Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo)
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo). Nội dung tài liệu được tổng hợp ngắn gọn và chi tiết sẽ giúp các bạn nắm chắn bài học một cách đơn giản. Mời các bạn tham khảo.
Ngữ văn 12: Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo)
1. Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo) mẫu 1
Câu 1: So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh.
Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau:
Giống nhau:
- Mỗi câu có năm tiếng.
- Đều có thể dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …
- Các thanh bằng trắc cũng có thể đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.
Khác nhau:
Sóng - Xuân Quỳnh | Mặt trăng - khuyết danh |
- Vần: Sử dụng linh hoạt, có vần cách (thế, trẻ, có vần chân (trẻ, bế, lớn, lên). - Số câu không hạn định. - Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2 - Thơ hiện đại không bắt buộc phải đối thanh B/T nếu như các vị trí đó không ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tai. | - Vần: Một vần (độc vần), vần cách. - Số câu hạn định (tứ tuyệt: 4 dòng, bát cú: 8 dòng) - Nhịp: nhịp lẻ 2/3 - Hài thanh: Yêu cầu nghiêm ngặt về đối thanh, đối nghĩa. |
Câu 2: Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống.
Đưa người - ta không đưa qua "sông", (2-5)
Sao có - tiếng sóng ở trong "lòng"? (2-5)
Bóng chiều không thắm, - không vàng vọt, (4-3)
Sao đầy hoàng hôn - trong mắt "trong"? (4-3)
- Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).
- Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.
Câu 3: Ghi lại mô hình luật bài Mời trầu
Câu 4: Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới.
- Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)
- Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)
- Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).
2. Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo) mẫu 2
2.1 Bài 1 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1
So sánh những nét giống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng (trang 103 - 104, SGK) và đoạn thơ năm tiếng trích từ bài Sóng của Xuân Quỳnh.
* Giống nhau:
– Đều dùng vần chân, vần lưng, và nhiều vần khác.
– Cách ngắt nhịp 2/3 và các cách ngắt nhịp khác.
* Khác nhau
– Sóng
+ Sử dụng vần linh hoạt: vần cách (thế, trẻ), vần chân (trẻ, bế, lớn, lên).
+ Cách ngắt nhịp: 1/2/2. 2/3, 3/2
+ Hài thanh: Thơ hiện đại không bắt buộc phải đối thanh B/ T
B B T B B
B B B T T
T T T B B
B B B T T
T B B T T
B T B B B
B T B T T
B B B T B
– Mặt trăng
+ Vần: vần độc (một vần). vần cách.
+ Nhịp 2/3
+ Hài thanh: yêu cầu nghiêm ngặt về đối thanh, đối nghĩa.
B T T B T
B B T T B
T B B T T
T T T B B
T T B B T
B B T T B
T B B T T
T T T B B
2.2. Bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khổ thơ sau đây để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống. (soạn bài Luật thơ tiếp theo - doctailieu.com)
Trả lời:
- Xác định thanh bằng - trắc trong các tiếng của đoạn thơ:
Đưa người ta không đưa qua sông
B - B - B - B - B - B - B
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
B - T - T - T - T - B - Bv
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
T - B - B - T - B - B - T
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
B - B - B - B - B - T - Bv
- Thơ thất ngôn truyền thống gieo vần chân: đoạn thơ trên đây gieo vần lưng, vần liền (các từ in đậm).
- Thơ thất ngôn truyền thống ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3: đoạn thơ ngắt nhịp linh hoạt hơn, có chỗ 2/1/4, 1/3/3.
=> Sự đổi mới, sáng tạo thể hiện ở chỗ: luật thơ không ràng buộc nghiêm ngặt như trong thơ truyền thống.
Niêm | Vị trí tiếng | 2 | 4 | 6 | 7 | |
(Không đổi) | l | ►Dòng 1 | B | T | B | Bv |
l | Dòng 2 | T | B | T | Bv | |
l | Dòng 3 | T | B | T | T | |
l | ►Dòng 4 | B | T | B | Bv |
2.3. Bài 3 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Tìm những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ sau để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.
Trả lời:
- Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:
Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)
T - T - B - B - B - T - T
Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)
B - B - B - T - T - B - Bv
Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (2-2-3) (4-3)
B - B - T - T - B - B - T
Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)
T - T - B - B - T - T - Bv
- Chứng minh sự ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:
+ Về vần: Thơ mới vẫn chịu ảnh hưởng của vần thơ Đường luật, chủ yếu gieo vần chân.
+ Về nhịp thơ: Thơ mới chủ yếu vẫn sử dụng 3-4 hoặc 4-3 như trong thơ Đường luật cổ.
+ Về hài thanh: Thơ mới vẫn tuân thủ niêm luật Đường thi: Chữ thứ hai câu hai phải cùng niêm (thanh bằng hay thanh trắc) với chữ thứ hai câu 3.
2.4. Bài 4 trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ thơ sau đây để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:
Sóng gợn tràng giang buôn điệp điệp,
Can thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngã;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Huy Cận, Tràng giang)
Trả lời
Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:
Sóng gợn tràng giang/ buồn điệp điệp (4 - 3)
T - T - B - B - B - T - T
Con thuyền xuôi mái / nước song song (4 - 3)
B – B - B - T – T – B - Bv
Thuyền về/ nước lại sầu/ trăm ngả (2-3-2)
B – B – T – T – B – B - T
Củi một dòng khô/ lạc mấy dòng (4 -3)
T – T – B – B – T – T – Bv
Những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới là
- Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (Bv).
- Ngắt nhịp: 4/3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú).
- Hài thanh: tuân thủ theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).
Mời các bạn tham khảo thêm soạn bài Ngữ văn 12 dưới đây của chúng tôi:
- Soạn bài Luật thơ
- Soạn bài lớp 12: Tiếng hát con tàu
- Soạn bài lớp 12: Đò Lèn
- Soạn bài Tây Tiến
- Soạn bài lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX
- Soạn bài lớp 12: Ôn tập nghị luận xã hội
- Nghị luận xã hội về câu nói truyền cảm hứng của Tổng thống Barack Obama
- Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Soạn bài Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12, Soạn bài lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.