Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo được VnDoc.com đăng tải với mong muốn giúp thầy cô nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 5 mới. Đây là tài liệu hữu ích dành cho giáo viên tham khảo.

Giải SGK lớp 5 Sách mới:

Đáp án tập huấn môn Mĩ thuật 5 Chân trời sáng tạo Bản 1

Câu 1. SGK Mĩ thuật 5 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 được biên soạn theo quan điểm nào?

A. Kế thừa, phát triển tư tưởng của bộ sách Học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS.
B. Theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông; cụ thể hoá các yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục 2018 môn mĩ thuật dành cho lớp 9; tiếp nối theo cấu trúc và mạch nội dung của SGK Mĩ thuật 6, 7, 8 – CTST – Bản 1.
C. Tạo cơ hội cho học sinh được bình đẳng, dân chủ trong tiếp cận tri thức, phát triển năng lực, phẩm chất và tự do trong sáng tạo mĩ thuật.
D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 2: Nội dung của SGK Mĩ thuật 5 – CTST– Bản 1 chú trọng những yêu cầu cần đạt gì?

A. Tuỳ nội dung, hình thức mĩ thuật và chất liệu tạo hình mà nhấn mạnh đến yếu tố, nguyên lí mĩ thuật chủ yếu trong bài.
B. Dựa vào mục tiêu của từng bài học để nhấn mạnh đến yếu tố, nguyên lí tạo hình nào là chủ yếu trong bài.
C. Có thể thay đổi hình thức mĩ thuật nếu không chuẩn bị được vật liệu như yêu cầu cần đạt của bài học.
D. Các bài học đều đề cập đến các yếu tố và nguyên lí mĩ thuật cơ bản ở các hoạt động.

Câu 3: SGK Mĩ thuật 5 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 có các hoạt động chủ yếu nào?

A. Tìm hiểu, Cách thực hiện, Thực hành, Trưng bày giới thiệu sản phẩm, Vận dụng sáng tạo.
B. Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
C. Khám phá; Kiến tạo kiến thức – kĩ năng; Luyện tập – sáng tạo; Phân tích – đánh giá; Vận dụng – phát triển.
D. Quan sát – nhận thức, Sáng tạo – ứng dụng, Phân tích – Đánh giá.

Câu 4: Những điểm nổi bật của SGK Mĩ thuật 5 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 là gì?

A. Bài học trong chủ đề có tính liên kết, hệ thống. Các yêu cầu hoạt động mĩ thuật cụ thể, rõ ràng, tường minh, tạo thuận lợi cho GV và HS thực hiện nhiệm vụ dạy – học, đặc biệt HS có thể dễ dàng tự học.
B. Hình thức HĐ của các bài học đa dạng, linh hoạt, tạo hứng thú học tập và sáng tạo cho HS.
C. Ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, gần gũi; hình ảnh khoa học, hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng HS
D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 5: Sách giáo viên Mĩ thuật 5 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 có thể sử dụng như thế nào?

A. Thay thế giáo án khi giáo viên lên lớp.
B. Có thể gợi ý để giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tế.
C. Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học hoàn toàn dựa trên từng bài trong SGV.
D. Giáo viên sử dụng các câu hỏi trong SGV để hỏi mọi học sinh trong lớp.

Câu 6: Khi xem bài dạy minh họa cần phân tích các vấn đề gì?

A. Xác định được các hoạt động trong bài học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên.
B. Xác định được các hoạt động trong bài học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên, cách đánh giá của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
C. Xác định tiến trình hoạt động trong bài học, mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu bài học; cách tổ chức, gợi mở, hỗ trợ HS và đánh giá của giáo viên; sự tham gia của học sinh vào hoạt động học tập và kết quả.
D. Xác định được các hoạt động trong chủ đề/ bài học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên.

Câu 7. SGK Mĩ thuật 5 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 thể hiện quá trình đánh giá theo Thông tư 27/2020/TT–BG&ĐT như thế nào?

A. Có thể sử dụng các yêu cầu học tập của SGK Mĩ thuật 5 để đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh.
B. Học sinh được tự nhận xét sản phẩm của mình, tham gia nhận xét sản phẩm của bạn và được giáo viên đánh giá nhận xét trong suốt quá trình học tập.
C. HS được tham gia nhận xét sản phẩm của mình, của bạn trong hoạt động Trưng bày sản phẩm.
D. Cha mẹ học sinh cũng được tham gia đánh giá bài trên lớp của con em mình.

Câu 8. Tiến trình hoạt động mỗi bài học trong SGK Mĩ thuật 5 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 được thực hiện như thế nào?

A. Theo trật tự các hoạt động 5 bước (Khám phá, Kiến tạo kiến thức – kĩ năng, Luyện tập – sáng tạo, Phân tích – đánh giá, Vận dụng – phát triển)
B. Tuỳ điều kiện dạy học thực tế để sắp xếp các hoạt động trước, sau.
C. Tuỳ thuộc nội dung bài, phương pháp dạy học của GV, hình thức tổ chức, điều kiện dạy – học, năng lực học sinh để sắp xếp các hoạt động trước, sau.
D. Khám phá bằng quan sát hình ảnh, hướng dẫn của giáo viên, thực hành, nhận xét, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống.

Câu 9. Giáo viên có vai trò như thế nào trong dạy học phát triển năng lực?

A. Tổ chức hoạt động, nêu vấn đề, đưa ra thách thức cho HS.
B. Hướng dẫn, gợi mở, tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động học tập
C. Định hướng, dẫn dắt, cùng tham gia, xử lí tình huống sư phạm linh hoạt, phù hợp.
D. Tất cả các vai trò trên.

Câu 10. GV cần lưu ý gì khi xây dựng KHBDF theo SGK Mĩ thuật 5 – CTST– Bản 1?

A. Xác định đúng mục tiêu bài học được hướng dẫn cụ thể trong SGV Mĩ thuật 5 để đảm bảo bài dạy được thực hiện đúng yêu cầu cần đạt với HS.
B. Tổ chức các hoạt động cần linh hoạt, không cứng nhắc, hình thức, không tạo áp lực cho HS; khuyến khích HS sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo năng lực, sở thích và điều kiện thực tế.
C. Dựa trên mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, phương tiện dạy học phù hợp với năng lực, điều kiện thực tế.
D. Tất cả các lưu ý trên.

Đáp án tập huấn môn Mĩ thuật 5 Chân trời sáng tạo Bản 2

Câu 1: Trong 1 hoạt động dạy học, giáo viên được sử dụng mấy phương pháp?

A. Mỗi hoạt động chỉ được áp dụng 1 phương pháp.
B. Mỗi hoạt động sử dụng 2 phương pháp.
C. Áp dụng tối đa 3 phương pháp trong 1 hoạt động.
D. Giáo viên linh động kết hợp nhiều phương pháp theo từng hoạt động cụ thể của bài.

Câu 2: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh:

A. Bám sát nội dung các hình ảnh trong SGK, SGV.
B. Sưu tầm giới thiệu mở rộng thêm thông tin, tranh ảnh liên qua đến bài.
C. Chỉ hình ảnh trong SGK, SGV.
D. Ý A và B.

Câu 3: Trong hoạt động Luyện tập và sáng tạo, các em học sinh đang tập trung làm bài thì có một em không làm vì chưa chuẩn bị dụng cụ, vật liệu theo dặn dò của giáo viên. Bạn sẽ xử lí trường hợp này như thế nào?

A. Nhắc nhở, ghi nhận xét vào sổ và báo phụ huynh
B. Nhắc nhở và cho ngồi im lặng quan sát các bạn làm bài để rút kinh nghiệm
C. Nhắc nhở và ghép nhóm phân công hỗ trợ làm việc cùng các bạn khác
D. Giáo viên chuẩn bị dự phòng vật liệu để cung cấp cho học sinh khi quên

Câu 4: Cấu trúc 1 bài học trong SGK MT5 bản 2 bộ CTST có mấy hoạt động?

A. 2 hoạt động.
B. 3 hoạt động.
C. 4 hoạt động.
D. 5 hoạt động.

Câu 5: Nếu phần Luyện tập trong bài sử dụng đất nặn thì:

A. Bắt buộc học sinh phải tạo sản phẩm bằng đất nặn.
B. Căn cứ tình hình tại địa phương để chọn chất liệu phù hợp.
C. Bỏ không dạy bài học đó.
D. Tự biên soạn 1 bài khác thay thế.

Câu 6: Năng lực đặc thù của môn mĩ thuật bao gồm:

A. Quan sát nhận thức thẩm mĩ, Vận dụng sáng tạo, Phân tích đánh giá thẩm mĩ
B. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ.
C. Trưng bày sản phẩm mĩ thuật, Quan sát nhận thức thẩm mĩ, Ứng dụng sáng tạo thẩm mĩ.
D. Quan sát nhận xét, Thực hành sáng tạo, Phân tích đánh giá.

Câu 7: Chủ đề Cuộc sống quanh em thuộc thể loại mĩ thuật nào?

A. Mĩ thuật tạo hình.
B. Mĩ thuật ứng dụng.
C. Thủ công.
D. Tích hợp Lí luận và Lịch sử mĩ thuật.

Câu 8: Môn Mĩ thuật lớp 5 gồm những mạch nội dung nào:

A. Hội hoạ, kiến trúc, đồ hoạ (tranh in), lịch sử mĩ thuật, thủ công.
B. Lí luận và lịch sử mĩ thuật, thủ công, hội hoạ, thiết kế thời trang, đồ hoạ (tranh in).
C. Lí luận và lịch sử mĩ thuật, hội hoạ, đồ hoạ (tranh in), điêu khắc, thủ công.
D. Lí luận và lịch sử mĩ thuật, thủ công, hội hoạ, đồ hoạ (tranh in).

Câu 9: Mĩ thuật ứng dụng được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 5 gồm những lĩnh vực nào?

A. Thiết kế đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc.
B. Thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế đồ hoạ.
C. Thiết kế thời trang, điêu khắc, thiết kế đồ hoạ.
D. Đồ hoạ, hội hoạ, thời trang.

Câu 10: Cấu trúc của SGK Mĩ thuật 5 gồm:

A. 8 chủ đề, 16 bài, trưng bày kết quả cả năm học.
B. 8 chủ đề, 16 bài, trưng bày kết quả học tập.
C. 8 chủ đề, 16 bài, trưng bày cuối HKI, trưng bày cuối năm học.
D. 8 chủ đề, 16 nội dung học tập, 2 nội dung trưng bày kết quả.

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm