lớp bình dân giản dị. Ông tham gia vào công cuộc bảo vệ đất nước như bao thanh niên trai trẻ cùng thời. Nhưng điều đặc biệt trong sáng tác của ông là ông viết được nhiều thể loại khác nhau và đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Tác phẩm

- Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chíVăn nghệ Quân giải phóng.

2. Phân tích tác phẩm

Câu 1: (trang 63 SGK ngữ văn 12 tập 2)

- Đoạn trích những đứa con trong gia đình được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật: Việt

- Cách trần thuật này có tác dụng: làm cho tác phẩm mang màu sắc tự nhiên, sinh động, và nổi bật là hình ảnh những con người gan góc, dũng cảm, giàu tình nghĩa, thủy chung với quê hương, cách mạng.

Câu 2: (trang 64 SGK ngữ văn 12 tập 2)

- Truyền thống gắn bó những con người trong gia đình với nhau là: truyền thống yêu nước

Câu 3

- Nhân vật Chiến:

+ đảm đang, tháo vát, nhường nhịn em hết mực

+ thích làm duyên, nữ tính

+ được cầm súng trực tiếp đánh giặc để trả thù

- Nhân vật Việt:

+ tính trẻ con, ngây thơ, hiếu động, thương chị

+ Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu

+ là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường

+ luôn trong tư thế quyết chiến với giặc

=> Hai nhân vật chính là tấm gương sáng cho tuổi trẻ đất nước, với tinh thần giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc nói chung và gia đình nói riêng.

Câu 4: (trang 64 SGK ngữ văn 12 tập 2)

- Biểu hiện của khuynh hướng sử thi:

+ xoay quanh số phận của con người trong một gia đình

+ nhân vật chính là hai chị em Chiến - Việt: là những người gắn bó số phận với cách mạng, kết tinh nhiều phẩm chất cao đẹp.

+ giọng điệu: ngợi ca, trang trọng, ngôn ngữ bình dị, trong sáng.

Câu 5

Đoạn văn cảm động nhất trong đoạn trích là đoạn văn tả cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ sang gửi nhà chú Năm: “Chị Chiến ra đứng giữa sân. Kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thơ ba má lên...”. bởi lẽ đây là hình ảnh cô đọng nhất thể hiện sự tâm linh sâu thẳm trong mỗi con người.

3. Luyện tập

Câu 1: (trang 64 SGK ngữ văn 12 tập 2)

Đoạn văn diễn tả cuộc đối thoại giữa Chiến và Việt đêm trước ngày lên đường là một đoạn văn đặc sắc,sinh động nêu bật tính cách và cá tính của các nhân vật. Chiến và Việt đều thương cha mẹ mình, mang nặng nỗi thù chung của gia đình, quyết tâm tiêu diệt giặc, nhưng Chiến thì ra dáng một người chị, còn Việt thì tính cách vẫn còn non trẻ

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Những đứa con trong gia đình. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn 12, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Các bài viết liên quan tới tác phẩm Những đứa con trong gia đình:

Để học tốt môn Ngữ văn 12, mời các bạn tham khảo:

Đánh giá bài viết
7 22.171
Sắp xếp theo

    Soạn bài lớp 12

    Xem thêm