Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học lớp 5 Kết nối tri thức (Cả năm)

Giáo án Tin học lớp 5 sách Kết nối tri thức (Cả năm)

Giáo án Tin học lớp 5 Kết nối tri thức là kế hoạch bài dạy lớp 5 môn Tin học được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Mời các bạn cùng tải giáo án lớp 5 này về.

Bài 1: EM CÓ THỂ LÀM GÌ VỚI MÁY TÍNH (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nhận ra những ứng dụng hữu ích trên máy tính có thể giúp em thực hiện nhiều công việc một cách hiệu quả

2. Năng lực

- Nêu được ví dụ máy tính giúp giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn và tạo ra sản phẩm số theo ý tưởng của bản thân.

- Thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tự lập trong việc học tập và bổ sung kiến thức, kĩ năng, sử dụng hiệu quả các tiến bộ của Tin học để nâng cao năng lực mọi mặt của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

Chuẩn bị một số phần mềm học tập, để HS được trải nghiệm trước khi đưa ra câu trả lời về những điều có thể làm được với máy tính. Đó là những phần mềm HS được học ở lớp 3 và 4 như phần mềm trình chiếu, phần mềm xử lí văn bản, phần mềm luyện gõ phím, phần mềm ngôn ngữ lập trình trực quan, YouTube,... và có thể một số phần mềm

thông dụng trên điện thoại của GV như xem thời tiết, đọc báo, gọi điện thoại, chụp ảnh,...

2. Học sinh: SGK, vở ghi, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu

- Tạo tâm thế, sự tò mò, hứng thú để học sinh bắt đầu học bài mới

2. Nội dung

- Học sinh tìm hiểu nội dung SGK T5 và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm

- Học sinh trả lời được câu hỏi nội dung SGK T5.

4. Tổ chức thực hiện

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của HS

Kết quả

GV đưa ra một số sản phẩm HS đã tạo được khi sử dụng máy tính, ví dụ: tệp văn bản, bài trình chiếu,... Sau đó, GV nêu câu hỏi gợi mở “Nhờ máy tính, em còn làm được những gì nữa?” và hỏi một số HS trả lời.

Bằng trải nghiệm của bản thân, HS trả lời nhanh những điều em đã làm được nhờ máy tính.

Một số câu trả lời dự kiến:

- Học trực tuyến trong thời gian dịch dịch bệnh Covid.

- Tìm kiếm thông tin về di tích lịch sử muốn tham quan.

- Tìm thông tin trên Internet về bộ phim mà em yêu thích.

- Tra từ tiếng Anh trên ứng dụng điện thoại

Hoạt động 1: Em có thể làm gì với máy tính

1. Mục tiêu

Thông qua các phần mềm, HS nhận ra nhiều hoạt động được máy tính hỗ trợ trở nên đa dạng, sinh động hơn, đem lại hiệu quả cao hơn khi không sử dụng máy tính.

2. Nội dung

Học sinh tìm hiểu nội dung và yêu cầu hoạt động: Em hãy kể tên một số phần mềm mà em đã từng sử dụng. Những phần mềm đó đã giúp em làm gì?

3. Sản phẩm

Bảng kết quả trình bày câu trả lời của mỗi nhóm HS sau khi thảo luận.Ví dụ:

● Những ứng dụng trên máy tính đã được học ở lớp 3 và lớp 4, bao gồm: cách sử dụng chuột; cách gõ bàn phím; cách khởi động và tắt máy tính; tìm kiếm trên Internet theo từ khoá; soạn thảo văn bản; tạo bài trình chiếu.

● Những ứng dụng trên máy tính mà HS có thể tự làm quen mà không nhất thiết được học trên lớp như: ứng dụng lịch, đồng hồ, dự báo thời tiết,...; trò chơi trên máy tính; ngôn ngữ lập trình; phần mềm nghe nhạc, xem video; một số phần mềm học tập như từ điển Tiếng Anh; phần mềm giúp trao đổi thông tin như Zalo, Viber; nền tảng hỗ trợ học trực tuyến như Zoom, Google Meet,...

4. Tổ chức thực hiện

GV tổ chức hoạt động

Hoạt động của HS

Kết quả

GV yêu cầu thực hiện nội dung Hoạt động theo nhóm.

HS thảo luận để thực hiện yêu cầu: kể tên một số phần mềm mà em đã từng sử dụng. Những phần mềm đó đã giúp em làm gì?

- Phần mềm giải trí: nghe nhạc xem video như Window Media Player.

- Phần mềm học tập: từ điển Tiếng Anh, Timf hiểu khoa học tự nhiên Kids Learning Science

- Phần mềm trao đổi thông tin: Zalo, Viber, Messenger

- Hợp tác với các bạn: phần mềm Zoom, Google Meet, Microsoft Teams.

- Tạo ra sản phẩm số: viết truyện bằng phần mềm soạn thảo Word, thiết kế album ảnh bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint

GV yêu cầu các nhóm trình bày, trong đó phân loại các phần mềm theo năm nhóm: giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác và tạo ra sản phẩm.

2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét

2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp

GV chốt kiến thức của bài học

HS đọc nội dung hộp kiến thức để ghi nhớ

- Máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn bè và tạo ra sản phẩm số theo ý tưởng của mình.

- Sử dụng máy tính thành thạo, em sẽ làm được nhiều việc hơn.

Nêu câu hỏi củng cố trong SGK T6 “Hãy kể về một phần mềm trên máy tính hoặc trên điện thoại thông minh mà em đã sử dụng và thấy thích thú.

- Học sinh trả lời câu hỏi vào vở.

Câu hỏi củng cố nhằm đạt được mục tiêu thứ hai của bài học. Sự hứng thú của HS thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

1. Những điều GV đã thực hiện thành công:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

2. Những điều GV muốn thay đổi:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Mời các bạn tải về để lấy trọn bộ giáo án Tin học 5 KNTT cả năm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm