Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (Đủ cả năm)
Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Học kì 1 và học kì 2 là mẫu giáo án cho các thầy cô tham khảo được biên soạn bám sát vào SGK Chân trời sáng tạo, chuẩn bị hiệu quả các bài giảng sách mới năm học mới.
Chuyên mục giải bài tập SGK lớp 5 sách mới:
TUẦN 20: CHỦ ĐỀ 1: GIỮ MÃI MÀU XANH
Bài 03: MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY (4 tiết)
Tiết 1+2: Đọc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh
minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa, đúng mạch cảm xúc của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Niềm vui của các bạn nhỏ khi tham gia trồng cây. Từ đó, rút ra ý nghĩa: Kêu gọi mọi người chung tay trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc và có ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Học thuộc lòng được bài thơ.
-Tìm đọc được một truyện hoặc đoạn kịch nói về việc bảo vệ môi trường hoặc về ước mơ chinh phục thiên nhiên; viết được Nhật kí đọc sách; thi “Tuyên truyền viên nhí”: Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch, ghi chép tóm tắt về một truyện hoặc đoạn kịch được nghe kể.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học biết kêu gọi mọi người chung tay trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc và có ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SGK phóng to.
– Tranh, ảnh hoặc video clip về những việc có thể làm để tiết kiệm điện (nếu có).
– Tranh, ảnh hoặc video clip giới thiệu về chiến dịch “Giờ Trái Đất” (nếu có).
– Bảng phụ/ máy chiếu ghi đoạn từ “Năm 2022” đến hết.
2. Học sinh
– Hình ảnh hoặc video clip về một người thân trong gia đình em.
– Một sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc một sản phẩm làm từ nhựa (nếu có).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Cách tiến hành: |
|||
– HS trao đổi trong nhóm nhỏ, bày tỏ suy nghĩ khi đọc câu thơ dựa trên gợi ý: + Theo em, vì sao lại gọi “Mùa xuân là Tết trồng cây?
+ Việc trồng cây mang lại lợi ích gì?
à Câu thơ là lời dạy của Bác Hồ về lợi ích và tầm quan trọng của việc trồng cây. – Gv gọi HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh hoạ, liên hệ với nội dung khởi động à phán đoán nội dung bài đọc. à GV giới thiệu bài học: “Mùa xuân em đi trồng cây”. |
- HS chia sẻ, bày tỏ cảm xúc - 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp. -Vì vào mùa xuân không khí ấm áp, nhiệt độ thích hợp đi kèm theo những cơn mưa nhỏ, mưa phùn như nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp cây cối đâm chồi, nảy lộc, cây cối sẽ phát triển nhanh và thuận lợi,...) - Góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, điều hoà khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.)
-HS đoán nội dung bài đọc.
-HS ghi vở |
||
2. Khám phá. - Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||
2.1. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng. - GV đọc mẫu lần 1 - GV HD đọc: Toàn bài đọc với giọng trong trẻo, tươi vui. + Cách đọc một số từ ngữ khó: loang lổ; nhấp nhô; vun gốc;... + Cách ngắt nghỉ một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Từ bàn tay nhỏ/ đấy thôi!// Góp mầm xanh/ với đất trời yêu thương// Rồi đây/ trên khắp quê hương/ Màu xuân xanh biếc/ nẻo đường tương lai.// + Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó (nếu có). - Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, nếu có - GV chia đoạn: Mỗi khổ thơ là 1 đoạn. - GV gọi 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - GV gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp. |
- Hs lắng nghe cách đọc. - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc. - HS đọc từ khó.
- HS quan sát
- 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn. 1 − 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài trước lớp. |
||
2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu lần 2: Ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa - Mời 4 HS đọc nối tiếp các đoạn. - GV cho HS luyện đọc theo nhóm 4 (mỗi học sinh đọc đoạn và nối tiếp nhau cho đến hết). - GV theo dõi sửa sai. + GV nhận xét tuyên dương |
- HS lắng nghe cách đọc diễn cảm.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
|
||
3. Luyện tập. - Mục tiêu: Niềm vui của các bạn nhỏ khi tham gia trồng cây. Từ đó, rút ra ý nghĩa: Kêu gọi mọi người chung tay trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc và có ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta. + Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. + Hiểu được nội dung bài học: - Cách tiến hành: |
|||
1.1.2. Tìm hiểu bài (18 phút) – HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi, có thể ghi lại câu trả lời bằng sơ đồ đơn giản. – 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả tìm hiểu bài trước lớp: 1. Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ thể hiện mong ước gì khi trồng cây? à Giải nghĩa từ: loang lổ (nghĩa trong bài: nói về cảnh ngọn núi không còn phủ xanh mà bị chặt phá, đốt rừng/ cháy rừng);… à Rút ra ý đoạn 1: Mong ước của các bạn nhỏ khi tham gia trồng cây. 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoạt động trồng cây rất vui? à Giải nghĩa từ: háo hức (nghĩa trong bài: thái độ tích cực, vui vẻ, nóng lòng chờ đợi cây xanh sẽ phủ khắp đất nước);
3. Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả đó có gì thú vị? (Gợi ý:
à Rút ra ý đoạn 2: Khung cảnh trồng cây tràn đầy niềm vui. 4. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?
à Rút ra ý đoạn 3: Ước mơ của tác giả về một tương lai ngập tràn sắc xanh. à Rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc. GV đánh giá chung về hoạt động tìm hiểu bài. |
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
Bạn nhỏ thể hiện mong ước đồi hoang sẽ hoá thành rừng thông và những ngọn núi loang lổ do cháy rừng/ đốt rừng sẽ được phủ xanh.)
-HS rút ý đoạn 1
- Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy hoạt động trồng cây rất vui: này em, này chị, này anh; người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ; mũ nón nhấp nhô, nụ cười hồn nhiên; niềm vui háo hức trải trên khắp núi đồi. - Đàn chim – vui, hót líu lo quanh đồi; gió – ngoan, chạm giọt mồ hôi; nắng xuân – lấp lánh mọi miền à cách tả đó khiến khung cảnh nơi các bạn trồng cây thật vui vẻ, thân thiện, thiên nhiên như hoà cùng niềm vui của các bạn nhỏ.) -HS rút ý đoạn 2
- HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. VD: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Hãy cùng chung tay trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, cùng nhau nhuộm xanh quê hương bằng những mầm cây, góp phần bảo vệ môi trường sống của tất cả mọi người ở hiện tại và tương lai.) - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình. - HS nhắc lại nội dung và ý nghĩa bài học. |
||
3.2. Luyện đọc lại. - GV yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của bài
- GV hỏi: Cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- GV đọc mẫu đoạn 3 - GV mời 1 vài HS đọc lại trước lớp - GV nhận xét, tuyên dương |
- Toàn bài đọc với giọng trong trẻo, tươi vui.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc và hoạt động của nhân vật,… - HS lắng nghe đọc mẫu. - 1 vài HS đọc lại trước lớp. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương. |
||
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm “Giữ mãi màu xanh”
|
|||
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (tiếp theo) 1.2. Đọc mở rộng (25 phút) |
|||
|
|||
1.2.1. Tìm đọc truyện - GV gọi HS nêu tên câu chuyện mình đã chọn và đọc
- Gv nhận xét tuyên dương bạn chuẩn bị bài tốt |
- HS nối tiếp nhau nêu miệng + Về việc bảo vệ môi trường (Gợi ý: Người gác rừng tí hon – Nguyễn Thị Cẩm Châu; Người đi săn và con nai – Tô Hoài;…). + Về ước mơ chinh phục thiên nhiên (Gợi ý: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh – Truyện dân gian Việt Nam; Người mẹ – Anđécxen;...). |
||
1.2.2. Viết Nhật kí đọc sách - Gv tổ chúc cho hs viết nhật kí vào vở
-GV theo dõi giúp đỡ HS |
– HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc truyện: tên truyện hoặc đoạn kịch; tên tác giả; tên nhân vật; các sự việc chính; ý nghĩa;... – HS có thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện, đoạn kịch |
||
1.2.3. Chia sẻ về truyện đã đọc (20 phút) - Tổ chức cho HS trao đổi nhóm 4 về truyện của mình
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp
|
- HS chia sẻ trong nhóm nhỏ về chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện, đoạn kịch, lí do tâm đắc; ngoài ra, HS cũng có thể chia sẻ thêm về nhân vật, tình tiết, chi tiết em thích,… - HS trình bày -HS nhận xét bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.
|
||
4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|||
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi em làm phong viên - Nhận xét, tuyên dương. (có thể trao quà,..) - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Bài 03: MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY (4 tiết)
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Cách nối các vế câu trong câu ghép
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Xác định được cách nối các vế trong câu ghép. Tìm được các câu ghép, xác định được cách nối các vế trong câu ghép. Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tự chủ trong tìm hiểu nội dung bài học để xác định được cách nối các vế trong câu ghép. Tìm được các câu ghép, xác định được cách nối các vế trong câu ghép. Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm đặt câu ghép.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết làm những việc vừa với sức mình để bảo vệ môi trường
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập trong quá trình học tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
||
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ai nhanh hơn” - GV nhận xét tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. |
- Đại diện 3 tổ lên thi đua đăt câu ghép - Hs nhận xét - HS lắng nghe. |
|
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Xác định được cách nối các vế trong câu ghép + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
||
* Cách nối các vế trong câu ghép Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu và nội dung:
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật Khăn trải bàn.
- GV mời các nhóm trình bày. - Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét kết luận và tuyên dương. - GV rút ra ghi nhớ: Có nhiều cách nối các về trong câu ghép: + Nối bằng dấu câu: dấu phảy, dấu chấm phẩy, + Nối bằng bằng kết từ: và, nhưng, còn, hay hoặc.. + Nối bằng bằng cặp kết từ “Vì ... nên ...”. Nối bằng bằng cặp từ hô ứng “... bao nhiêu, ... bấy nhiêu”.) |
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp lắng nghe bạn đọc. - HS làm việc theo nhóm 4 .a. Các vế nối với nhau bằng dấu phẩy. b. Các vế nối với nhau bằng kết từ “và”. c. Các vế nối với nhau bằng cặp kết từ “Vì ... nên ...”. d. Các vế nối với nhau bằng dấu chấm phẩy. e. Các vế nối với nhau bằng cặp từ hô ứng “... bao nhiêu, ... bấy nhiêu”.)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm.
-3-4 HS đọc lại ghi nhớ
|
|
3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Tìm được các câu ghép, xác định được cách nối các vế trong câu ghép và viết được đoạn văn có sử dụng câu ghép + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
||
Bài 2. Đọc đoạn văn sau thực hiện yêu cầu - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV mời HS làm vào VBT - GV mời HS trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương |
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS làm vào VBT - Hs trình bày miệng a. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. à Nối với nhau bằng dấu phẩy. b. Nắng ấm, sân rộng và sạch. à Nối với nhau bằng dấu phẩy; Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. à Nối với nhau bằng dấu phẩy. c. Tuy gió chưa mạnh lắm nhưng cây trong vườn đã xạc xào rụng lá. à Nối với nhau bằng cặp kết từ “Tuy ... nhưng ...”.)- HS lắng nghe |
|
Bài tập 3: Tìm kết từ phù hợp thay cho mỗi * để nối các vế trong câu ghép có trong đoan văn sau - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV mời HS làm việc nhóm 2 - GV mời 1 - - 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương chung. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. + HS thảo luận nhóm 2 - HS chia sẻ: nhưng, còn, mà + HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
|
Bài tập 4: Đặt câu ghép theo yêu cầu (14 phút) - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV mời HS làm việc ca nhân - GV tổ chức cho HS trình bày - GV nhận xét, tuyên dương chung. |
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4. - HS làm việc cá nhân - HS đọc đoạn viết và nêu câu ghép. |
|
4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
||
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”. Tìm câu ghép trong đoạn văn - Nhận xét, tuyên dương. (có thể trao quà,..) - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
|
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Bài 3: MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY (4 tiết)
Tiết 4: VIẾT
Lập dàn ý cho bài văn tả người
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Lập được dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng kiến thức từ bài học vào thực tiễn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả người thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu thương, quý trọng những người thân trong gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: |
|||
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát “Mẹ yêu” - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS nghe bài hát
- Học sinh ghi vở |
||
2. Luyện tập - Mục tiêu: + Lập được dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình em. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|||
- Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi ý: + Đề bài yêu cầu viết bài văn thuộc kiểu bài nào? + Đối tượng mà em cần tả là ai? + Em chọn tả ai? + Người đó gắn bó với em như thế nào? + Người đó có những đặc điểm nổi bật gì về ngoại hình? + Người đó có những hoạt động quen thuộc nào? Từ những hoạt động đó làm bật lên những điểm gì về tính tình? + Em có tình cảm, cảm xúc gì đối với người đó? + ... - Gv nhận xét tuyên dương |
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp lắng nghe bạn đọc. Tả người. ?
Một người thân trong gia đình của em. - HS nối tiếp nêu
- HS lập dàn ý dựa vào gợi ý của cô giáo - HS trình bày bài làm - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
|
||
Bài 2. Chia sẻ dàn ý trong nhóm (10 phút) - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- GV mời HS làm việc theo nhóm 4
- GV mời các nhóm trình bày. - GV mời các nhóm nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương |
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. Cả lớp lắng nghe. HS chia sẻ dàn ý trong nhóm 4 theo kĩ thuật Phòng tranh nhỏ, nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh dàn ý theo một số gợi ý: + Trình tự miêu tả, sắp xếp các ý. + Sử dụng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá. + Phát triển, mở rộng ý. + … -Các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét. |
||
4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|||
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Em làm phóng viên” Dựa vào bài đọc “Mùa xuân em đi trồng cây”, đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn nhỏ tham gia trồng cây - GV nhận xét, hoan nghênh - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. |
- HS thực hành đóng vai phóng viên và các bạn nhỏ để phỏng vấn về hoạt động, cảm xúc, mong ước khi tham gia trồng cây thông qua trò chơi “Phóng viên nhí”.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
|
||
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
BÀI 4: RỪNG XUÂN (3 tiết)
Tiết 1: ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh
minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cảnh khu rừng vào xuân với nhiều sắc màu tuyệt đẹp. Từ đó, rút ra ý nghĩa: Ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, đất trời khi vào xuân.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý và bảo vệ những cảnh vật thiên nhiên xung quanh ta.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác luyện đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SGK phóng to.
– Tranh, ảnh hoặc video clip về bầu trời, biển cả, cánh đồng lúa,... (nếu có).
– Tranh, ảnh hoặc video clip về các loại cây, lá được nhắc đến trong bài (nếu có).
– Bảng phụ/ máy chiếu ghi đoạn từ đầu đến “cây chùm bao”.
– Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
2. Học sinh
- Tranh, ảnh về một loài vật em thích (nếu có).
- Sổ tay Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kể được một hình ảnh , màu sắc khi xem vi déo, phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và hoạt động khởi động. - Cách tiến hành: |
||
- Gv tổ chức cho HS xem video clip về bầu trời, biển cả, cánh đồng lúa,... và trả lời câu hỏi sau + Sự vật em quan sát có màu sắc gì? + Em dùng từ ngữ nào để miêu tả màu sắc ấy? (
à Nghe GV giới thiệu bài học: “Rừng xuân”. |
- HS xem video
- HS nối tiếp nhau tả lời: bầu trời - xanh ngắt; biển cả - xanh thẳm; cánh đồng - xanh mướt/ vàng ươm;...) – HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh hoạ, liên hệ với nội dung khởi động à phán đoán nội dung bài đọc |
|
2. Khám phá. - Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. - Cách tiến hành: |
||
2.1. Hoạt động 1: Đọc đúng. - GV đọc mẫu lần 1 - GV HD đọc: Toàn bài đọc với giọng trong sáng, vui tươi, nhẹ nhàng. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: 2 đoạn theo thứ tự: · Đoạn 1: Từ đầu đến “cây chùm bao”. · Đoạn 2: Còn lại. - GV gọi 2 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: bụ bẫm; lá ngoã non; huyền ảo; toé;... - GV hướng dẫn luyện đọc câu: · Những lá sưa mỏng tang/ và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch/ với những chùm hoa li ti/ và trắng như những hạt mưa bay.//; · Nắng đậm dần lên/ chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc/ rọi xuống/ tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam,/ chỗ hồng,/ có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương/ toé lên những tia ngũ sắc/ ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.//;... - GV mời học sinh luyện đọc theo nhóm 2. - GV nhận xét sửa sai. |
- Hs lắng nghe cách đọc. - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- 2 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu.
- 2 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
|
2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu lần 2. - Mời 2 HS đọc diễn cảm nối tiếp đoạn. - GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn (mỗi học sinh đọc 1 đoạn và nối tiếp nhau cho đến hết). - GV theo dõi sửa sai. - Đọc diễn cảm trước lớp: + GV mời 2 HS đọc diễn cảm trước lớp. + GV nhận xét tuyên dương |
- HS lắng nghe cách đọc diễn cảm. - 2 HS đọc diễn cảm nối tiếp theo đoạn. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn. -HS lắng nghe rút kinh nghiệm. + 2 HS tham gia đọc diễn cảm trước lớp. + HS lắng nghe, học tập lẫn nhau. |
|
3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Trả lời tốt các câu hỏi trong bài đọc. + Hiểu được nội dung của bài đọc: Chương trình “Tuần phim hoạt hình Việt” trên VTV Go với các thể loại phim đa dạng, hấp dẫn là món quà mùa hè đặc biệt dành tặng cho các em nhỏ. - Cách tiến hành: |
||
3.1. Tìm hiểu bài. - GV mời 1 HS đọc toàn bài. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cá nhân,… - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. 1. Mỗi loại lá cây đóng góp gì cho “ngày hội của màu xanh”?
2. Ngoài màu xanh, rừng xuân còn được miêu tả với những màu sắc nào?
à Rút ra ý đoạn 1: Khu rừng mùa xuân như một ngày hội màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt. 3. Lá sưa và lá ngoã được so sánh với sự vật nào? Cách so sánh ấy có gì thú vị?
4. Vì sao nắng chiếu qua các tầng lá lại tạo nên bầu ánh sáng huyền ảo? à Giải nghĩa từ: toé (nghĩa trong bài: ánh sáng chiếu mạnh, toả ra các phía);...
à Rút ra ý đoạn 2: Bầu ánh sáng huyền ảo của khu rừng. 5. Nêu cảm nghĩ của em về rừng xuân được tả trong bài.
à Rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc. – HS nghe bạn và GV nhận xét, bổ sung. |
- Cả lớp lắng nghe. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
- Lá cời non – thoáng một chút xanh; lá sưa – mỏng tang và xanh rờn, như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch; lá ngoã – còn non, to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ; lá cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chùm bao – xanh sẫm đậm đặc. - Ngoài màu xanh, rừng xuân còn được miêu tả với những màu sắc khác, như: màu nâu hồng của những mầm cây bụ bẫm chưa có đủ chất diệp lục; những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng; những chùm hoa sưa li ti và trắng như những hạt mưa bay; những đốm lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc; những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím; những chùm hoa lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa;…
-HS rút ý đoạn 1
- Lá sưa – lụa xanh, lá ngoã – cái quạt. Cách so sánh giúp sự vật trở nên sống động, gần gũi, dễ hình dung và có nét đặc trưng riêng biệt.) - Vì ánh nắng rọi xuống tạo ra vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương toé lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa, khiến bầu ánh sáng trở nên huyền ảo, diệu kì.) -HS rút ý đoạn 2
- HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng: Rừng xuân được tả trong bài thật đẹp, tràn ngập màu xanh với các sắc độ đậm nhạt khác nhau, nhờ cách miêu tả khéo léo, sinh động của tác giả mà khi đọc ta cứ ngỡ cả khu rừng như đang hiện ra trước mắt.)HS lắng nghe. - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình. - HS nhắc lại nội dung bài học. |
|
3.2. Luyện đọc lại. + Bài đọc nói về điều gì?
- Mời một số học sinh đọc diễn cảm. Rừng hôm nay/ như một ngày hội của màu xanh,/ màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt,/ dày mỏng khác nhau.// Những mầm cây bụ bẫm/ còn đang ở màu nâu hồng chưa
- HS luyện đọc lại đoạn 2 trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ. – HS thi đọc đoạn 2 trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – 1 – 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài trước lớp. – HS nghe GV đánh giá chung về hoạt động luyện đọc lại |
- Toàn bài đọc với giọng thong thả, tươi vui. - Một số HS đọc diễn cảm - Cả lớp nhận xét. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. |
|
4. Vận dụng trải nghiệm. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
||
- GV mời các tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm. - GV mời cả lớp làm giám khảo đánh giá giải đọc hay nhất. - Nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tiết dạy. - Dặn dò bài về nhà. |
- HS lắng nghe nội dung vận dụng.
- Các tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm. - Cả lớp đánh giá nhận xét và xếp vị thứ những bạn đọc hay nhất. |
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ….................................................................................................................................... ….................................................................................................................................... |
Còn tiếp, mời các bạn tải về để lấy bản Doc cả năm.