Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Công nghệ lớp 5 Chân trời sáng tạo

Giáo án Công nghệ lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm) là bài soạn được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn hơn.

Phần 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Bài 1: Công nghệ trong đời sống

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống.
  • Nhận biết được những mặt trái khi sử dụng côngnghệ.

2. Phẩm chất năng lực chung

  • Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  • Năng lực chung: tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác.

3. Năng lực công nghệ

  • Nhận thức công nghệ.
  • Đánh giá công nghệ.

II. PHƯƠNG TIỆN – THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

  • Sách giáo khoa (SGK) và các tranh, ảnh trong Bài
  • Các thẻ mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ.

2. Học sinh

SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Tiết 1

Yêu cầu cần đạt

  • Trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống.
  • Nhận biết được những mặt trái khi sử dụng côngnghệ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu

– Giới thiệu sơ lược về cấu trúc sách Công nghệ 5.

– Kích thích sự tò mò khám phá kiến thức của học sinh.

– Học sinh lắng nghe.

b. Cách tiến hành

– Giáo viên giới thiệu sơ lược về Sách Công nghệ 5 – Bộ sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sách là một trong những tài liệu chính dành cho học sinh khi học tập môn Công nghệ lớp 5.

– Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Sách Công nghệ 5 gồm có mấy phần? Hãy cho biết tên bài có trong mỗi phần.

– Giáo viên nhận xét.

– Giáo viên giới thiệu bài học đầu tiên: “Công nghệ trong đời sống”.

– Giáo viên nêu mục tiêu của bài và mục tiêu của tiết học.

– Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.

– Học sinh mở sách Công nghệ 5 ra và quan sát quyển sách.

– Một số học sinh trả lời; cả lớp lắng nghe,

nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Gợi ý trả lời:

Sách Công nghệ 5 gồm có hai phần:

+ Phần 1. Công nghệ và Đời sống, gồm có 6 bài học và 1 bài ôn tập, cụ thể như sau:

Bài 1. Công nghệ trong đời sống;

Bài 2. Nhà sáng chế;

Bài 3. Tìm hiểu thiết kế;

Bài 4. Thực hành thiết kế nhà đồ chơi;

Bài 5. Sử dụng điện thoại; Bài 6. Sử dụng tủ lạnh;

Ôn tập Phần 1.

+ Phần 2. Thủ công kĩ thuật, gồm có 3 bài học, 1 dự án học tập và 1 bài ôn tập, cụ thể như sau:

Bài 7. Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin;

Bài 8. Mô hình máy phát điện gió;

Bài 9. Mô hình điện mặt trời;

Dự án. Em làm mô hình xe chạy bằng năng

lượng mặt trời;

Ôn tập Phần 2.

– Học sinh lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống

a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người.

b. Cách tiến hành

– Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 3, thảo luận và gắn thẻ mô tả vai trò với hình ảnh của sản phẩm công nghệ tương ứng ở trang 7 trong SGK.

– Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận để đánh giá thái độ làm việc, mức độ tương tác của các học sinh trong nhóm với nhau.

– Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

– Giáo viên nhận xét, kết luận: Các sản phẩm công nghệ làm cho đời sống của con người trở nên tiện nghi và thoải mái hơn; giúp gia tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

– Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến yêu cầu.

– Học sinh làm việc nhóm 3, cùng nhau thảo luận để chọn và gắn thẻ mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ tương ứng với hình ảnh minh hoạ.

– Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Gợi ý trả lời:

+ Máy vi tính → Thẻ 6.

+ Nước hoa → Thẻ 2.

+ Vắc xin → Thẻ 5.

+ Xe đạp → Thẻ 1.

+ Máy chụp ảnh → Thẻ 4.

+ Đèn LED → Thẻ 3.

– Học sinh lắng nghe.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về những mặt trái khi sử dụng công nghệ

a. Mục tiêu: Nhận biết được những mặt trái khi sử dụng công nghệ.

b. Cách tiến hành

– Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4.

– Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến yêu cầu.

– Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận để đánh giá thái độ làm việc, mức độ tương tác của các học sinh trong nhóm với nhau.

– Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

– Các nhóm quan sát hình ảnh ở trang 8 trong SGK và sắp xếp sao cho phù hợp với mô tả trong bảng về những mặt trái khi sử dụng công nghệ.

– Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Gợi ý trả lời:

+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ (mắt, cơ quan thần kinh, tim mạch,…): hình b.

+ Giảm giao tiếp trực tiếp giữa người với người: hình c.

+ Làm cho con người lệ thuộc vào công nghệ: hình a.

+ Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp, sửa đổi; các thông tin giả mạo có cơ hội được lan truyền nhanh chóng: hình d.

– Giáo viên nhận xét và kết luận: Bên cạnh những tiện ích mang lại cho con người, sản phẩm công nghệ còn có những mặt trái, gây ảnh hưởng không tốt cho con người nếu sử dụng không đúng cách. Chúng ta cần thận trọng trách nhiệm khi sử dụng công nghệ để tạo dựng môi trường xanh, bảo vệ hành tinh ngày càng tươi đẹp, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người.

– Học sinh lắng nghe.

3. Kết luận nội dung tiết học

– Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu về những nội dung đã tìm hiểu được trong tiết học này.

– Giáo viên nhận xét và kết luận:

+ Các sản phẩm công nghệ làm cho đời sống của con người trở nên tiện nghi và thoải mái hơn; giúp gia tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

– Học sinh nêu những nội dung đã tìm hiểu được trong bài.

– Cả lớp cùng lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ Bên cạnh những tiện ích mang lại cho con người, sản phẩm công nghệ còn những mặt trái, gây ảnh hưởng không tốt cho con người nếu sử dụng không đúng cách. Chúng ta cần thận trọng trách nhiệm khi sử dụng công nghệ để tạo dựng môi trường xanh, bảo vệ hành tinh ngày càng tươi đẹp, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người.

4. Đánh giá

– Giáo viên yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá bản thân qua tiết học.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá chung về quá trình học tập của học sinh trong lớp.

– Học sinh tự nhận xét, đánh giá bản thân qua tiết học.

Tài liệu rất dài, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ cả năm!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm