Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo

Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo là bài soạn được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hy vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn hơn.

Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo - Bản 1

CHỦ Đ: NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU

BÀI 1: QUANG CẢNH TRƯỜNG EM

(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Sau bài học này, HS sẽ:

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

- Nêu được sự khác biệt về bề mặt của phù điêu với tranh vẽ

- Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài nhà trường.

- Phân biệt được một số hình thức tạo sản phẩm mĩ thuật trong thực hành sáng tạo.

- Chia sẻ được tình cảm với thầy cô, bạn bè, trường, lớp,..

2. Năng lực.

+ Năng lực chung:

- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.

- Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt.

+ Năng lực riêng:

- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cách thực hiện để tạo sản phẩm mĩ thuật; nhận biết được góc cảnh đẹp và các hoạt động học tập, vui chơi ở trường học.

- Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Tạo được bức tranh về quang cảnh một góc của trường học bằng cách sử dụng màu vẽ, 2D, 3D.

- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chỉ ra được chất liệu và đề tài có trong sản phẩm mĩ thuật; chia sẻ tình cảm với thầy cô, bạn bè, trường lớp...

3. Phẩm chất.

- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

- SGV Mĩ thuật lớp 5. SGK, Mĩ thuật lớp 5.

- Kế hoạch dạy học, Giáo án, Giáo án điện tử.

- Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

2. Đối với học sinh.

- SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- GV dẫn dắt vấn đề:

- KHÁM PHÁ.

- Bài học có thể được bắt đầu bằng cách: Quan sát thực tế; quan sát tranh, ảnh, sản phẩm Mĩ thuật; tham gia hoạt động trải nghiệm.

* HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá quang cảnh trường em.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

- Thông qua hoạt động, gợi mở cho HS nhớ lại những quang cảnh trường học mà các em đang theo học hoặc đã theo học, chia sẻ những kỉ niệm với nơi đó.

* Nhiệm vụ của GV.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh về quan cảnh trường học SHS tr.6 và một số hình ảnh GV cung cấp thêm:

* Gợi ý cách tổ chức.

- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, chia sẻ những điều các em ấn tượng về quang cảnh trường em.

* Câu hỏi gợi mở.

- GV hướng dẫn HS nội dung trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi gợi mở:

+ Quang cảnh đó ở đâu trong trường học?

+ Thời gian, không gian em quan sát quang cảnh đó?

+ Nơi đó có những cảnh vật gì? Màu sắc của cảnh vật tạo cho em cảm giác như thế nào?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

* Tóm tắt để HS ghi nhớ.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Trường học là nơi chúng ta gắn bó một quãng thời gian rất dài vừa để học tập, sinh hoạt chung như vui chơi, biểu diễn văn nghệ,...cho nên những quang cảnh trong trường học luôn để lại trong em những hình ảnh đẹp.

+ Các quang cảnh đó có sự biến đổi liên tục tùy thuộc vào thời điểm, không gian các em quan sát và gợi nhớ lại.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát hình ảnh về quan cảnh trường học ở hoạt động 1.

- HS sinh hoạt.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS quan sát hình minh hoạ.

- HS đọc SHS.

+ HS lắng nghe, thực hiện.

- HS ghi nhớ.

- KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

- Quan sát, trải nghiệm và tìm hiểu cách thể hiện để rút ra kiến thức, kĩ năng.

* HOẠT ĐỘNG 2: Các bước vẽ tranh quang cảnh một góc của trường em.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Mục tiêu.

- Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.7, tìm hiểu và chỉ ra được các bước vẽ tranh quang cảnh một góc trường học.

* Nhiệm vụ của GV.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình minh họa SHS tr.7.

* Gợi ý cách tổ chức.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và chỉ ra các bước vẽ tranh quang cảnh một góc trường học theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa.

* Câu hỏi gợi mở.

- GV hướng dẫn, nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Nêu các bước vẽ tranh quang cảnh trường học

+ Hình minh họa có những cảnh vật, nhân vật nào? Ở đâu?

+ Vẽ màu cho bức tranh như thế nào để thể hiện được không gian ở xa, ở gần?

+ Các nhân vật trong tranh nên vẽ trước hay vẽ sau khi vẽ không gian của bức tranh?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Các bước vẽ tranh phong cảnh:

- Bước 1: Vẽ phác một góc khung cảnh trường học.

- Bước 2: Vẽ thêm hoạt động của học sinh trong khung cảnh.

- Bước 3: Vẽ màu với hòa sắc tươi sáng cho bức tranh.

- Bước 4: Vẽ thêm chi tiết, hoàn thiện tranh.

+ Màu sắc và đậm nhạt có thể diễn tả được không gian xa, gần trong tranh.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biếtcách chỉ ra các bước vẽ tranh quang cảnh một góc trường học theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa ở hoạt động 2.

- HS quan sát tranh mẫu.

- HS thực hành vẽ theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm trước lớp.

- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Bổ sung:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo - Bản 2

CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

BÀI 1: NGÀY HÈ

(Thời lượng tiết 2 – Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

* Sau bài học này, HS sẽ:

- Xác định được hình ảnh, hoạt động, trò chơi gắn với tuổi thơ trong ngày hè.

Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản, lập lại,...trong thực hành, sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật.

- Phân tích, đánh giá được sản phẩm mì thuật của mình và của bạn.

Biết chia sẻ và gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống trong hoạt động ngày hè.

1. Về phẩm chất.

- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.

2. Về năng lực.

2.1. Năng lực đặc thù môn học.

+ Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được tên hoạt động, trò chơi gắn với tuổi thơ trong ngày hè.

+ Sáng tạo vào ứng dụng thẩm mĩ: Tạo được bức tranh về ngày hè bằng cách in hoặc vẽ.

+ Phân tích đánh giá thẩm mĩ: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm mĩ thuật; chia sẻ với bạn bè về nguyên lí cân bằng, tương phản lặp lại ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.

2.2. Năng lực chung.

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.

+ Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét sản phẩm,…

+ Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều để áp dụng vào bài thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.

+ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập đánh giá.

+ Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên.

- SGV, Mĩ thuật lớp 5. SGK, Mĩ thuật lớp 5. Kế hoạch bày dạy.

- Giáo án, Kế hoạch dạy học, máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

- Một số sản phẩm về chữ và hình có sử dụng trang trí.

- Một số sản phẩm Mĩ thuật của HS với chủ đề

2. Học sinh.

- SGK. VBT

- Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,…), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,…

- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến chủ đề bài học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1. Kế hoạch học tập.

Tiết

Bài

Nội dung

Hoạt động

1

Bài 1:

- Quan sát và nhận thức.

- Thực hành và sáng tạo.

- Phân tích và đánh giá.

- Vận dụng.

2

Bài 1:

3

Bài 2:

- Quan sát và nhận thức.

- Thực hành và sáng tạo.

- Phân tích và đánh giá.

- Vận dụng.

4

Bài 2:

- Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS, GV có thể chủ động điều chỉnh nội dung, linh hoạt bố trí thời gian thực hiện hoạt động ở mỗi tiết cho phù hợp nhưng phải đảm bảo HS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong chủ đề.

2. QUAN SÁT – NHẬN THỨC.

- Là hoạt động quan sát thực tế, trảnh, ảnh, sản phẩm Mĩ thuật nhằm khám phá nhận thức thẩm mĩ.

* HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá cảnh đẹp quê hương đất nước.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

- Thông qua hoạt động, gợi mở cho HS nhận diện và nêu tên và đặc điểm các trò chơi, hoạt động.

* Nội dung hoạt động.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh về các hoạt động, trò chơi SHS tr.6 và một số hình ảnh GV cung cấp thêm:

+ Kéo co.

+ Bịt mắt bắt dê.

+ Tập võ.

+ Rồng rắn lên mây.

+ Dung dăng dung dẻ.

+ Đi biển mùa hè.

+ Thả diều.

+ Dọn vệ sinh môi trường.

* Sản phẩm học tập.

- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, chia sẻ những điều các em ấn tượng về trò chơi, hoạt động.

* Tổ chức hoạt động.

- GV hướng dẫn HS nội dung trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi gợi mở:

+ Các các trò chơi hoạt động có tên gọi là gì?

+ Những trò chơi, hoạt động có đặc điểm gì?

+ Em đã từng tham gia các hoạt động, trò chơi đó chưa? Em cảm thấy thế nào khi tham gia vào trò chơi, hoạt động đó?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Các trò chơi hầu hết là các trò chơi dân gian gắn liền với đời sống của con người. trò chơi là hoạt động thư giãn, giải trí bổ ích đồng thời là một hình thức giáo dục đơn giản, hiệu quả. Các hoạt động khác cũng góp phần nâng cao thể chất, tinh thần đoàn kết, cải thiện các kĩ năng xã hội. Tất cả các hoạt động, trò chơi trên rất thích hợp đối với học sinh nhất là trong kì nghỉ mùa hè.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết cách quan sát hình ảnh về các hoạt động, trò chơi SHS tr.6 và một số hình ảnh GV cung cấp ở hoạt động 1.

- HS sinh hoạt.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Tài liệu rất dài, mời các bạn tải về

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Mỹ Thuật 5

    Xem thêm