Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Phần 1: Tác giả
Soạn bài lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần 1: Tác giả là tài liệu hướng dẫn soạn văn lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn cũng như soạn bài môn ngữ văn 12 tốt hơn.
Soạn bài lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần 1: Tác giả
- Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Soạn bài lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Soạn bài lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần 2: Tác phẩm
1. Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Phần 1: Tác giả mẫu 1
1.1. Câu 1 (trang 29, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:
- Văn học là một thứ vũ khí phục vụ mục đích cách mạng
- Coi trọng tính chân thật của một tác phẩm văn chương
- Trước khi viết, bao giờ Hồ Chí Minh cũng tự mình đặt ra câu hỏi viết cho ai, viết để là gì, viết cái gì và viết như thế nào.
1.2. Câu 2 (trang 29, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Văn chính luận:
+ Đặc điểm: Không chỉ được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại, bằng những lời văn chặt chẽ, súc tích
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,...
- Truyện và kí:
+ Đặc điểm: trí tưởng tượng phong phú, một vốn văn hóa sâu rộng, một trí tuệ sắc sảo và một trái tim đầy nhiệt huyết yêu nước
+ Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Đồng tâm nhất trí,...
- Thơ ca:
+ Đặc điểm: hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng nỗi nước nhà mà phong thái vẫn ung dung, hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nhà cách mạng luôn làm chủ tình thế và tin tưởng vào tương lai,..
+ Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù
1.3. Câu 3 (trang 29, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng:
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, có bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí: rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
- Thơ nghệ thuật có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và chất “thép”, giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc.
1.4. Luyện tập
Câu 1 (trang 29, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Bút pháp cổ điển:
+ Đề tài: bức tranh thiên nhiên buổi chiều
+ Hình ảnh thơ: cánh chim, chòm mây
+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
+ Bút pháp: lấy động tả tĩnh
- Bút pháp hiện đại:
+ Lấy con người làm trung tâm
Câu 2 (trang 20, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Tinh thần lạc quan, niềm tin vào ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn
- Luôn có ý chí, nghị lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách
2. Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Phần 1: Tác giả mẫu 2
2.1. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
* Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
– Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.
– Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học
+ Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ tình cảm chân thật.
+ Nhà văn phải có ý thức đề cao tinh thần, cốt cách trong dân tộc mình.
+ Nhà văn phải tìm tòi sáng tạo.
– Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
+ Khi cầm bút người tự đặt câu hỏi, viết cho ai? Viết để làm gì? Sau đó mới quyết định viết cái gì, xác định nội dung, viết như thế nào?
* Ý nghĩa: Quan điểm sáng tác trên đã chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác có tư tưởng sâu sắc, có hình thức biểu hiện sinh động, đa dạng.
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh: Dù không phải là sự nghiệp chính nhưng Bác đã để lại di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật.
a, Văn chính luận:
– Những thập niên đầu thế kỉ XX: những bài văn chính luận mang bút danh Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Người cùng khổ, tiêu biểu nhất là Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản năm 1925).
– Ngày 02/ 09/ 1945: Bản tuyên ngôn độc lập – áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực.
– Những văn kiện viết vào giờ phú thử thách đặc biệt của dân tộc với văn phong vừa hào sảng, vừa thiết tha: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1946).
b, Truyện và ký
– Thời gian Bác hoạt động ở Pháp
+ Văn tự: viết bằng tiếng Pháp.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Pa – ri, lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành…
– Thời gian hoạt động cách mạng sau này: Nhật ký chìm tàu năm 1931, Vừa đi đường về kể chuyện (1963)…
c, Thơ ca
– Tập thơ Nhật ký trong tù
+ Hoàn cảnh sáng tác: mùa thu năm 1942 – mùa thu năm 1943 khi bác bị chính quyền Tưởng giới thạch giam cầm.
+ Tập thơ ghi chép lại tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả đồng thời cũng phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù.
– Trùm thơ người làm ở Việt Bắc: từ năm 1941 đến 1945 và thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
+ Những bài thơ tuyên truyền cách mạng như dân cày, bài ca sợi chỉ,…
+ Những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển và mang tính hiện đại: Pác Pó hùng vĩ, Nguyên tiêu, Cảnh khuya,…
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Đặc điểm của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
* Tính đa dạng:
– Bác viết nhiều thể loại.
– Bác viết bằng nhiều thứ tiếng: tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt,…
– Mỗi thể loại đều tạo được những nét độc đáo và hấp dẫn.
+ Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.
+ Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
+ Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.
* Tính thống nhất
– Cách viết ngắn gọn trong sáng, giản dị.
– Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau.
– Hình tượng nghệ thuật luôn vận động hướng về ánh sáng tương lai.
2.2. Luyện tập
Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh):
a, Nhan đề, thi đề cổ điển: Mộ (Chiều tối).
b, Thể loại cổ điển: thất ngôn tứ tuyệt đường Luật.
c, Hai câu thơ đầu mang màu sắc cổ điển: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật
* Bức tranh thiên nhiên:
– Không gian: rộng lớn.
– Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày → mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi.
– Cảnh vật:
+ Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật.
+ Chòm mây cô đơn đang trôi giữa bầu trời bao la.
– Nghệ thuật:
+ Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, bút pháp chấm phá.
+ Nghệ thuật tương phản: tìm về (của cánh chim) >< trôi đi (của tầng mây); rừng (có đích, có nơi chốn) >< tầng không (không có đích, gợi sự vô định).
→ Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn nơi núi rừng.
* Vẻ đẹp tâm hồn Bác:
– Yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.
– Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.
d, Hai câu thơ cuối mang màu sắc hiện đại: Bức tranh đời sống
– Hình ảnh:
+ Thiếu nữ say ngô: người lao động khỏe khoắn trẻ trung → con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong tư thế lao động.
+ Lò than rực hồng: tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh chiều tối.
→ Chữ “hồng” làm bừng sáng bài thơ, tứ thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng → tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh.
– Nghệ thuật:
+ Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối.
+ Điệp từ: ma bao túc – bao túc ma hoàn.
=> Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối với sự xuất hiện của con người đã khiến cảnh vật trở nên ấm áp, tươi vui. Sự vận động của hình ảnh thơ từ bóng tối hướng ra ánh sáng thể hiện niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của nhà thơ. Dù trong hoàn cảnh nào Người vẫn ung dung, tự tại.
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
Tập thơ Nhật kí trong tù được Bác sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1943, khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt ở Quang Tây (Trung Quốc). Tập thơ gồm 133 bài thơ viết bằng chữ Hán, chủ yếu theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Tập thơ ghi chép những điểu tai nghe mắt thấy trong nhà tù và trên đường chuyển lao tại Quảng Tây – Trung Quốc cùng thái độ phê phán nghiêm khắc. Đồng thời tác phẩm cũng ghi lại tâm trạng, cảm xúc suy nghĩ của tác giả phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù.
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần 1: Tác giả. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu phân tích Tuyên ngôn độc lập, Soạn văn lớp 12, Văn mẫu lớp 12, Đề thi học kì 1 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.