Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử - Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử - Địa lí lớp 5 sách Chân trời sáng tạo

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử - Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo được VnDoc.com đăng tải với mong muốn giúp thầy cô nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 5 mới. Đây là tài liệu hữu ích dành cho giáo viên tham khảo.

Giải SGK lớp 5 Sách mới:

10 câu hỏi thu hoạch sau khi tập huấn Lịch sử - Địa lí 5

Câu 1. Tư tưởng biên soạn chủ đạo của SGK Lịch sử và Địa lí 5 – Bộ sách CTST là

A. đổi mới và sáng tạo, tích cực hoá hoạt động của HS, chú trọng dạy học tích hợp.

B. kế thừa SGK hiện hành, chú trọng cung cấp kiến thức cho HS, biên soạn theo hướng mở.

C. đổi mới và sáng tạo, bám sát Chương trình GDPT 2018, phân biệt rõ nội dung lịch sử và địa lí.

D. kế thừa SGK hiện hành, tích cực hoá hoạt động của HS, biên soạn theo hướng đóng.

Đáp án: A

Câu 2. Mạch nội dung trong CT Lịch sử và Địa lí 5 theo Chương trình GDPT 2018 gồm

A. thế giới và khu vực.

B. Việt Nam và khu vực.

C. thế giới, khu vực và Việt Nam.

D. Việt Nam và các vùng miền.

Đáp án: C

Câu 3. Cấu trúc của SGK Lịch sử và Địa lí 5 – Bộ sách CTST gồm bao nhiêu chủ đề?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án: D

Câu 4. Tiếp cận năng lực là điểm nổi bật của SGK Lịch sử và Địa lí 5 – Bộ sách CTST, điều này không được thể hiện qua

A. Hệ thống câu hỏi phát triển năng lực trong các bài học.

B. Hệ thống thông tin phong phú để giáo viên truyền tải đến HS.

C. Hệ thống tư liệu đa dạng, phong phú cho học sinh khai thác.

D. Chú trọng sự hài hoà giữa kênh chữ và hệ thống tư liệu kèm theo.

Đáp án: B

Câu 5. Trình tự đúng của việc triển khai một bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 5 – Bộ sách CTST là

A. Khởi động – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng.

B. Dẫn nhập – Hình thành kiến thức mới – Củng cố – Luyện tập.

C. Mở đầu – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng.

D. Mở đầu – Khám phá – Củng cố – Vận dụng.

Đáp án: A

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không phải là điểm mới của SGK Lịch sử và Địa lí 5 – Bộ sách CTST?

A. Tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất.

B. Đảm bảo các yêu cầu cần đạt theo Chương trình GDPT 2018.

C. Tách riêng phần Lịch sử và phần Địa lí.

D. Chú trọng tích hợp nội môn và liên môn

Đáp án: C

Câu 7. Phần Khởi động trong SGK Lịch sử và Địa lí 5 – Bộ sách CTST có tác dụng

A. tạo hứng thú và xác định nhiệm vụ học tập cho HS.

B. giúp HS hình thành kiến thức, kĩ năng trong học tập.

C. giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng.

D. minh hoạ và àm rõ hơn nội dung bài học.

Đáp án: A

Câu 8. Phần “Hướng dẫn ôn tập” trong SGK Lịch sử và Địa lí 5 – Bộ sách CTST có đặc điểm gì?

A. Nội dung phần lớn là bài tập dạng trắc nghiệm.

B. Nội dung được chia theo hai học kì.

C. Nội dung tập trung vào ôn tập cuối năm.

D. Nội dung bố trí ở giữa và cuối sách.

Đáp án: B

Câu 9. So với SGK theo Chương trình GDPT 2006, ý nào dưới đây không phải là nội dung mới của SGK Lịch sử và Địa lí 5 – Bộ sách CTST theo Chương trình GDPT 2018 là

A. Chung tay xây dựng thế giới.

B. Các nước láng giềng.

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

D. Các chủng tộc trên thế giới.

Đáp án: B

Câu 10. Ý nào dưới đây đúng với cấu trúc của SGK Lịch sử và Địa lí 5 – Bộ sách CTST?

A. Gồm 6 chủ đề với 26 bài học và phần Hướng dẫn ôn tập.

B. Gồm 5 chủ đề với 26 bài học và phần Hướng dẫn ôn tập.

C. Gồm 6 chủ đề với 25 bài học và phần Hướng dẫn ôn tập.

D. Gồm phần Mở đầu, 6 chủ đề với 27 bài học.

Đáp án: A

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm