Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo

Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm) là bài soạn được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn hơn.

Chủ đề 1: Vui ngày khai trường

cKhám phá

(… phút)

HĐ2: Nghe nhạc

– GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS đọc và tìm hiểu nhạc sĩ sáng tác bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, phân tích hoàn cảnh ra đời của bài hát; nghe bài hát và biểu lộ cảm xúc.

– Các nhóm HS đọc tiểu sử, hoàn cảnh ra đời của bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, ghi chép những thông tin cần thiết vào giấy.

– Các nhóm trình bày những thông tin đã ghi chép được trong giấy và nêu cảm nhận của nhóm khi nghe bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây.

– Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm.

Luyện tập, thực hành (… phút)

HĐ3: Mảnh ghép âm nhạc

– GV chia nhóm cho HS nghe bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây kết hợp với vận động cơ thể và sử dụng tambourine gõ đệm theo mẫu tiết tấu bên dưới:

– GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, thành lập 2 nhóm và giao nhiệm vụ: nhóm 1 gõ đệm tambourine, nhóm 2 sử dụng Body percussion luyện tập theo mẫu tiết tấu trên.

– Sau 5 phút, GV hướng dẫn HS thành lập 4 nhóm mảnh ghép, luyện tập gõ đệm cho bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây.

– HS kết hợp hát, chơi nhạc cụ gõ và vận động đệm cho bài hát. GV quan sát và hỗ trợ, kịp thời sửa sai cho các nhóm (nếu có).

– Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm.

Vận dụng, trải nghiệm (… phút)

HĐ4: Nghe nhạc vận động sáng tạo

– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm sáng tạo một số động tác vận động cơ thể và các mẫu tiết tấu gõ đệm cho bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây.

– HS nghe bài hát và suy nghĩ các động tác vận động sáng tạo, các mẫu tiết tấu gõ đệm với nhạc cụ tự chọn, tiến hành luyện tập theo nhóm.

– Các nhóm lựa chọn hình thức nghe nhạc kết hợp vận động cơ thể hoặc nghe nhạc kết hợp gõ đệm (khuyến khích HS kết hợp vận động cơ thể và gõ đệm theo mẫu tiết tấu sáng tạo).

– Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm.

NỘI DUNG: THUYẾT ÂM NHẠC

Vạch nhịp, ô nhịp

Trọng tâm: nhận biết một số kí hiệu ghi chép nhạc trong các bài hát, bản nhạc đã học.

YCCĐ: PC2, NLC3, NLÂN4.

PP&KTDH: chia nhóm nhỏ, làm việc nhóm,...

PP&CCĐG: quan sát, SP của HS.

Mở đầu

(… phút)

HĐ1: Trò chơi Trái cây âm nhạc

– HS chia nhóm quan sát mẫu tiết tấu, sau đó luyện tập bằng cách vỗ tay.

– Sau khi HS quen với mẫu tiết tấu, GV tập cho HS thực hiện mẫu tiết tấu bằng hình thức ghép tên của các loại trái cây có 2 chữ vào tiết tấu nốt móc đơn (ô nhịp thứ nhất), ghép tên các loại trái cây có 1 chữ vào tiết tấu nốt đen (ô nhịp thứ 2). Đọc tên các loại trái cây theo đúng tiết tấu.

Sầu riêng Măng cụt Chuối Bơ

– GV cho các nhóm HS thách đấu, nhóm nào ghép đúng nhiều tên trái cây theo yêu cầu và đọc tên các loại trái cây theo đúng tiết tấu sẽ chiến thắng.

– Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm.

Khám phá

(… phút)

HĐ2: Kết bạn với vạch nhịp, ô nhịp

– Từ trò chơi, HS nhắc lại khái niệm vạch nhịp, ô nhịp. GV trình chiếu và giới thiệu khái niệm, các ví dụ về vạch nhịp, ô nhịp. HS ghi nhớ và thực hành vẽ vạch nhịp, ô nhịp.

– HS quan sát hình, nắm bắt khái niệm vạch nhịp và phân biệt vạch nhịp, vạch nhịp kép. Nêu tác dụng của mỗi loại vạch nhịp.

– Từ khái niệm của vạch nhịp: HS quan sát hình, nắm bắt khái niệm ô nhịp và chỉ ra đâu là ô nhịp, cách tạo ra ô nhịp.

Luyện tập, thực hành (… phút)

HĐ3: Kết nối

– GV cho HS quan sát dòng nhạc thứ 2 và thứ 3 của bài hát Đường đến trường vui lắm! và yêu cầu các nhóm thảo luận, xác định số lượng ô nhịp của 2 dòng nhạc.

– Các nhóm thảo luận xác định số ô nhịp của dòng nhạc thứ 2 và thứ 3 trong bài hát Đường đến trường vui lắm!. Ghi kết quả vào giấy.

– GV cho từng nhóm dán kết quả của mình đã thực hiện lên bảng và trình bày SP.

– Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm và kịp thời sửa sai (nếu có).

Vận dụng, trải nghiệm (… phút)

HĐ4: Em làm nhạc

– GV cho các nhóm quan sát dòng nhạc đã thiết kế sẵn, có khoá son, số chỉ nhịp, nốt nhạc nhưng chưa có vạch nhịp. Các nhóm quan sát, sau đó kẻ vạch nhịp cho dòng nhạc và trả lời dòng nhạc dưới đây có bao nhiêu ô nhịp.

– Nhóm HS kẻ dòng nhạc trên vào giấy, thảo luận chỉ ra vạch nhịp, xác định số ô nhịp.

– Các nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận theo yêu cầu của GV.

– Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm và kịp thời sửa sai (nếu có).

NỘI DUNG: NHẠC CỤ

Nhạc cụ tiết tấu: Gõ đệm cho bài hát Đường đến trường vui lắm!

Trọng tâm: thực hiện được mẫu gõ đệm bằng trống con cho bài hát Đường đến trường vui lắm!.

YCCĐ: NLC2, NLÂN5.

PP&KTDH: Dalcroze, Orff-Schulwerk, chia nhóm nhỏ, làm việc nhóm, trình diễn,…

PP&CCĐG: quan sát, SP của HS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Âm nhạc 5

    Xem thêm