Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 5

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức được VnDoc.com đăng tải với mong muốn giúp thầy cô nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 5 mới. Đây là tài liệu hữu ích dành cho giáo viên tham khảo.

Giải SGK lớp 5 Sách mới:

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK môn Tiếng Việt lớp 5 sách Kết nối tri thức

Câu hỏi 1. Cấu trúc SGK Tiếng Việt 5 (hai tập) được thiết kế như thế nào?

A. Mỗi tuần có 2 bài, bài thứ nhất 3 tiết và bài thứ hai 4 tiết, cuối mỗi học kì có ôn tập, không có ôn giữa kì.

B. Mỗi tuần có 2 bài, bài thứ nhất 3 tiết và bài thứ hai 4 tiết; mỗi học kì có ôn giữa kì và ôn cuối kì.

C. Mỗi tuần có 2 bài, bài 3 tiết và bài 4 tiết; trật tự bài 3 tiết và bài 4 tiết trong mỗi tuần linh hoạt.

D. Mỗi tuần có 2 bài, bài 3 tiết và bài 4 tiết, cuối mỗi học kì có ôn tập; giữa học kì II có thêm ôn giữa kì.

Câu hỏi 2. Nhận định nào sau đây đúng với cấu trúc bài học trong Tiếng Việt 5?

A. Trước mỗi văn bản đọc đều có phần khởi động.

B. Bài 3 tiết và bài 4 tiết có cấu trúc thống nhất.

C. Hoạt động Nói và nghe được phân bố đều ở tất cả các tuần.

D. Bài 3 tiết và bài 4 tiết trong mỗi tuần có nội dung khởi động chung.

Câu hỏi 3. Các chủ điểm trong bộ sách được sắp xếp như thế nào?

A. Mỗi tập có 5 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 4 tuần.

B. Mỗi tập có 4 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài trong 3 hoặc 4 tuần.

C. Tập một có 4 chủ điểm, tập hai có 5 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 5 tuần.

D. Tập một có 4 chủ điểm, tập hai có 4 chủ điểm, mỗi chủ điểm kéo dài từ 2 đến 4 tuần.

Câu hỏi 4. Cấu trúc bài học có văn bản là truyện có gì khác so với bài học có văn bản là thơ và văn bản thông tin?

A. Không khác biệt.

B. Khác biệt đáng kể.

C. Khác biệt không đáng kể.

D. Giống với bài học văn bản thơ, khác bài học văn bản thông tin.

Câu hỏi 5. Hoạt động đọc trong Tiếng Việt 5 có gì khác so với Tiếng Việt 4?

A. Có phần luyện tập sau văn bản đọc.

B. Thời gian cho Đọc mở rộng nhiều hơn.

C. Kiểu loại văn bản đọc đa dạng hơn đáng kể.

D. Không có câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kết quả đọc hiểu.

Câu hỏi 6. Hoạt động viết ở Tiếng Việt 5 có gì khác biệt so với Tiếng Việt 4?

A. Không yêu cầu viết đoạn văn.

B. Không có yêu cầu nghe – viết chính tả.

C. Có viết đoạn văn nghị luận (nêu ý kiến) về một hiện tượng, sự việc.

D. Chú trọng giúp học sinh viết các kiểu bài theo yêu cầu của chương trình.

Câu hỏi 7. Những yêu cầu thực hành viết nào dưới đây có trong Tiếng Việt 5?

A. Thuật lại một sự việc; tả người, phong cảnh; thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện; nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc; giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình; báo cáo công việc, chương trình hoạt động.

B. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo; tả người, phong cảnh; thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện; nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc; giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình; hướng dẫn thực hiện một công việc.

C. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo; tả người, phong cảnh; viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong tác phẩm văn học; nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc; giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình; báo cáo công việc, chương trình hoạt động.

D. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo; tả người, phong cảnh; thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện; nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc; giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình; báo cáo công việc, chương trình hoạt động.

Câu hỏi 8. Nhận định nào sau đây đúng với hoạt động Nói và nghe trong Tiếng Việt 5?

A. Học sinh được thực hành giới thiệu về trường lớp của mình.

B. Học sinh có được thời gian thực hành nói và nghe nhiều hơn lớp 4.

C. Thuật lại một sự việc đã tham gia là một trong những hình thức luyện nói và nghe quan trọng.

D. Hoạt động Nói và nghe và hoạt động Đọc mở rộng được phân bố luân phiên nhau ở các bài 4 tiết.

Câu hỏi 9. Tính mở của Tiếng Việt 5 thể hiện ở điểm nào?

A. Giáo viên có thể lược bỏ một số kiến thức tiếng Việt để tăng cường thực hành.

B. Giáo viên có thể thay đổi một số nội dung dạy học miễn là đáp ứng được mục tiêu của bài học.

C. Đọc mở rộng là hoạt động học sinh tự tìm sách báo để đọc nên giáo viên có thể không cần dành thời gian ở lớp để triển khai hoạt động này.

D. Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh thực hành viết theo một quy trình linh hoạt, không nhất thiết phải đủ các bước như trong SGK.

Câu hỏi 10. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tiếng Việt 5 chú trọng trang bị cho học sinh những kiến thức mới mẻ, hiện đại trong lĩnh vực nghiên cứu tiếng Việt.

B. Tiếng Việt 5 chú trọng đánh giá kiến thức tiếng Việt và kĩ năng đọc của học sinh qua các bài tập trắc nghiệm khách quan.

C. Tiếng Việt 5 chú trọng vai trò “bản lề” của lớp cuối cấp Tiểu học, giúp học sinh chuẩn bị tốt cho việc học tập ở cấp Trung học cơ sở.

D. Tiếng Việt 5 là SGK cho lớp cuối cấp nên có những thay đổi căn bản về cấu trúc sách và cấu trúc bài học so với SGK cho các lớp trước.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

1

B

2

A

3

B

4

A

5

C

6

C

7

D

8

D

9

B

10

C

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm