Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo

Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo là mẫu kế hoạch bài dạy lớp 5 môn Toán được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa mới, mời các bạn tham khảo. Mời các bạn cùng tải giáo án lớp 5 này về.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 4: PHÂN SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • HS nhận biết phân số thập phân
  • HS viết được phân số thập phân ở dạng hỗn số; đọc, viết, xác định phần nguyên, phần phân số của hỗn số.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: nhận biết được phân số thập phân và viết được phân số thập phân dưới dạng hỗn số.
  • Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến phân số thập phân và hỗn số.
  • Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  • Hình ảnh nội dung Khởi động, Cùng học, bài Thực hành 1, 2, 3, bài Luyện tập 1, 2, 3, 4, 5.

2. Đối với học sinh

  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)
  • Các thẻ số dùng cho phần khởi động và bài thực hành 2 câu b.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh hơn?".

+ GV treo ảnh (hoặc trình chiếu), HS quan sát nội dung

- GV có thể đặt thêm các câu hỏi gợi mở:

+ Phân số chỉ số táo màu vàng trong tổng số táo thì tử số của phân số đó là bao nhiêu? Mẫu số của phân số đó là bao nhiêu?

+ Câu hỏi tương tự như trên với số táo màu xanh.

+ Có thể rút gọn các phân số đó được hay không?

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những phân số ta vừa thu được có đặc điểm gì chung?

Để trả lời cho câu hỏi cô trò mình đến với bài học hôm nay "Bài 4: Phân số thập phân.".

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết phân số thập phân; viết phân số thập phân ở dạng hỗn số.

b. Cách thức tiến hành:

- GV treo (hoặc trình chiếu) hình, cho HS quan sát và giới thiệu với HS :

*) Phân số thập phân

Các phân số có mẫu số là 10 ; 100 ; 1000 ; … gọi là các phân số thập phân.

- GV gọi HS đứng tại chỗ cho ví dụ về phân số thập phân, xác định phân số đó là phân số tối giản hay chưa.

+ Cho ví dụ về phân số thập phân có tử số lớn hơn mẫu số.

- GV giảng giải cho HS: Các phân số thập phân có tử số lớn hơn mẫu số có thể viết dưới dạng hỗn số.

*) Viết phân số thập phân ở dạng hỗn số

Ví dụ: Trong hình dưới đây, đã tô màu bao nhiêu phần của tờ giấy?

- GV có thể đặt một số câu hỏi dẫn dắt :

+ Trong hình có bao nhiêu ô tô màu, tổng số ô trong một tờ giấy là bao nhiêu?

+ Thiết lập phân số chỉ số ô được tô màu trên tổng số ô của 1 tờ giấy.

- GV giảng giải :

Trong hình đã tô màu tờ giấy, tức là 2 tờ giấy và tờ giấy.

Ta viết

là một hỗn số; đọc là hai và hai mươi bảy phần trăm.

có phần nguyên là 2, phần phân số là

- GV cho HS nhận xét về phần phân số của hỗn số: So sánh phân số của hỗn số với 1.

- GV đưa ra bảng nội dung để lưu ý cho HS:

Lưu ý:

+ Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn 1.

+ Khi đọc (hoặc viết) hỗn số, ta đọc (hoặc viết) phần nguyên rồi đọc (hoặc viết) phần phân số.

- GV cho HS đứng tại chỗ đọc các hỗn số sau :

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- HS viết và đọc được phân số thập phân.

- HS biểu thị được hỗn số; đọc, xác định phần nguyên, phần phân số của hỗn số.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1 : HS trả lời nhanh câu hỏi TN

Câu 1: Phân số có thể viết thành phân số thập phân nào?

A.

B.

C.

D.

Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

A. 375

B. 15

C. 60

D. 150

Câu 3: Số thập phân được viết dưới dạng hỗn số là:

A.

B.

C.

D.

Câu 4: 42 dm = . ?. m

A.

B.

C.

D.

Câu 5: Phần phân số của hỗn số là :

A. 5.

B.

C.

D.

Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT1

BT1: Đọc các phân số thập phân trong các phân số dưới đây

- GV cho HS đọc đề.

- HS tìm hiểu bài, nhận biết các việc cần thực hiện: nhận biết phân số thập phân, đọc các phân số tìm được.

- GV cho HS nhắc lại: Thế nào là phân số thập phân?

Từ đó HS nhận biết các phân số thập phân.

- HS làm bài theo nhóm đôi.

- GV sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm HS trình bày.

Nhiệm vụ 3 :Hoàn thành BT2

BT2:

a) Viết hỗn số biểu thị phần tô màu ở mỗi hình dưới đây.

b) Đọc rồi nêu phần nguyên, phần phân số của mỗi hỗn số trên.

- GV cho HS đọc yêu cầu đề.

- HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết các việc cần thực hiện: viết hỗn số, đọc và xác định phần nguyên, phần phân số của hỗn số.

- GV hướng dẫn:

+ Đếm số ô trên một thanh và số ô được tô màu ở Hình A.

+ Thiết lập phân số biểu thị phần tô màu.

- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

Nhiệm vụ 4 : Hoàn thành BT3

BT3: Viết các hỗn số sau.

a) Năm và bảy phần mười.

b) Mười tám và sáu phần mười.

- GV cho HS suy nghĩ, gọi HS lên bảng trình bày.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu:

- HS biết cách viết được một phân số đã cho thành phân số thập phân.

- Viết các phần số thập phân, số đo dưới dạng hỗn số

- Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến phân số thập phân và hỗn số.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT1

Viết các phân số sau thành phân số thập phân

Mẫu:

a)

b)

c) .

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: viết các phân số thành phân số thập phân.

GV làm mẫu, hướng dẫn HS cách làm :

+ Để viết phân số thành phân số thập phân phải làm như thế nào?

+ Làm thế nào để đưa mẫu số 25 về dạng phân số chứa mẫu 100?

+ Để phân số tìm được bằng phân số đã cho và là phân số thập phân thì phải làm như thế nào?

Từ đó

- HS thực hiện theo nhóm đôi, suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT2

Viết các phân số thập phân ở dạng hỗn số

Mẫu:

Cách làm: Chia tử số cho mẫu số: 37 : 10 = 3 (dư 7)

Thương tìm được là phần nguyên ; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia.

a)

b) .

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: viết các phân số thập phân ở dạng hỗn số.

GV làm mẫu, hướng dẫn HS cách làm.

+ Thực hiện phép chia 37 : 10, rồi xác định thương, số chia, số dư.

+ Thương tìm được là phần nguyên, viết phần nguyên kèm theo phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia. Ta được: .

- HS thực hiện theo nhóm đôi, suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT3

Chọn các phân số thập phân và hỗn số bằng nhau

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: chọn các phân số thập phân và hỗn số bằng nhau

GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS :

+ Làm thế nào để chọn được phân số thập phân và hỗn số bằng nhau ?

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT4

Viết các số đo dưới dạng hỗn số

a) Mẫu:

41 cm = . ?. dm

874 cm = . ?. m

2 500 m = . ?. km

b) Mẫu: 5 m 27 cm = 5 m

5 m 27 cm = 5m = 5 m

2 m 3 dm = . ?. m

96 m 5 cm = . ?. m

7 km 7 m = . ?. km

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: viết các số đo dưới dạng hỗn số.

GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS, làm mẫu cho HS một ý câu a:

+ Để đổi ra 612 dm ra mét thì t ta phải thực hiện phép tính nào?

+ có phải là phân số thập phân không?

Từ đó đổi ra hỗn số.

Vậy

- Tương tự HS thực hiện làm bài cá nhân, trao đổi kết quả trong nhóm đôi.

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS, làm mẫu cho HS một ý câu b:

+ 27 cm thì bằng bao nhiêu m?

+ Từ đó ta viết được

5 m 27 cm = 5m m = m.

- Tương tự HS thực hiện làm bài cá nhân, trao đổi kết quả trong nhóm đôi.

- GV gọi HS lên bảng trình bày các câu trả lời.

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT5

Thay . ?. bằng hỗ số có chứa phân số thập phân thích hợp

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: điền hỗn số thích hợp vào . ?.

GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS :

+ Trong hình a) có bao nhiêu cái bánh nguyên?

+ Đối với cái bánh không còn nguyên: Trong khay có bao nhiêu phần một cái bánh?

+Vậy trong khay có bao nhiêu phần cái bánh ?

- Tương tự HS thực hiện các ý khác.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 5 – Tỉ số.

- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

Kết quả:

+ Phân số chỉ số táo màu vàng trong tổng số táo là: .

+ Phân số chỉ số táo màu xanh trong tổng số táo là:

+ Rút gọn được phân số

- HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS đưa ra các ví dụ về phân số thập phân:

- HS thảo luận, trao đổi và đưa ra các câu trả lời.

Kết quả

- Trong hình, đã tô màu 227 ô.

- Tổng số ô trong một tờ giấy là 100 ô.

- Phân số được thiết lập:

- HS lắng nghe và viết vào vở.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét,

Đáp án

1

2

3

4

5

B

A

A

B

D

- HS giơ tay đọc đề.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

+ Phân số thập phân là phân số có mẫu số là 10; 100; 1000; …..

- HS hoàn thành bài vào vở và chia sẻ với bạn.

Kết quả:

Các phân số thập phân:

: Sáu phần mười;

Bốn trăm ba mười chín phần trăm;

Năm trăm ba mươi hai phần trăm nghìn.

- HS giơ tay đọc đề.

- HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề.

- HS suy nghĩ, hoàn thành bài.

Kết quả:

Hỗn số biểu thị ở Hình A:

Hỗn số biểu thị ở Hình B:

b)

+) Hỗn số:

Đọc là: Ba và bảy phần mười.

Phần ngyên là 3, phần phân số là

+) Hỗn số:

Đọc là: Một và năm ba phần trăm.

Phần nguyên là 1, phần phân số

- HS giơ tay đọc đề.

- HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề.

- HS suy nghĩ, hoàn thành bài.

Kết quả:

a)

b) .

- HS đọc đề bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ Phải đưa mẫu số về các số 10; 100; 1000; …

+ Ta thực hiện phép nhân 25 x 4 = 100.

+ Ta nhân cả tử và mẫu với 4.

Kết quả

a)

b)

c)

.

- HS đọc đề bài, chú ý lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+) 37 : 10 = 3 (dư 7)

+) Thương là: 3, số dư là 7, số chia là 10.

Kết quả:

a)

b) .

- HS đọc đề bài, chú ý lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ Ta viết phân số thập phân dưới dạng hỗn số rồi so sánh.

Kết quả:

;

.

Vậy A = U, B = V, C = T.

- HS đọc đề bài, chú ý lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ Lấy 612 chia 10

+ Có là phân số thập phân.

+

+ Bằng m.

Kết quả:

a) 41 cm = dm = dm

874 cm = m = m

2500 m = km = km

b) 2 m 3 dm = 2 m m = m

96 m 5 cm = 96 m m = m.

7 km 7 m = 7 km km = km.

+ Có 2 cái bánh nguyên.

+ Có cái bánh.

+ Trong khay có 2 cái bánh.

Kết quả

a) Trong khay có 2 cái bánh.

b) Trên kệ có l nước.

c) Con gà cân nặng kg

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm

- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

Bài 18. Số thập phân (2 tiết)

A. Yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân; lập số, đọc, viết các số thập phân ở dạng đơn giản.

  • Viết được các phân số thập phân và hỗn số có chứa phân số thập phân thành số thập phân.
  • Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến số thập phân.
  • HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học và phẩm chất chăm chỉ.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Hình vẽ phần Khởi động, Thực hành 1, Luyện tập 2, Vui học; hình vẽ bảng ô vuông (nếu cần).

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– Trò chơi “Tôi bảo”.

+ GV vừa nói vừa viết bảng. Số bánh của tôi là:

GV viết bảng 01. GV viết bảng 05. GV viết bảng 050.

+ GV viết bảng và hỏi:

3\frac{5}{10}\(3\frac{5}{10}\) → Loại số?

→ Phần nguyên?

→ Phần phân số?

\frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\) →Loại số?

→ So sánh với 1

→ Phần nguyên?

→ Phần phân số?

– GV trình chiếu (hoặc treo) hình vẽ Khởi động lên cho HS quan sát và vấn đáp.

– HS trả lời:

Một cái bánh. Năm cái bánh.

Năm mươi cái bánh.

HS thực hiện theo các nội dung. Hỗn số có chứa phân số thập phân.

3\frac{5}{10}\(3\frac{5}{10}\)

Phân số thập phân.

Bé hơn 1.

Không có phần nguyên tức là phần nguyên bằng 0.

\frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\)

– HS quan sát và vấn đáp.

– HS mô tả bức tranh → Đọc các bóng nói

từ trái sang phải.

Giáo án Toán 5 Chân trời sáng tạo

→ GV giới thiệu bài: “Hai phẩy năm là một số thập phân. Hôm nay chúng ta học bài Số thập phân.”.

II. Khám phá, hình thành kiến thức mới

1. Giới thiệu số thập phân

– Các phân số thập phân, các hỗn số có chứa phân số thập phân có thể viết dưới dạng số thập phân.

– Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.

GV viết trên bảng lớp:

Giáo án lớp 5 môn Toán Chân trời sáng tạo

Phần nguyên Phần thập phân

– GV lần lượt trình chiếu (hoặc treo) từng hình.

– GV yêu cầu HS thực hiện:

+ Viết phân số thập phân hoặc hỗn số có chứa phân số thập phân.

+ Viết số thập phân.

Viết phân số thập phân hơn 1 dưới dạng số thập phân

Ví dụ 1:

a)Kế hoạch bài dài dạy Toán 5 Chân trời sáng tạo

+ Băng giấy được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần?

+ Hãy viết phân số biểu thị phần tô màu của băng giấy.

+ Ta sẽ viết phân số thập phân 1 dưới dạng \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\) số thập phân.

So sánh \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\) với 1.

– HS (nhóm đôi) quan sát theo gợi ý của GV.

– HS thực hiện các yêu cầu của GV.

10 phần, 1 phần.

\frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\)

\frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\) bé hơn 1.

Phân số này có phần nguyên không?

→ Số thập phân cần viết có phần nguyên là

0 (GV viết trên bảng lớp: \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\) = 0, ).

Mẫu số của \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\) có mấy chữ số 0?

→ Số thập phân đang viết sẽ có một chữ số ở phần thập phân

→ Tử số của \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\) có một chữ số là 1, ta viết

\frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\) = 0,1

→ GV giới thiệu: 0,1 là một số thập phân, đọc là: Không phẩy một.

Lưu ý: Có hai cách đọc số thập phân.

– Viết sao đọc vậy (sử dụng cho bài này).

– Đọc dựa vào việc mở rộng cách đọc các số tự nhiên (Bài 19).

b)Kế hoạch bài dài dạy Toán 5 Chân trời sáng tạo

+ Hãy viết phân số biểu thị phần tô màu của tờ giấy và giải thích tại sao viết như vậy.

+ Viết phân số thập phân \frac{1}{100}\(\frac{1}{100}\) dưới dạng số thập phân.

Viết phần nguyên và dấu phẩy (\frac{1}{100}\(\frac{1}{100}\) = 0, ).

Tại sao viết như vậy?

Mẫu số của phân số có mấy chữ số 0?

→ Số thập phân đang viết sẽ có hai chữ số ở phần thập phân.

Tử số của phân số \frac{1}{100}\(\frac{1}{100}\) chỉ có một chữ số là 1

→ Ta viết 01 ở phần thập phân ( \frac{1}{100}\(\frac{1}{100}\) = 0,01)

100

→ Đọc: Không phẩy không một.

Không có, tức là phần nguyên bằng 0.

Một chữ số 0.

– HS viết vào bảng con \frac{1}{10}\(\frac{1}{10}\) = 0,1.

– HS lặp lại.

\frac{1}{100}\(\frac{1}{100}\)

– HS giải thích tương tự Ví dụ a. Hai.

c) Viết phân số thập phân \frac{1}{1000}\(\frac{1}{1000}\) dưới dạng số thập phân.

GV lưu ý HS: Có bao nhiêu chữ số 0 ở mẫu số của phân số thập phân thì có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân của số thập phân.

Ví dụ 2:

GV hướng dẫn HS đọc các số thập phân.

Ví dụ 3: Viết các hỗn số có chứa phân số thập phân dưới dạng số thập phân.

Giáo án Toán lớp 5 theo Công văn 2345

+ Đã tô màu bao nhiêu băng giấy?

+ Viết hỗn số biểu thị phần tô màu của các băng giấy.

+ Ta sẽ viết hỗn số 3\frac{5}{10}\(3\frac{5}{10}\) thành số thập phân.

Phần nguyên của hỗn số là bao nhiêu?

→ Phần nguyên của số thập phân cũng là 3

(Ta viết: 3\frac{5}{10}\(3\frac{5}{10}\) = 3, ).

Phần thập phân của số thập phân gồm mấy chữ số, đó là chữ số nào, tại sao?

→ Viết tiếp 3 5 = 3,5 → Đọc: Ba phẩy năm.

10

b) và c): GV hướng dẫn đọc.

Giáo án lớp 5 theo Công văn 2345

– HS thảo luận nhóm đôi và viết vào bảng con ( \frac{1}{1000}\(\frac{1}{1000}\) = 0,001).

– HS giải thích:

Phân số thập phân bé hơn 1 → Phần nguyên là 0.

Mẫu số có ba chữ số 0 → Có ba chữ số phần thập phân → 001.

+ Đọc: Không phẩy không không một.

HS tự viết các phân số thập phân thành số thập phân rồi chia sẻ nhóm bốn.

3 băng giấy và \frac{5}{10}\(\frac{5}{10}\) băng giấy.

3\frac{5}{10}\(3\frac{5}{10}\)

Một chữ số 5 vì mẫu số có một chữ số 0 và tử số của phân số là 5.

– HS nhóm đôi viết các hỗn số thành số thập phân, giải thích cách viết.

2. Hệ thống hoá nội dung bài học

GV hướng dẫn HS đưa ra những nhận xét:

– Số thập phân gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? Được ngăn cách bởi dấu gì?

Bên trái dấu phẩy là phần gì? Phần bên phải dấu phẩy có tên gọi là gì?

– Khi viết một phân số hay hỗn số dưới dạng số thập phân, cần lưu ý những gì?

+ Các phân số, hỗn số đó phải là phân số thập phân hay hỗn số có chứa phân số thập phân.

+ Nếu phân số thập phân đó bé hơn 1 thì phần nguyên là bao nhiêu?

+ Số chữ số ở phần thập phân phụ thuộc vào đâu?

Áp dụng

GV viết phân số thập phân hay hỗn số có chứa phân số thập phân.

Phần nguyên là 0.

Số chữ số 0 ở mẫu số.

– HS viết số thập phân (bảng con) → HS gạch một gạch dưới phần nguyên, hai gạch dưới phần thập phân.

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Trên đây là mẫu Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm