Giáo án Giáo dục Thể chất lớp 5 Chân trời sáng tạo
Giáo án Giáo dục Thể chất lớp 5 Chân trời sáng tạo
Giáo án Giáo dục Thể chất lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm) là bài soạn được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn hơn.
Chủ đề: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Bài 1: Chủ đề: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Thời gian thực hiện: 4 tiết (35 phút/tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực thể chất:
− Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết phối hợp với bạn trong lớp khi thực hiện các bài tập phối hợp đội hình đội ngũ. Biết nhận xét và giúp đỡ bạn cùng tập sửa lỗi sai trong quá trình tập luyện.
− Năng lực giải quyết vấn đề − sáng tạo: Vận dụng được các nội dung
− Năng lực chăm sóc sức khoẻ: Biết thực hiện theo hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng trong tập luyện nhằm tăng khả năng vận động.
− Năng lực vận động cơ bản: Thực hiện được các nội dung phối hợp tập hợp hàng dọc, tập hợp hàng ngang, dóng hàng dọc – hàng ngang, điểm số hàng dọc – hàng ngang, quay các hướng, dàn hàng, dồn hàng. Biết quan sát tranh, ảnh và động tác mẫu của GV.
− Năng lực hoạt động thể dục thể thao: Biết trình diễn nhóm, thi đua trong trò chơi vận động.
1.2. Năng lực chung:
− Năng lực tự chủ và tự học: Biết sử dụng sách giáo khoa để phục vụ bài học. Tự giác trong quá trình tập luyện và tham gia trò chơi vận động. Thực hiện được các yêu cầu của GV đưa ra trong buổi học.
phối hợp đội hình hàng dọc, phối hợp đội hình hàng ngang trong tập luyện và trò chơi vận động.
2. Phẩm chất:
− Chăm chỉ, ham học hỏi, tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện đội hình đội ngũ và các trò chơi vận động.
− Tự giác, có ý thức trách nhiệm đối với tập thể và hoàn thành lượng vận động của buổi tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
− Địa điểm: Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, an toàn, không ẩm ướt hay trơn trượt.
− Dụng cụ: Còi, đồng hồ bấm giờ, vạch mức, phấn, bóng, rổ đựng bóng, thảm dấu chân, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu | Nội dung | Sản phẩm | Tổ chức hoạt động |
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU | |||
− Tiếp nhận nhiệm vụ học tập. − Làm nóng cơ thể, tạo tâm thế sẵn sàng cho người học. | − Nhận lớp: + Thăm hỏi sức khoẻ của HS, phổ biến yêu cầu của buổi học. − Khởi động: + Xoay các khớp: Xoay cổ, xoay khuỷu tay, xoay vai, xoay cánh tay, xoay hông, xoay cổ tay – cổ chân theo nhịp đếm hoặc theo nhạc. + Căng cơ: Thực hiện các động tác ép dẻo dọc, ép dẻo ngang theo nhịp đếm hoặc theo nhạc. − Trò chơi hỗ trợ khởi động Tung bóng tiếp sức + Chuẩn bị: Bóng, vạch giới hạn. | − Tiếp nhận được nhiệm vụ học tập. − Hoàn thành các hoạt động khởi động chung và các bài khởi động chuyên môn. | * Chuyển giao nhiệm vụ học tập − GV sử dụng phương pháp lời nói: Nhận lớp, thăm hỏi sức khoẻ HS, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. − GV sử dụng phương pháp trực quan: Làm mẫu các động tác khởi động xoay các khớp và căng cơ; tập luyện kĩ thuật, làm mẫu hướng dẫn HS khởi động cơ thể trên nền nhạc. − GV sử dụng phương pháp trò chơi: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi khởi động “Tung bóng tiếp sức”. * Thực hiện nhiệm vụ học tập − HS quan sát, lắng nghe và nhận nhiệm vụ: |
+ Cách chơi: GV chia HS thành 2 đội chơi, mỗi đội xếp thành hai hàng dọc đứng đối diện, cách nhau khoảng 5 – 7 m. Bạn đầu hàng lần lượt tung bóng cho bạn đối diện rồi chạy về phía cuối hàng đứng để bạn tiếp theo thực hiện. Đội hoàn thành xong trước là đội chiến thắng. | − HS khởi động theo đội hình 4 hàng ngang dãn cách so le: − HS tham gia trò chơi hỗ trợ khởi động: * Đánh giá kết quả thực hiện − Báo cáo kết quả: HS tự giác, tích cực hoàn thành các hoạt động khởi động. − Phương án đánh giá: GV sử dụng phương pháp quan sát. | ||
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | |||
− Biết quan sát tranh, ảnh và động tác mẫu của GV. – HS nhớ tên và biết thực hiện các nội dung phối hợp | 1. Phối hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay các hướng Tập hợp hàng dọc – Khẩu lệnh: “Thành 1 (2, 3, 4, ...) hàng dọc... Tập hợp!”. – Động tác: Sau khi phát khẩu lệnh, người chỉ huy (GV hoặc nhóm trưởng) đứng quay người về phía định tập hợp và đưa tay phải ra trước chỉ hướng cho | * Chuyển giao nhiệm vụ học tập − GV sử dụng phương pháp lời nói, trực quan: Phổ biến nhiệm vụ, giới thiệu, phân tích, thị phạm các động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc, tư thế đứng nghỉ, đứng nghiêm. |
tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc, tư thế đứng nghỉ, đứng nghiêm, quay phải, quay trái và quay sau. | HS tập hợp. Tổ trưởng tổ 1 nhanh chóng đứng đối diện và cách người chỉ huy một cánh tay. Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4,... lần lượt đứng bên trái và cách tổ trưởng tổ 1 một khuỷu tay. Các thành viên của từng tổ lần lượt tập trung theo thứ tự từ thấp đến cao sau tổ trưởng của mình. Dóng hàng dọc – Khẩu lệnh: “Nhìn trước... Thẳng!”. – Động tác: Tổ trưởng tổ 1 đứng ngay ngắn, tay phải giơ lên cao, mắt nhìn thẳng. Các thành viên tổ 1 đưa tay trái ra trước, đặt đầu ngón tay chạm vào vai bạn phía trước để đảm bảo cự li, đồng thời nhìn vào gáy bạn phía trước để dóng hàng cho thẳng. Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4,... lần lượt chống tay phải vào hông và di chuyển sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người đứng bên phải, đồng thời chỉnh hàng ngang cho thẳng. Các thành viên tổ 2, 3, 4,... nhìn các tổ viên của tổ 1 để dóng hàng ngang và nhìn người đứng trước để dóng hàng dọc (không cần đưa tay ra trước để dóng hàng như tổ 1). | − HS nhận biết được cách thực hiện các động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc, tư thế đứng nghỉ, đứng nghiêm. | − GV sử dụng phương pháp luyện tập nhóm, lời nói, trực quan: GV mời một nhóm gồm 10 HS đại diện cho lớp lần lượt thực hiện, sau đó mời các HS còn lại nhận xét. − GV sử dụng phương pháp lời nói, phương pháp trực quan: Nhận xét, lưu ý lỗi sai và cách sửa, hướng dẫn cả lớp thực hiện động tác kết hợp sửa sai. * Thực hiện nhiệm vụ học tập − HS chú ý lắng nghe, quan sát và ghi nhớ động tác: GV − Đại diện lớp lên thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV, những HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét: * Đánh giá kết quả thực hiện − Báo cáo kết quả: HS nhớ tên và thực hiện được động tác theo hướng dẫn và trả lời các câu hỏi của GV. − Phương án đánh giá: GV đánh giá bằng phương pháp quan sát, đặt câu hỏi. |