Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Người lái đò sông Đà

Soạn bài lớp 12: Người lái đò sông Đà là tài liệu văn mẫu lớp 12, hướng dẫn các bạn đọc - hiểu tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, từ đó thấy được phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của tác giả, lời ngợi ca của nhà văn dành cho vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và người lao động giàu ý chí, làm chủ thiên nhiên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Khái quát về Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà

I. Tác giả Nguyễn Tuân

1. Cuộc đời

Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.

Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam

Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Quan điểm sáng tác và sự nghiệp văn chương

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam.

Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,… Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

Trước Cách mạng tháng Tám: ông đắm chìm trong quá khứ, đi tìm cái đẹp ở quá khứ, những cái đẹp đã qua đi, bỏ rơi thực tại mục nát, thối rữa.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: tâm hồn ông hòa cùng đất nước, cùng cuộc sống con người, Nguyễn Tuân thức tỉnh khỏi những vang âm của quá khứ, ra đi tìm cái đẹp trong chính cuộc sống đời thường, đi tìm thứ “vàng mười đã qua thử lửa” và ông cũng có nhiều tác phẩm gây tiếng vang ở giai đoạn này: Sông Đà, một chuyến đi…

II. Tác phẩm Người lái đò sông Đà

1. Hoàn cảnh ra đời

Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)

2. Bố cục (3 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà.

Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà.

Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.

3. Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà

Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông tuôn như một áng tóc trữ tình, trong năm, sông Đà có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, Sông Đà là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho kháng chiến. Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đò người dân lao động đặc điểm thân hình cao to, nước da rám nắng, thông thạo trong nghề nghiệp của mình. Ông nắm chắc các qui luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử. Người lái đò sông Đà trước tiên cần sự kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an toàn.

4. Giá trị nội dung

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

5. Giá trị nghệ thuật

Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.

Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.

Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo: liên tưởng, tưởng tượng thú vị; so sánh nhân hóa quái dị, mới lạ…

Soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân mẫu 1

1. Đọc hiểu chung

1. Tác giả

  • Nguyễn Tuân là một người tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
  • Nguyễn Tuân là một nhà văn uyên bác tài hoa.
  • Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng, ông không thích những cái gì bằng phẳng nhợt nhạt, nhà văn luôn hứng thú với những biểu hiện mạnh mẽ phi thường của tạo vật và con người.

2. Tác phẩm

  • Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tùy bút sông Đà (1960)
  • Tác phẩm là thành quả của nhà văn trong chuyến ông đi tới Tây Bắc tìm kiếm chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây bắc đặc biệt là chất vàng mười đã qua thử lửa ở tâm hồn con người lao động chiến đấu trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng.
  • Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn sau cách mạng tháng Tám.

Soạn bài lớp 12: Người lái đò sông Đà

2. Đọc hiểu chi tiết

1. Hình tượng con sông Đà

  • Con sông Đà được nhân hóa như con người và mang hai nét tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình
  • Hung bạo:
    • Cảnh đá ở bờ sông: đá dựng vách thành lòng sông hẹp, có quãng con hươi con nai còn nhảy vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia, nhìn từ dưới lên như nhìn lên cái tòa nhà cao vừa tắt phụt đèn điện.
    • Mặt ghềnh Hát loong: dài hàng ngàn cây số, "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn, luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ suýt bất cứ ai đi qua quãng ấy.
    • Cái hút nước giống như cái giếng bê tông, nước thở và kêu như cái cống cái bị sặc, tưởng tượng một anh quay phim táo bạo ngồi thuyền thúng mà cầm máy quay cùng chìm xuống cái xoáy ấy.
    • Thác nước: tiếng nước gần mãi réo lên, lúc thì gầm réo oán trách van xin, khiêu khích, lúc thì nghe như đàn trâu mộng "...nổ lửa" → nghệ thuật lấy lửa tả nước.
    • Đá ở lòng sông: như bày thạch trận
  • Thơ mộng: đi hết thượng nguồn đến hạ nguồn ta bắt gặp cảnh đẹp này.
    • Hình dáng: "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc... xuân" → đẹp như một người thiếu nữ.
    • Màu nước sông Đà: thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả → đẹp độc đáo.
    • Sông Đà gợi cảm:
      • cố nhân
      • con sông còn gợi lên những niềm thơ
    • Cảnh hai bờ sông giống như một bờ tiền sử, cổ tích thơ mộng trữ tình và thanh vắng.

-> Tóm lại bằng tài năng uyên bác của mình Nguyễn tuân đã đưa người đọc đến với sông Đà cảm nhận được hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của dòng sông. Hai nét tính cách đối lập nhưng lại thống nhất bổ sung cho nhau vì thế con sông Đà dưới trang viết của Nguyễn Tuân được xem như là một công trình nghệ thuật, một kì công của tạo hóa đã ban cho Tây Bắc.

2. Hình tượng người lái đò

  • Nguyễn Tuân nói về người lái đò là một tay lái ra hoa
  • Ngoại hình: có ngoại hình độc đáo "tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh"
  • Vẻ đẹp được thể hiện qua những lần vượt thác.
    • Ông phải vượt qua 3 vòng thạch trận với vòng một có 5 cửa thì 4 cửa tử một cửa sinh lập lờ bên tả ngạn. Ông phải dùng hai chân kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi nhưng vẫn tỉnh táo chỉ huy để con thuyền vào cửa sinh.
    • Vòng 2: tăng thêm nhiều cửa tử, 1 cửa sinh ở hữu ngạn -> ông nắm chặt bờm sóng ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước phóng vào cửa sinh. Ông phải thay đổi chiến thuật, chứng tỏ ông lái đò rất am hiểu về quân sự.
    • Vòng 3: bên phải bên trái đều là cửa tử, cửa sinh ở giữa nhưng xung quanh lại có bọn đá hậu về. Ông lái đò cứ phóng thuyền chọc thẳng cửa giữa thuyền vút qua cổng mở cổng khép giống như một mũi tên tre xuyên qua hơi nước.

-> Qua đây ta thấy ông lái đò quả là một người rất dũng cảm am hiểu binh pháp của thần sông thần đá, ông dám đương đầu với những khắc nghiệt của thiên nhiên. Và nhân vật ông lái đò tiêu biểu cho nhân vật mà Nguyễn Tuân chọn cho các tác phẩm của mình sau cách mạng tháng Tám. Chúng ta không chỉ thấy nét tài hoa uyên bác với những người trí thức nữa mà ta còn thấy uyên bác tài hoa trong những con người lao động bình thường.

3. Tổng kết

  • Nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hai hình tượng lớn trong tác phẩm. Đó là thiên nhiên Tây Bắc mà cụ thể là hình tượng con sông Đà mang vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng, và hình ảnh con người lao động Tây Bắc dũng cảm và tài hoa trong lao động. Có thể nói đấy chính là chất vàng thử lửa mà Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở Tây Bắc.

Soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân mẫu 2

Câu 1 SGK

Sông Đà là tập bút kí đặc sắc của Nguyễn Tuân, trong đó Người lái đò sông Đà là thành quả của nghệ thuật có được từ chuyến đi gian khổ và hào hứng của nhà văn đến miền Tây Bắc.

- Tác phẩm từ chất liệu thực tế đầy sinh động, chân thực, cụ thể.

- Miêu tả cụ thể, chi tiết từ nhiều góc độ khác nhau.

→ Nhà văn đã quan sát rất công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.

Câu 2 SGK

Các biện pháp nghệ thuật để khắc họa hình ảnh của một con sông Đà hung bạo:

- So sánh độc đáo: nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre,..

- Sử dụng cấu trúc câu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.

- Nghệ thuật nhân hóa: mặt nước hò la vang dậy... ùa vào bẻ gãy cán chèo, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu ngỉu cái mặt lá xanh lè...

→ Sự kết hợp các thủ pháp nghệ thuật đã tái hiện cảnh tượng của một sông Đà hùng vĩ, dữ dội.

Câu 3 SGK

Sự thay đổi trong cách viết của Nguyễn Tuân khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình:

- Tác giả miêu tả vẻ đẹp trữ tình của sông Đà qua những góc nhìn khác nhau: từ trên cao xuống, từ xa đến gần, quan sát cận cảnh.

- Khi miêu tả những nét trữ tình của dòng sông, tác giả có cách liên tưởng bất ngờ: con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai...

- Tác giả cũng sử dụng những hình ảnh dịu dàng, trong sáng, đầy thi vị: màu nắng tháng ba Đường thi, con hươu, tiếng còi sương, tiếng các đập nước..

- Những câu văn được tác giả viết tựa như thơ về mặt ý tưởng và thanh điệu, dùng chen câu thơ của Tản Đà “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương” rất gợi tả sự dịu dàng, thơ mộng, gắn bó thân thiết với con người của dòng sông Đà.

Câu 4 SGK

Hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ vừa có tư thế vị anh hùng vừa có phong cách của một nghệ sĩ tài hoa tài tử:

- Ông lái đò bình tĩnh, ung dung đối đầu với sự hung bạo và nham hiểm của ghềnh thác sông Đà.

- Ông lái đò như một viên tướng già xung trận, rất mực oai phong, tỉnh táo, tìm hiểu, nắm chắc đối phương ứng phó linh hoạt để giành phần thắng lợi.

- Cái chết kề bên nhưng mà khi vượt thác xong, người nghệ sĩ tài hoa vẫn “ung dung đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ và dường như quên ngay cuộc chiến đấu với thác ghềnh ban nãy”.

Trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bức mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta, vì:

- Thác dữ như kẻ thù, như những con vật hung ác: rống lên như tiếng ngàn trâu mộng, rung tít lên như tuyến bin thủy điện; Như thể quân liều mạng, dòng thác hùm beo đang hồng hộc thế mạnh.

- Còn người lái đò như thể một viên tướng già xông vào trận đồ bát quái với muôn vàn hiểm ác.

→ Con người trí dũng tài nghệ tuyệt vời.

Câu 5 SGK

Ví dụ: Đoạn văn viết về vẻ đẹp trữ tình của sông Đà với những câu văn mềm mại:

“Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân...”

→ Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân đa sắc màu, có hồn, có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà. Sông Đà thơ mộng đến độ tuyệt mĩ, tuyệt vời.

---------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Soạn bài Người lái đò sông Đà, mong rằng bạn đọc có thêm tài liệu ôn tập môn Ngữ văn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 12

    Xem thêm