Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án tập huấn Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 5

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức được VnDoc.com đăng tải với mong muốn giúp thầy cô nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 5 mới. Đây là tài liệu hữu ích dành cho giáo viên tham khảo.

Giải SGK lớp 5 Sách mới:

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK môn Công nghệ lớp 5 sách Kết nối tri thức

Câu 1. Phần I – Công nghệ và đời sống của sách SGK Công nghệ 5 gồm những bài nào?

A. Năm bài gồm: Vai trò của công nghệ; Nhà sáng chế; Tìm hiểu thiết kế; Sử dụng điện thoại; Sử dụng tủ lạnh.

B. Sáu bài gồm: Vai trò của công nghệ; Nhà sáng chế; Tìm hiểu thiết kế; Thiết kế sản phẩm; Sử dụng điện thoại; Sử dụng tủ lạnh.

C. Năm bài gồm: Vai trò của công nghệ; Nhà sáng chế; Thiết kế sản phẩm; Sử dụng điện thoại; Sử dụng tủ lạnh.

D. Sáu bài gồm: Vai trò của công nghệ; Mặt trái của công nghệ; Nhà sáng chế; Tìm hiểu thiết kế; Sử dụng điện thoại; Sử dụng tủ lạnh.

Câu 2. Khi học bài “Nhà sáng chế” học sinh cần đạt được những yêu cầu cần đạt nào?

A. Nêu được vai trò của sáng chế trong đời sống và sự phát triển của công nghệ; Tóm tắt được thông tin về một số nhà sáng chế nổi bật trong lịch sử loài người; Nêu được lịch sử sáng chế ra sản phẩm công nghệ tiêu biểu; Nêu được một số đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế.

B. Nêu được vai trò của sáng chế trong đời sống và sự phát triển của công nghệ; Nêu được lịch sử sáng chế ra sản phẩm công nghệ tiêu biểu; Nêu được một số đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế.

C. Nêu được vai trò của sáng chế trong đời sống và sự phát triển của công nghệ; Tóm tắt được thông tin về một số nhà sáng chế nổi bật trong lịch sử loài người; Nêu được một số đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế.

D. Tóm tắt được thông tin về một số nhà sáng chế nổi bật trong lịch sử loài người; Nêu được lịch sử sáng chế ra sản phẩm công nghệ tiêu biểu; Nêu được một số đức tính cần có để trở thành nhà sáng chế.

Câu 3. Trong bài 3 “Tìm hiểu thiết kế” thiết kế gồm những bước nào?

A. Làm sản phẩm mẫu; Đánh giá và hoàn thiện sản phẩm; Vẽ phác thảo sản phẩm và lựa chọn vật liệu, dụng cụ; Hình thành ý tưởng về sản phẩm.

B. Hình thành ý tưởng về sản phẩm; Làm sản phẩm mẫu; Đánh giá và hoàn thiện sản phẩm; Vẽ phác thảo sản phẩm và lựa chọn vật liệu, dụng cụ;

C. Hình thành ý tưởng về sản phẩm; Vẽ phác thảo sản phẩm và lựa chọn vật liệu, dụng cụ; Đánh giá và hoàn thiện sản phẩm;

D. Hình thành ý tưởng về sản phẩm; Vẽ phác thảo sản phẩm và lựa chọn vật liệu, dụng cụ; Làm sản phẩm mẫu; Đánh giá và hoàn thiện sản phẩm;

Câu 4. Trong mỗi bài học của mạch nội dung Công nghệ và đời sống, mạch nội dung được thiết kế gồm có những hoạt động nào?

A. Hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập, thực hành, vận dụng, ghi nhớ, ý tưởng sáng tạo, thông tin cho em.

B. Hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập/thực hành, vận dụng, ghi nhớ, ý tưởng sáng tạo, thông tin cho em.

C. Hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập, thực hành, vận dụng, ghi nhớ.

D. Hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập/thực hành, vận dụng, ghi nhớ, ý tưởng sáng tạo.

Câu 5. Phần II – Công nghệ và đời sống sách giáo khoa Công nghệ 5 theo chương trình Công nghệ 2018 trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nào?

A. Bốn bài gồm: Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin; Mô hình máy phát điện gió; Mô hình điện mặt trời; Thiết kế xe chạy bằng năng lượng mặt trời.

B. Bốn bài gồm: Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin; Cách tạo ra điện từ gió; Mô hình máy phát điện gió; Mô hình điện mặt trời.

C. Ba bài gồm: Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin; Mô hình máy phát điện gió; Mô hình điện mặt trời.

D. Ba bài gồm: Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin; Lắp ráp mô hình máy phát điện gió; Lắp ráp mô hình điện mặt trời.

Câu 6. Bài “Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin” được thiết kế nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng gì?

A. Nhận biết được các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng pin; Lắp ráp, vận hành được mô hình xe điện chạy bằng pin.

B. Lựa chọn được chi tiết, dụng cụ cần thiết để lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng pin; Lắp ghép được mô hình xe điện theo hướng dẫn; Thu dọn mô hình sau khi làm xong.

C. Kể tên, nhận biết được các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng pin; Lắp ráp, vận hành được mô hình xe điện chạy bằng pin.

D. Lắp ghép được mô hình theo hướng dẫn; Sáng tạo ra mô hình xe điện chạy bằng pin mặt trời mới.

Câu 7. Bài “Mô hình máy phát điện gió” được thiết kế nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng gì?

A. Mô tả được cách tạo ra điện từ gió; Nhận biết và mô tả được các bộ phận của chính của mô hình máy phát điện gió; Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió; Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các tốc độ gió khác nhau.

B. Nhận biết và mô tả được các bộ phận của chính của mô hình máy phát điện gió; Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió; Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các tốc độ gió khác nhau.

C. Mô tả được cách tạo ra điện từ gió; Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió; Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các tốc độ gió khác nhau.

D. Mô tả được cách tạo ra điện từ gió; Nhận biết và mô tả được các bộ phận của chính của mô hình máy phát điện gió; Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió; Kiểm tra được hoạt động của mô hình.

Câu 8. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa Công nghệ 5 nhằm phát triển những năng lực nào?

A. Nhằm phát triển tất cả các năng lực thành phần cuả năng lực công nghệ.

B. Nhằm phát triển năng lực chung và tất cả năng lực thành phần của năng lực công nghệ.

C. Tùy nội dung chủ yếu nhằm phát triển một vài năng lực thành phần của năng lực công nghệ và góp phần phát triển năng lực chung.

D. Nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng.

Câu 9. Ý nào phản ánh không đúng tiêu chí Nhẹ nhàng– Hấp dẫn – Thiết thực được biểu hiện thể hiện như thế nào trong sách giáo khoa Công nghệ 5

A. Kiến thức đưa vào phù hợp với tâm sinh lí và trải nghiệm của học sinh.

B. Nội dung kiến thức đảm bảo tính liên thông ngang, dọc. Các thuật ngữ được sử dụng trong sách đảm bảo chính xác, đơn giản, dễ hiểu.

C. Hiểu sâu về tác dụng của hoa, cây cảnh và đồ chơi dân gian trong gia đình.

D. Các hoạt động định hướng trong hộp chức năng thực hành, luyện tập và vận dụng đều hướng tới hình thành các năng lực cho học sinh, đảm bảo tính thực tiễn và thiết thực.

Câu 10. Môn Công nghệ có ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ gì và được học ở những lớp nào trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

A. Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính. Bên cạnh mục tiêu tổng quát nêu trên, giáo dục công nghệ phổ thông hướng tới (i). thúc đẩy giáo dục STEM, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy thiết kế; (ii). định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp và phân luồng trong lĩnh vực ngành nghề về kĩ thuật, công nghệ; và (iii). trang bị cho học sinh tri thức, năng lực nền tảng để tiếp tục theo học các ngành kĩ thuật, công nghệ.

B. Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính.

C. Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính. Bên cạnh mục tiêu tổng quát nêu trên, giáo dục công nghệ phổ thông hướng tới (i). thúc đẩy giáo dục STEM, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy thiết kế; (ii). định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp và phân luồng trong lĩnh vực ngành nghề về kĩ thuật, công nghệ; và (iii). trang bị cho học sinh tri thức, năng lực nền tảng để tiếp tục theo học các ngành kĩ thuật, công nghệ.

D. Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính.

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm