Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 5 sách Kết nối tri thức (11 môn)

Giáo án lớp 5 sách Kết nối tri thức dưới đây bao gồm tất cả các môn Toán, Tiếng Việt, Tin học, Công nghệ, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Giáo Dục thể chất, Lịch sử - Địa lí, Đạo Đức được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Mời các bạn cùng tải giáo án lớp 5 này về.

1. Giáo án Toán lớp 5 Kết nối tri thức

BÀI 4: PHÂN SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • HS nhận biết phân số thập phân
  • HS viết được phân số thập phân ở dạng hỗn số; đọc, viết, xác định phần nguyên, phần phân số của hỗn số.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

2.2 Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: nhận biết được phân số thập phân và viết được phân số thập phân dưới dạng hỗn số.
  • Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến phân số thập phân và hỗn số.
  • Năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  • Hình ảnh nội dung Khởi động, Cùng học, bài Thực hành 1, 2, 3, bài Luyện tập 1, 2, 3, 4, 5.

2. Đối với học sinh

  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)
  • Các thẻ số dùng cho phần khởi động và bài thực hành 2 câu b.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh hơn?".

+ GV treo ảnh (hoặc trình chiếu), HS quan sát nội dung

- GV có thể đặt thêm các câu hỏi gợi mở:

+ Phân số chỉ số táo màu vàng trong tổng số táo thì tử số của phân số đó là bao nhiêu? Mẫu số của phân số đó là bao nhiêu?

+ Câu hỏi tương tự như trên với số táo màu xanh.

+ Có thể rút gọn các phân số đó được hay không?

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những phân số ta vừa thu được có đặc điểm gì chung?

Để trả lời cho câu hỏi cô trò mình đến với bài học hôm nay "Bài 4: Phân số thập phân.".

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết phân số thập phân; viết phân số thập phân ở dạng hỗn số.

b. Cách thức tiến hành:

- GV treo (hoặc trình chiếu) hình, cho HS quan sát và giới thiệu với HS :

*) Phân số thập phân

Các phân số có mẫu số là 10 ; 100 ; 1000 ; … gọi là các phân số thập phân.

- GV gọi HS đứng tại chỗ cho ví dụ về phân số thập phân, xác định phân số đó là phân số tối giản hay chưa.

+ Cho ví dụ về phân số thập phân có tử số lớn hơn mẫu số.

- GV giảng giải cho HS: Các phân số thập phân có tử số lớn hơn mẫu số có thể viết dưới dạng hỗn số.

*) Viết phân số thập phân ở dạng hỗn số

Ví dụ: Trong hình dưới đây, đã tô màu bao nhiêu phần của tờ giấy?

- GV có thể đặt một số câu hỏi dẫn dắt :

+ Trong hình có bao nhiêu ô tô màu, tổng số ô trong một tờ giấy là bao nhiêu?

+ Thiết lập phân số chỉ số ô được tô màu trên tổng số ô của 1 tờ giấy.

- GV giảng giải :

Trong hình đã tô màu tờ giấy, tức là 2 tờ giấy và tờ giấy.

Ta viết

là một hỗn số; đọc là hai và hai mươi bảy phần trăm.

có phần nguyên là 2, phần phân số là

- GV cho HS nhận xét về phần phân số của hỗn số: So sánh phân số của hỗn số với 1.

- GV đưa ra bảng nội dung để lưu ý cho HS:

Lưu ý:

+ Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn 1.

+ Khi đọc (hoặc viết) hỗn số, ta đọc (hoặc viết) phần nguyên rồi đọc (hoặc viết) phần phân số.

- GV cho HS đứng tại chỗ đọc các hỗn số sau :

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- HS viết và đọc được phân số thập phân.

- HS biểu thị được hỗn số; đọc, xác định phần nguyên, phần phân số của hỗn số.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1 : HS trả lời nhanh câu hỏi TN

Câu 1: Phân số có thể viết thành phân số thập phân nào?

A.

B.

C.

D.

Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

A. 375

B. 15

C. 60

D. 150

Câu 3: Số thập phân được viết dưới dạng hỗn số là:

A.

B.

C.

D.

Câu 4: 42 dm = . ?. m

A.

B.

C.

D.

Câu 5: Phần phân số của hỗn số là :

A. 5.

B.

C.

D.

Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT1

BT1: Đọc các phân số thập phân trong các phân số dưới đây

- GV cho HS đọc đề.

- HS tìm hiểu bài, nhận biết các việc cần thực hiện: nhận biết phân số thập phân, đọc các phân số tìm được.

- GV cho HS nhắc lại: Thế nào là phân số thập phân?

Từ đó HS nhận biết các phân số thập phân.

- HS làm bài theo nhóm đôi.

- GV sửa bài, GV khuyến khích nhiều nhóm HS trình bày.

Nhiệm vụ 3 :Hoàn thành BT2

BT2:

a) Viết hỗn số biểu thị phần tô màu ở mỗi hình dưới đây.

b) Đọc rồi nêu phần nguyên, phần phân số của mỗi hỗn số trên.

- GV cho HS đọc yêu cầu đề.

- HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết các việc cần thực hiện: viết hỗn số, đọc và xác định phần nguyên, phần phân số của hỗn số.

- GV hướng dẫn:

+ Đếm số ô trên một thanh và số ô được tô màu ở Hình A.

+ Thiết lập phân số biểu thị phần tô màu.

- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

Nhiệm vụ 4 : Hoàn thành BT3

BT3: Viết các hỗn số sau.

a) Năm và bảy phần mười.

b) Mười tám và sáu phần mười.

- GV cho HS suy nghĩ, gọi HS lên bảng trình bày.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu:

- HS biết cách viết được một phân số đã cho thành phân số thập phân.

- Viết các phần số thập phân, số đo dưới dạng hỗn số

- Vận dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến phân số thập phân và hỗn số.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT1

Viết các phân số sau thành phân số thập phân

Mẫu:

a)

b)

c) .

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: viết các phân số thành phân số thập phân.

GV làm mẫu, hướng dẫn HS cách làm :

+ Để viết phân số thành phân số thập phân phải làm như thế nào?

+ Làm thế nào để đưa mẫu số 25 về dạng phân số chứa mẫu 100?

+ Để phân số tìm được bằng phân số đã cho và là phân số thập phân thì phải làm như thế nào?

Từ đó

- HS thực hiện theo nhóm đôi, suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT2

Viết các phân số thập phân ở dạng hỗn số

Mẫu:

Cách làm: Chia tử số cho mẫu số: 37 : 10 = 3 (dư 7)

Thương tìm được là phần nguyên ; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia.

a)

b) .

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: viết các phân số thập phân ở dạng hỗn số.

GV làm mẫu, hướng dẫn HS cách làm.

+ Thực hiện phép chia 37 : 10, rồi xác định thương, số chia, số dư.

+ Thương tìm được là phần nguyên, viết phần nguyên kèm theo phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia. Ta được: .

- HS thực hiện theo nhóm đôi, suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT3

Chọn các phân số thập phân và hỗn số bằng nhau

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: chọn các phân số thập phân và hỗn số bằng nhau

GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS :

+ Làm thế nào để chọn được phân số thập phân và hỗn số bằng nhau ?

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT4

Viết các số đo dưới dạng hỗn số

a) Mẫu:

41 cm = . ?. dm

874 cm = . ?. m

2 500 m = . ?. km

b) Mẫu: 5 m 27 cm = 5 m

5 m 27 cm = 5m = 5 m

2 m 3 dm = . ?. m

96 m 5 cm = . ?. m

7 km 7 m = . ?. km

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: viết các số đo dưới dạng hỗn số.

GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS, làm mẫu cho HS một ý câu a:

+ Để đổi ra 612 dm ra mét thì t ta phải thực hiện phép tính nào?

+ có phải là phân số thập phân không?

Từ đó đổi ra hỗn số.

Vậy

- Tương tự HS thực hiện làm bài cá nhân, trao đổi kết quả trong nhóm đôi.

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS, làm mẫu cho HS một ý câu b:

+ 27 cm thì bằng bao nhiêu m?

+ Từ đó ta viết được

5 m 27 cm = 5m m = m.

- Tương tự HS thực hiện làm bài cá nhân, trao đổi kết quả trong nhóm đôi.

- GV gọi HS lên bảng trình bày các câu trả lời.

Nhiệm vụ: Hoàn thành LT5

Thay . ?. bằng hỗ số có chứa phân số thập phân thích hợp

- GV cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu: điền hỗn số thích hợp vào . ?.

GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS :

+ Trong hình a) có bao nhiêu cái bánh nguyên?

+ Đối với cái bánh không còn nguyên: Trong khay có bao nhiêu phần một cái bánh?

+Vậy trong khay có bao nhiêu phần cái bánh ?

- Tương tự HS thực hiện các ý khác.

- GV sửa bài, nhắc nhở lỗi sai nếu có.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 5 – Tỉ số.

- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

Kết quả:

+ Phân số chỉ số táo màu vàng trong tổng số táo là: .

+ Phân số chỉ số táo màu xanh trong tổng số táo là:

+ Rút gọn được phân số

- HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS đưa ra các ví dụ về phân số thập phân:

- HS thảo luận, trao đổi và đưa ra các câu trả lời.

Kết quả

- Trong hình, đã tô màu 227 ô.

- Tổng số ô trong một tờ giấy là 100 ô.

- Phân số được thiết lập:

- HS lắng nghe và viết vào vở.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét,

Đáp án

1

2

3

4

5

B

A

A

B

D

- HS giơ tay đọc đề.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

+ Phân số thập phân là phân số có mẫu số là 10; 100; 1000; …..

- HS hoàn thành bài vào vở và chia sẻ với bạn.

Kết quả:

Các phân số thập phân:

: Sáu phần mười;

Bốn trăm ba mười chín phần trăm;

Năm trăm ba mươi hai phần trăm nghìn.

- HS giơ tay đọc đề.

- HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề.

- HS suy nghĩ, hoàn thành bài.

Kết quả:

Hỗn số biểu thị ở Hình A:

Hỗn số biểu thị ở Hình B:

b)

+) Hỗn số:

Đọc là: Ba và bảy phần mười.

Phần ngyên là 3, phần phân số là

+) Hỗn số:

Đọc là: Một và năm ba phần trăm.

Phần nguyên là 1, phần phân số

- HS giơ tay đọc đề.

- HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu yêu cầu đề.

- HS suy nghĩ, hoàn thành bài.

Kết quả:

a)

b) .

- HS đọc đề bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ Phải đưa mẫu số về các số 10; 100; 1000; …

+ Ta thực hiện phép nhân 25 x 4 = 100.

+ Ta nhân cả tử và mẫu với 4.

Kết quả

a)

b)

c)

.

- HS đọc đề bài, chú ý lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+) 37 : 10 = 3 (dư 7)

+) Thương là: 3, số dư là 7, số chia là 10.

Kết quả:

a)

b) .

- HS đọc đề bài, chú ý lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ Ta viết phân số thập phân dưới dạng hỗn số rồi so sánh.

Kết quả:

;

.

Vậy A = U, B = V, C = T.

- HS đọc đề bài, chú ý lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ Lấy 612 chia 10

+ Có là phân số thập phân.

+ Bằng m.

Kết quả:

a) 41 cm = dm = dm

874 cm = m = m

2500 m = km = km

b) 2 m 3 dm = 2 m m = m

96 m 5 cm = 96 m m = m.

7 km 7 m = 7 km km = km.

+ Có 2 cái bánh nguyên.

+ Có cái bánh.

+ Trong khay có 2 cái bánh.

Kết quả

a) Trong khay có 2 cái bánh.

b) Trên kệ có l nước.

c) Con gà cân nặng kg

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm

- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

2. Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ

(3 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của gió. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Thanh âm của gió. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.
  • Nhận biết được các từ loại danh từ, động từ, tính từ và tạo lập được câu có chứa các từ loại đó.
  • Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe bằng những chi tiết sáng tạo.
  • Có ý thức quan sát, khám phá thế giới xung quanh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Đồ dùng dạy học

Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1- 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số trò chơi và hoạt động ngoài trời của các bạn nhỏ:

Nhảy dây

Chơi chuyền

Lắc vòng

Cờ chiếu tướng

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc những hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Thanh âm của gió là câu chuyện về sự ngạc nhiên, thích thú của các bạn nhỏ trước tiếng gió thổi trong một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Thanh âm của gió với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc hồn nhiên, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có điều khác lạ.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những câu đối thoại giữa các nhân vật, sự ngạc nhiên, thích thú đúng với nhân vật là các bạn nhỏ.

- GV mời HS đọc phân vai.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: lấp lánh, thỉnh thoảng, thung lũng, tha thẩn…

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài. Ví dụ:

· Suối nhỏ,/ nước trong vắt,/ nắng chiếu xuống đáy làm cát,/ sỏi ánh lên lấp lánh.

· Chiều về,/ đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối,/ chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.

+ Nhấn giọng ở một số câu thoại thể hiện cảm xúc hào hứng, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có sự kì lạ. Ví dụ:

· Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm.

· Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm.

· Đúng rồi, tớ nghe thấy “vui, vui, vui, vui…”.

· Gió nói “đói, đói, đói…rồi”….

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, HS phân vai và luyện đọc cùng nhau.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 5 HS đọc phân vai tương ứng với 5 nhân vật: tôi, Bống, Văn, Thành, Điệp.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Thanh âm của gió.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS đọc lướt đoạn mở đầu và tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Cỏ gần nước tươi tốt…Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng…Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối…

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn nhỏ thích trò chơi đó?

+ GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Em Bống phát hiện ra khi bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế sẽ nghe được âm thnah tiếng gió rất khác lạ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.

B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.

C. Bố muốn hòa nhập vào thế giới trẻ thơ của các con.

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, khuyến khích HS tự nêu lên ý kiến của mình.

+ GV mời đại diên 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và nhận xét: Đáp án C.

+ GV bổ sung: Người bố hiểu rằng đó chỉ là tiếng gió bình thường nhưng bố vẫn thể hiện sự hào hứng, thích thú bởi trò chơi ấy xuất phát từ sự hồn nhiên và trí tưởng tượng phong phú của tâm hồn trẻ thơ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt ta nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.

+ GV hướng dẫn HS chia lớp thành 5 nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nêu câu trả lời gợi ý cho HS: Nếu cùng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, điều em nghe thấy có thể là: vút vút vút…, bay bay bay…, tiếng gió cười hí hí hí…tùy vào tưởng tượng của các em.

- GV mở rộng kiến thức, cho HS nghe âm thanh gió trong thực tế và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

https://drive.google.com/file/d/1HtIqiF4f95k6rYl1-uE4zy9oNiHUi5jY/view?usp=sharing

+Trong cuộc sống, em có thường lắng tai nghe tiếng gió thổi không?

+ Cảm nhận của em về tiếng gió trong thực tế có giống như trong câu chuyện Thanh âm của gió không?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện Thanh âm của gió, em có nhận xét gì về trí tưởng tượng của các bạn nhỏ?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và mời 2 – 3 HS của các nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khích lệ HS và kết luận: Trí tưởng tượng của trẻ thơ luôn rất phong phú và thú vị, là chìa khóa để trẻ em tiến đến và khám phá thế giới xung quanh với tất cả những ngây thơ, hồn nhiên nhất. Các em hãy luôn phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo của bản thân nhé!

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Thanh âm của gió.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

* Làm việc cả lớp:

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

+ GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

* Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Thanh âm của gió.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”.

Câu 1: Đâu không phải câu văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong bài đọc Thanh âm của gió?

A. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.

B. Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi.

C. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi.

D. Chiều về, trời chợt đổ cơn mưa tầm tã nhưng đàn trâu no cỏ vẫn đằm mình dưới suối.

Câu 2: Em Bống phát hiện ra trò chơi gì rất thú vị?

A. Chạy thật nhanh sẽ nghe thấy tiếng gió thổi rất hay.

B. Bịt mắt lại, im lặng và lắng nghe sẽ thấy âm thanh tiếng gió rất hay.

C. Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế sẽ nghe tiếng gió thôi lạ lắm.

D. Đứng im một chỗ và nhắm mắt lại lắng nghe sẽ thấy tiếng gió lạ lắm.

Câu 3: Có những nhân vật nào xuất hiện trong bài đọc Thanh âm của gió?

A. Bống, Điệp, Thành.

B. Nhân vật “tôi”, Bống, Điệp.

C. Bống, nhân vật “tôi”, Điệp, Thành, văn.

D. Nhân vật “tôi” và Bống.

Câu 4: Âm thanh mỗi bạn nghe được có đặc điểm gì?

A. Mỗi bạn lại nghe thấy một thanh âm khác nhau.

B. Các bạn nhỏ không nghe thấy âm thanh gì.

C. Các bạn đều nghe thấy âm thanh gió nói “vui, vui, vui…”

D. Các bạn nhỏ nghe được hai âm thanh là “cười, cười, cười…” và “đói, đói, đói…”.

Câu 5: Gió trong bài đọc Thanh âm của gió được nhắc đến với biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Liệt kê.

D. Điệp từ.

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. D

2. C

3. C

4. A

5. B

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Thanh âm của gió, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước bài Luyện từ và câu SGK tr.10.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

- HS đọc SGK.

- HS làm việc theo hướng dẫn.

- HS luyện đọc theo cặp, cá nhân.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trả lời

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc theo hướng dẫn.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe,

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

3. Giáo án Tin học lớp 5 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ EM

BÀI 1. EM CÓ THỂ LÀM GÌ VỚI MÁY TÍNH?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ví dụ máy tính giúp giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn bè và tạo ra sản phẩm số theo ý tưởng của bản thân.
  • Thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn.

2. Năng lực

21. Năng lực chung:

  • Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

2.2 Năng lực riêng:

  • Nhận dạng, sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

2.3 Phẩm chất:

  • Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận đối với việc sử dụng thiết bị điện.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

2.1 Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Chuẩn bị hình ảnh, mô hình hoặc thiết bị làm giáo cụ minh họa trực quan các thiết bị và ứng dụng của máy tính.

2.2 Đối với học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống phần Khởi động – SGK tr.5.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Để giúp bạn An và cả lớp tìm hiểu xem máy tính có thể giúp chúng ta làm những gì, cô/thầy và lớp mình cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Em có thể làm gì với máy tính?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Em có thể làm gì với máy tính?

Hoạt động 1: Em đã sử dụng phần mềm máy tính để làm gì?

a. Mục tiêu: GV giới thiệu với HS những phần mềm, trang web giúp học tập, giải trí, trao đổi thông tin, hợp tác với các bạn, tạo ra sản phẩm số.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn cùng bàn và đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số phần mềm mà em đã từng sử dụng. Những phần mềm đó đã giúp em làm gì?

- GV gọi 2 – 3 bạn HS trả lời.

- GV nhận xét sau đó trình chiếu một số phần mềm.

Học tập

Kids Games Learning Science – Phần mềm giúp em tìm hiểu thế giới tự nhiên.

Biết thêm những điều mới mẻ về lịch sử, văn hoá qua các video.

Tra những từ tiếng Anh mà em chưa biết bằng Google Translate.

Làm bài tập trên phần mềm soạn thảo văn bản hay chuẩn bị báo cáo trước lớp bằng phần mềm trình chiếu.

Phần mềm học tiếng Anh.

Giải trí

youtubekids.com – Xem video.

kids.pops.vn – Xem phim.

zingmp3.vn – Nghe nhạc.

cauvong.vn – Đọc truyện.

gamevui2.com – Chơi game.

Trao đổi thông tin

Hợp tác với các bạn

Tạo ra sản phẩm số

Scratch Phần mềm lập trình, tạo nên câu chuyện tương tác, phim hoạt hình hay trò chơi sinh động.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Kiến thức mới SGK tr.6.

- GV chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức và mời 1 HS đứng dậy đọc.

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể về một phần mềm trên máy tính hoặc trên điện thoại thông minh mà em đã sử dụng và thấy thích thú.

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời.

- GV nhận xét.

2. Thực hành chơi trò chơi mê cung trên máy tính.

Nhiệm vụ: Chơi trò chơi mê cung.

a. Mục tiêu: Sử dụng linh hoạt các ngón tay để nhấn các phím.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu, hướng dẫn trò chơi và quan sát Hình 1, 2 – SGK tr.7.

- GV lưu ý HS cách chơi.

- GV nhận xét sau khi kết thúc trò chơi.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 bạn và trả lời câu hỏi: Hãy nên một ví dụ máy tính giúp em trong học tập, giải trí hoặc hợp tác với bạn bè tạo ra sản phẩm số. Trong ví dụ ấy em đã sử dụng phần mềm nào?

- GV mời 3-4 nhóm đứng dậy trả lời

- GV cùng nhận xét.

- GV mời 1-2 HS đứng dậy nhắc lại những lợi ích của máy tính.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đưa ra câu hỏi: Hãy kể tên một sản phẩm số mà em có thể cùng bạn tạo ra (bức ảnh, bản ghi âm, đoạn video quay em đang hát, thiệp chúc mừng sinh nhật, …). Máy tính giúp em tạo ra những sản phẩm đó như thế nào?

- GV mời 3-4 HS đứng dậy trả lời, các bạn lắng nghe.

- GV nhận xét.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số phần mềm thiết kế, chỉnh sửa mà em biết.

- GV nhận xét và giới thiệu một số phần mềm.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Tìm kiếm thông tin trên website.

- HS đọc tình huống Khởi động.

- HS thảo luận nhóm và trả lời:

+ RapidTyping Phần mềm luyện gõ bàn phím giúp em gõ phím nhanh và đúng cách.

+ Word Phần mềm giúp em soạn thảo văn bản.

+ PowerPoint Phần mềm trình chiếu giúp em chia sẻ thông tin một cách sinh động, hấp dẫn.

+ Google Giúp em tìm kiếm thông tin trên Internet.

+ Em xem video trên Youtube Kids.

+ Zoom, Microsoft Teams, Google Meet Phần mềm giúp em học trực tuyến.

+ Zalo, Messenger Phần mềm giúp em trò chuyện, làm việc nhóm với các bạn.

- HS chú ý và lắng nghe.

- HS đọc to và rõ ràng.

- HS lắng nghe.

- HS chú ý, lắng nghe và ghi nhớ.

- HS trả lời.

- HS chú ý và lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS thảo luận cùng bạn và trả lời.

(Tham khảo)

- Em đã dùng phần mềm RapidTyping để cùng bạn luyện tập gõ phím nhanh và đúng cách.

- Em đã cùng các bạn sử dụng phần mềm PowerPoint để tạo bài thuyết trình.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trả lời.

(Tham khảo)

- Em đã dùng phần mềm Canva để thiết kế một tấm thiệp tặng thầy cô nhân ngày 20/11. Phần mềm Canva có nhiều mẫu thiết kế sẵn, em chỉ cần chọn một mẫu sau đó viết nội dung và chỉnh sửa lại phần trang trí theo ý tưởng của bản thân.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS chú ý.

4. Giáo án Lịch sử và địa lí lớp 5 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
  • Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
  • Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kế được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
  • Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

2.2 Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí thông qua việc sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
  • Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, ham tìm tòi, học hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 5.
  • Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021.
  • Quốc kì, quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Một số bảng số liệu: sơ đồ; tranh, ảnh lịch sử; tranh, ảnh địa lí;...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 và 2 SHS tr.5 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hai địa danh trong tranh có tên là gì?

+ Hãy chia sẻ những điều em biết về địa danh này.

Hình 1 Hình 2

- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Hình số 1 là Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú nằm cách điểm cực Bắc khoảng 2 km.

+ Hình số 2 là Mũi Cà Mau là vùng đất nằm về phía nam của tỉnh Cà Mau, thuộc địa phận xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 110 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là Vịnh Thái Lan. Mũi Cà Mau nằm ở cực Nam của Việt Nam.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa tìm hiểu về hai cực Bắc và cực Nam cỉa Tổ quốc. Để tìm hiểu sâu hơn về Tổ quốc thân yêu hình chữ S, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 1 – Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, quốc kì, quốc huy, quốc ca.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đọc bản đồ, lược đồ.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận chung một nhiệm vụ).

+ Nhóm 1 + 2: Quan sát hình 3, hãy xác định vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ.

+ Nhóm 3 + 4: Quan sát hình 4, hãy trình bày ảnh hưởng của vị trí địa kí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta.

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Vị trí địa lí của Việt Nam:

· Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.

· Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và tiếp giáp với biển

· Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông, giáp với vùng biển của nhiều quốc gia.

+ Ảnh hưởng của vị trí địa kí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta:

· Thuận lợi:

ü Thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

ü Thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi của vùng nhiệt đới

ü Phát triển giao thông vận tải biển; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

· Khó khăn:

ü Nhiều thiên tai (đặc biệt là bão).

- GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu các điểm cực Tây và cực Đông của Việt Nam?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Cực Tây của Việt Nam là cột mốc giao điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc hay còn gọi là mốc A Pa Chải, ngã 3 biên giới, mốc 3 biên, mốc số 0, nằm trên đỉnh Khoang La San cao 1.866,23m, thuộc bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, H.Mường Nhé, Điện Biên.

+ Điểm cực Đông của tổ quốc Việt Nam (phần lục địa) là Mũi Đôi tại bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Đông Dương và cả Đông Nam Á lục địa). Nơi này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia.

- GV cho HS xem video về các điểm cực của đất nước:

https://www.youtube.com/watch?v=Aagmj6zj83M

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lãnh thổ và đơn vị hành chính

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc tên bản đồ để biết phương tiện thể hiện nội dung gì.

- Đọc nội dung, chú giải của biểu đồ để biết được lượng đơn vị hành chính.

- Kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận chung một nhiệm vụ).

+ Nhóm 1 + 2: Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.

+ Nhóm 3 + 4: Nêu số lượng đơn vị hành chính và kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta.

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam:

· Lãnh thổ Việt Nam gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.

· Vùng đất của nước ta gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, có tổng diện tích hơn 331 nghìn km².

· Phần đất liền của nước ta có dạng chữ S, hẹp chiều bắc - nam.

· Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km².

+ Đơn vị hành chính:

· Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

· Trong đó, 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quốc kì, quốc huy, quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện được quốc kì, quốc huy, hát được quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV trình chiếu cho HS quan sát lá quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:

+ Mô tả quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nêu ý nghĩa của quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

+ Trong đó, nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp: trí thức, nông dân, công nhân, thương nhân, binh sĩ cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

+ Quốc kì thể hiện cho sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hoà bình của dân tộc Việt Nam.

- GV cho HS xem video về lá quốc kì của Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=eMDFHg4iZx0

Nhiệm vụ 2: Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV trình chiếu cho HS quan sát quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:

+ Mô tả quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nêu ý nghĩa của quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Trong đó, hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp.

+ Quốc huy thể hiện khát vọng về một nền hoà bình, độc lập, tự do và về một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.

- GV cho HS xem video về người vẽ quốc huy của đất nước:

https://www.youtube.com/watch?v=wV10OM8Hiso

Nhiệm vụ 3: Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV cho HS hát quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=QL2Ux6nMRNY

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:

+ Quốc ca bài ca có tên là gì?

+ Nêu ý nghĩa của quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.

+ Bài hát "Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944, để cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của dân tộc. Năm 1946, Quốc hội khoá I đã quyết định chọn "Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Quốc ca thể hiện sự hi sinh to lớn, chiến thắng vinh quang của thế hệ đi trước; đồng thời, cũng thể hiện khát vọng độc lập, tự do và phát triển của Việt Nam.

- GV cho HS xem video về nhạc sĩ Văn Cao và quốc ca của đất nước:

https://www.youtube.com/watch?v=QKVOAUD9zFg

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương, quần đảo Trường sa và Hoàng Sa.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin SGK và thảo luận: Vị trí trên bản đồ hành chính Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương, quần đảo Trường sa và Hoàng Sa.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác quan sát, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và xác định lại trên bản đồ.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn áp dụng học môn Lịch sử và Địa lí.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về việc sử dụng Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường học hoặc tại nơi em sống.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV cho HS xem video để phân biệt rõ hơn về Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=R0LOtW69c1o

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, quốc kì, quốc huy, quốc ca.

+ Có ý thức chăm chỉ, tìm tòi, học hỏi những phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

+ Đọc trước Bài 2 – Thiên nhiên Việt Nam (SHS tr.9).

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS chia thành các nhóm và thảo luận theo nhiệm vụ được phân công.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

- HS làm việc nhóm.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

- HS làm việc cá nhân.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS tiếp thu, lắng nghe.

- HS xem video.

- HS hát quốc ca.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS

5. Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức

BÀI 2: Ô NHIỄM, XÓI MÒN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nguyên nhân, tác hại ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.
  • Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

2. Năng lực:

2.1 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

2.2 Năng lực riêng:

  • Nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm, xói mòn đất.
  • Đề xuất được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất.

3. Phẩm chất:

  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh liên quan đến bài học.

2. Đối với học sinh:

Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi môi trường đất nơi con người, động vật và thực vật sống bị ô nhiễm?

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình.

- GV nhận xét, kết luận, dẫn dắt vào bài học mới: Môi trường đất bị ô nhiễm gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến các loài sinh vật và con người như thực vật chậm lớn hoặc bị chết; nhiều động vật phải di chuyển đến các khu vực khác để sinh sống; con người nếu sử dụng nguồn thực phẩm ở vùng đất ô nhiễm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Vậy ô nhiễm đất là gì? Có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường đất? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 2 – Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1 – 3 SGK trang 9 – 11 và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

1. – Quan sát hình 1 và cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?

- Nêu một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất.

2. Quan sát hình 2 và từ thực tế, cho biết tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người.

3. – Quan sát hình 3, nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

- Kể thêm một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời các câu hỏi. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời tốt, chốt đáp án đúng.

- GV cho HS xem thêm video về bãi rác cháy âm ỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mời HS chia sẻ cảm nhận của mình sau khi xem video (GV đặt câu hỏi gợi ý: Bãi rác cháy âm ỉ đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân sống xung quanh?).

- GV hướng dẫn HS tổng kết lại kiến thức: Ô nhiễm đất có thể do con người gây ra như không xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường, sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài,... hoặc do các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào, xâm nhập mặn, nhiễm phèn,.. Đất ô nhiễm chứa các chất thải nguy hại gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh vật và sức khỏe con người.

Hoạt động 2: Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống xói mòn đất.

a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống xói mòn đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu các nhóm 4 HS quan sát các hình 4 – 5 SGK trang 11 – 12 và thảo luận thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. – Quan sát hình 4 và cho biết các nguyên nhân gây ra xói mòn đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?

- Kể thêm một số hoạt động của con người làm gia tăng xói mòn đất.

2. Nêu tác hại của xói mòn đất đối với thực vật, động vật và con người.

3. – Quan sát hình 5 và cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời các câu hỏi. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm có câu trả lời tốt, chốt đáp án đúng.

- GV cho HS quan sát hình 6 và đọc thêm phần Em có biết SGK trang 12.

- GV cho HS tìm hiểu thêm về sạt lở đất thông qua video sạt lở đất nguy hiểm đến mức nào? (0.25s – 2.40s) và một số hình ảnh:

- GV hướng dẫn HS tổng kết lại kiến thức:

+ Hiện tượng làm mất lớp đất trên bề mặt, phá hủy tầng đất bên dưới do gió thổi hoặc nước chảy ở những vùng đất dốc, đồi núi,... gọi là hiện tượng xói mòn. Hiện tượng này có thể do thiên nhiên hoặc con người gây ra.

+ Đất bị xói mòn mất chất dinh dưỡng, trở nên khô cằn, kém màu mỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng, nguồn thức ăn của động vật và đời sống sinh hoạt của con người. Xói mòn đất kéo dài dẫn đến sạt lở đất, làm mất đất ở và đất trồng.

Hoạt động 3: Bảo vệ môi trường đất.

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của một số hoạt động bảo vệ môi trường đất và đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS quan sát Hình 7 SGK trang 13:

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ 1:

1. Quan sát hình 7 và cho biết ý của các hoạt động trong hình.

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ 1.

- GV nhận xét, chốt lại đáp án nhiệm vụ 1.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, liên hệ thực tiễn với những việc mình đã làm để bảo vệ môi trường đất và suy nghĩ, đề xuất những việc cần làm để hoàn thành các nhiệm vụ 2, 3:

2. Kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường đất.

3. Đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường đất.

- Mỗi nhiệm vụ 2 và 3, GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét phần trình bày của HS, tuyên dương các HS có câu trả lời tốt, chốt đáp án đúng.

- GV hướng dẫn thêm cho HS về cách phân loại rác thải sinh hoạt qua hình ảnh:

- GV hướng dẫn HS tổng kết lại kiến thức: Để bảo vệ môi trường đất cần xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng đồ nhựa, trồng cây gây rừng,...; tuyên truyền và vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường đất.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ các đáp án (A, B, C, D). GV tổ chức cho HS chơi trò trắc nghiệm.

- GV nêu luật chơi:

+ GV chiếu câu hỏi, sau khi GV đọc xong câu hỏi, GV chiếu các đáp án.

+ Theo hiệu lệnh của GV, đại diện các nhóm lần lượt giơ thẻ đáp án của nhóm mình.

+ Nhóm nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng.

- GV mời cả cả lớp cùng tham gia trò chơi:

Câu 1: Hình nào dưới đây không thể hiện nguyên nhân gây xói mòn đất?

A. B.

C. D.

Câu 2: Hành động phá rừng ảnh hưởng như thế nào đến môi trường đất?

A. Đất không có thực vật che phủ, khi gặp mưa, gió sẽ bị rửa trôi dẫn đến xói mòn đất,...

B. Đất có thực vật che phủ, khi gặp mưa, gió sẽ không bị rửa trôi.

C. Đất giàu chất dinh dưỡng, không bị xói mòn.

D. Đất giàu chất dinh dưỡng, thực vật nhanh lớn.

Câu 3: Hình nào dưới đây thể hiện nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên gây ra?

A. B.

C. D.

Câu 4: Biện pháp nào dưới đây sẽ làm ô nhiễm môi trường đất?

A. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.

B. Phân loại rác thải.

C. Tăng cường dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu.

D. Trồng cây gây rừng.

Câu 5: Tác hại của ô nhiễm đất đến sức khỏe con người là

A. làm mất các chất dinh dưỡng, đất dễ bị xói mòn.

B. nhiễm độc gan, ung thư,... nếu sử dụng nguồn nước, thực phẩm được nuôi trồng ở vùng đất bị ô nhiễm trong thời gian dài.

C. thực vật chậm lớn hoặc có thể bị chết,...

D. nhiều động vật phải di chuyển đến các khu vực khác để sinh sống.

- Với mỗi câu hỏi, GV mời đại diện nhóm trả lời đúng giải thích tại sao các đáp án còn lại sai. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét. GV chốt lại đáp án sau mỗi câu hỏi.

- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét chung, công bố nhóm chiến thắng và tuyên dương.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích lợi ích của một số biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi dưới đây sau khi xem video về cách phân loại rác thải và video về thí nghiệm xói mòn đất:

1. Vì sao phải phân loại rác thải sinh hoạt?

2. Vì sao trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?

- GV mời 2 – 3 HS đứng lên trả lời, HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt và chốt lại câu trả lời đúng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học theo nội dung Em đã học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành các nhiệm vụ trong mục "Em có thể".

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau - Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.

- Các nhóm quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời:

1. – Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất: + Hình a: Bãi rác con người gây ra

+ Hình b: Núi lửa phun trào

+ Hình c: Khai thác khoáng sản con người gây ra

+ Hình d: Sử dụng thuốc hóa học trong nông nghiệp con người gây ra

- Một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất: Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; chất thải công nghiệp chưa được xử lí; chất thải hạt nhân; nước triều dâng cao gây đất nhiễm mặn; nhiễm phèn,...

2. Tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người: Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm; suy giảm chất lượng đất, giảm năng suất cây trồng; ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh về đường hô hấp, ung thư,...

3. – Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất:

+ Hình a: Tái chế phế liệu.

+ Hình b: Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách trong nông nghiệp.

+ Hình c: Xử lí chất thải trước khi xả ra đất.

+ Hình d: Xây dựng đập ngăn mặn.

- Một số biện pháp khác phòng chống ô nhiễm đất: Hạn chế xả rác ra môi trường đất; sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, hạn chế sử dụng các đồ nhựa,...

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xem video, chia sẻ cảm nhận.

- HS rút ra kết luận, ghi vào vở.

- Các nhóm quan sát hình và suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm:

1. – Các nguyên nhân gây ra xói mòn đất:

+ Hình a: Lũ quét.

+ Hình b: Sạt lở đất.

+ Hình c: Bão cát.

+ Hình d: Phá rừng con người gây ra.

- Một số hoạt động của con người làm gia tăng xói mòn đất: Đốt rừng làm rẫy; khai thác hầm mỏ; khai thác gỗ không hợp lý;...

2. Tác hại của xói mòn đất đối với thực vật, động vật và con người: Làm giảm độ phì nhiêu của đất, làm giảm năng suất cây trồng; làm mất lớp đất mặt, gây ra sạt lở đất, lũ lụt; làm thay đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống của động thực vật;...

3. – Ý nghĩa của các biện pháp phòng chống xói mòn đất:

+ Trồng cây gây rừng: Vì cây có vai trò giữ đất, chống xói mòn, rửa trôi.

+ Trồng thảm cỏ: Vì thảm cỏ có vai trò trong việc giữ đất, chống xói mòn.

+ Xây bờ kè: Vì để ngăn chặn dòng chảy của nước, giảm tốc độ xói mòn.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS đọc thêm phần Em có biết.

- HS xem video, hình ảnh về sạt lở đất.

- HS rút ra kết luận, ghi vào vở.

- HS quan sát hình.

- HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ 1.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:

1. Ý nghĩa của các hoạt động trong hình:

+ Hình a: Phân loại rác thải nhằm mục đích dễ dàng vận chuyển, tái chế, giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.

+ Hình b: Giúp mọi người hiểu biết về môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- HS chữa bài.

- HS liên hệ thực tiễn, suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ 2, 3.

- HS trả lời:

2. Những việc em đã làm để bảo vệ môi trường đất: Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi; hạn chế dùng chai nhựa một lần;...

3. Đề xuất những việc làm để bảo vệ môi trường đất: Sử dụng hợp lí phân bón hóa học; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ; trồng rừng và khai thác rừng hợp lí; làm ruộng bậc thang; xử lí rác thải theo quy định; xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường;...

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS chú ý lắng nghe để biết cách phân loại rác thải.

- HS rút ra kết luận, ghi vào vở.

- HS ổn định nhóm, nhận bộ thẻ đáp án từ GV.

- Các nhóm chú ý lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS trả lời:

Câu 1 – B

Câu 2 – A

Câu 3 – D

Câu 4 – C

Câu 5 – B

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video, suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời:

1. Vì phân loại rác thải giúp giảm đi một lượng rác thải ra môi trường đất một cách đáng kể, tiết kiệm thêm nhiều khoản chi phí như thu gom, vận chuyển và xử lý; góp phần giảm đi sự ô nhiễm môi trường đất, nâng cao ý thức cộng đồng sử dụng và bảo vệ môi trường đất.

2. Vì rừng có tác dụng làm giảm dòng chảy từ nước mưa và làm tăng lượng nước chứa trong đất, đồng thời bảo vệ đất, chống xói mòn đất.

- HS lắng nghe, ghi lại câu trả lời đúng.

- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức trọng tâm của bài.

- HS tiếp thu, rút kinh nghiệm trong tiết học sau.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện các yêu cầu của GV.

6. Giáo án Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức

BÀI 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống.
  • Nhận biết được những mặt trái khi sử dụng công nghệ.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

2.2 Năng lực riêng

  • Liệt kê được các vai trò của công nghệ trong đời sống.
  • Nhận biết được mặt trái khi sử dụng công nghệ.

3. Phẩm chất

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Thẻ mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ; sơ đồ quy trình sản xuất giấy; video, các tranh ảnh liên quan đến bài học.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.

2. Đối với học sinh

  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS xem video (0:24 – 1:20) về sử dụng Internet trong đời sống, quan sát, đọc thông tin trong hình sau.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những lợi ích của công nghệ được đề cập đến trong hình và trong video. Theo em, có nên lạm dụng các sản phẩm công nghệ? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV chưa nhận xét đúng sai mà dựa vào câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài học mới: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như tìm hiểu về vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống, chúng ta hãy cùng đi vào bài học ngày hôm nay: Bài 1 – Vai trò của công nghệ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống

a. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Đố em”.

- GV phổ biến luật chơi: Cả lớp sẽ chia thành hai nhóm. GV chiếu hình ảnh các sản phẩm công nghệ khác nhau (tương ứng với Hình 1a, b, c, d, e, g trong SGK trang 6), yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm trong 5 phút về vai trò của các sản phẩm này trong đời sống. Hết thời gian suy nghĩ, GV chiếu ngẫu nhiên hình ảnh các sản phẩm, nhóm nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời, trả lời đúng được 1 điểm. Sau khi chiếu hết 6 bức ảnh, nhóm nào có số điểm cao hơn là nhóm thắng.

- GV chiếu toàn bộ 6 ảnh.

- GV chiếu từng hình ảnh sản phẩm công nghệ.

(Hình ảnh được đính kèm ở cuối bài học)

- GV nhận xét tinh thần tham gia của các HS, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

- GV trình chiếu 3 thẻ mô tả về vai trò của sản phẩm công nghệ (các thẻ được đính kèm ở cuối bài).

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận để trả lời câu hỏi: Kể tên một số sản phẩm công nghệ trong đời sống phù hợp với mô tả trong các thẻ trên.

- GV chiếu ngẫu nhiên các thẻ. Với mỗi thẻ, GV mời lần lượt đại diện từng nhóm trả lời kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV nêu câu hỏi luyện tập: Hãy nêu vai trò của sản phẩm công nghệ khác mà em biết.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung tổng kết trong mục Ghi nhớ SGK trang 7.

Hoạt động 2: Mặt trái khi sử dụng công nghệ

a. Mục tiêu: HS nhận biết được những mặt trái khi sử dụng công nghệ.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ quy trình sản xuất giấy (quy trình được đính kèm ở cuối bài).

- GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết công nghệ sản xuất giấy trong sơ đồ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV trình chiếu các thẻ về mặt trái khi sử dụng công nghệ (thẻ được đính kèm ở cuối bài).

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin các tình huống trong Hình 3 SGK trang 8.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, lựa chọn các thẻ phù hợp để thể hiện mặt trái khi sử dụng công nghệ trong mỗi hình.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong chia sẻ câu trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng.

- GV nêu câu hỏi luyện tập: Em hãy trao đổi với bạn và kể thêm những mặt trái khi sử dụng công nghệ trong đời sống.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung tổng kết trong

mục Ghi nhớ SGK trang 8.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống và những mặt trái khi sử dụng công nghệ.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Vai trò của thuốc kháng sinh là

A. Bảo vệ sức khỏe.

B. Hạn chế biến đổi khí hậu.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Bảo quản thức ăn.

Câu 2: In sách, báo,... là vai trò của

A. Máy tính B. Máy in

C. Điện thoại D. Máy may

Câu 3: Bạn A thường xuyên sử dụng điện thoại để chép đáp án bài tập về nhà. Bạn A có thể bị

A. Hạn chế giao tiếp trực tiếp với mọi người.

B. Ảnh hưởng đến sức khỏe.

C. Mất an toàn thông tin.

D. Lệ thuộc vào sản phẩm công nghệ.

Câu 4: Xem ti vi ở khoảng cách gần lâu ngày có thể dẫn đến

A. Học giỏi hơn. B. Giảm tiền điện.

C. Cận thị. D. Giỏi ngoại ngữ.

Câu 5: Hãy cho biết vai trò của sản phẩm công nghệ sau

A. Phục vụ việc di chuyển của con người.

B. Làm đẹp cảnh quan.

C. Phòng chống bệnh.

D. Thanh lọc không khí.

Câu 6: Để làm thẳng các nếp nhăn của vải, em sử dụng

A. Bột giặt. B. Máy vi tính.

C. Bàn là. D. Máy gặt.

Câu 7: B rất thích trồng hoa và cây trong vườn vì chúng giúp

A. Làm đẹp cảnh quan.

B. Chữa các bệnh về dinh dưỡng.

C. Phát triển chiều cao.

D. Tăng diện tích đất.

Câu 8: Đâu không phải công dụng của máy vi tính?

A. Phục vụ hoạt động giải trí của con người.

B. Hỗ trợ con người trong công việc.

C. Phục vụ nhu cầu học tập.

D. Làm sạch bụi bẩn.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời.

Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương các HS trả lời đúng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉ ra lợi ích và tác hại của sản phẩm công nghệ được sử dụng trong đời sống.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

1. Nêu những thói quen của người thân trong gia đình em khi sử dụng công nghệ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Tìm kiếm thông tin, hình ảnh và chuẩn bị bài trình bày về chủ đề: “Sử dụng công nghệ trong đời sống: Nên hay không nên”.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Những HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt những nội dung chính

của bài học theo nội dung "Ghi nhớ".

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau - Bài 2: Nhà sáng chế.

- HS xem video, quan sát và đọc nội dung trong hình.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Lợi ích của sản phẩm công nghệ:

* Trong hình: giúp con người di chuyển đến nơi xa dễ dàng hơn.

* Trong video: giúp cập nhật tin tức nhanh chóng.

+ Không nên lạm dụng sản phẩm công nghệ vì trong video, bạn gà vì mải mê sử dụng Internet mà không giao tiếp với các bạn khác, lơ là học tập.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

- HS chuẩn bị tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS quan sát, thảo luận nhóm.

- HS nêu vai trò:

+ Xe đạp: giúp chúng ta đi lại thuận tiện.

+ Tủ lạnh: giúp bảo quản thức ăn.

+ Máy cày: giúp cày xới đất, tạo độ tơi xốp cho đất.

+ Máy tính điện tử: hỗ trợ chúng ta trong học tập, giải trí,....

+ Máy đóng nút chai: giúp đóng nút chai nhanh.

+ Hoa và cây cảnh: trang trí nhà ở,

làm đẹp môi trường sống, giúp không

khí trong lành,....

- HS lắng nghe, phát huy.

- HS quan sát, đọc nội dung các thẻ.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Thẻ 1: nhà; xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay,...; ti vi, điện thoại, máy vi tính,...

+ Thẻ 2: máy cày, máy cấy, máy sấy tóc, máy giặt,...

+ Thẻ 3: Hoa và cây cảnh, sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sử dụng ô tô, xe máy điện,...

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời: Vai trò của máy hút bụi là giúp làm sạch bụi bẩn ở mọi bề mặt như sàn nhà, trong xe ô tô, cầu thang, rèm cửa, mặt bàn bếp,... giúp tiết kiệm thời gian khi làm việc nhà.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS đọc bài.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời: Nước thải chưa qua xử lí chứa nhiều hóa chất làm ô nhiễm môi trường đất, nước,... gây ảnh hưởng đến vật nuôi, cây trồng ở các vùng đất lân cận. Con người khi tiêu thụ các sản phẩm nhiễm hóa chất có thể bị bệnh,...

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS đọc nội dung trong các thẻ.

- HS quan sát, đọc thông tin trong hình.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- HS trả lời: 1 – a; 2 – b; 3 – d; 4 – c.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chữa bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời: Lạm dụng công nghệ để tìm lời giải trên mạng Internet có thể làm chúng ta lười suy nghĩ, kết quả học tập giảm sút.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

D

C

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

A

D

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- HS trả lời:

1. Chơi game trong phòng tối, xem phim hoạt hình ở khoảng cách gần,...

2. Gợi ý trả lời được đính kèm ở cuối bài.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV.

7. Giáo án Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1:

BIẾT ƠN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

BÀI 1:

BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên và những đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước
  • Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
  • Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

2.2 Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.

2.3 Phẩm chất

  • Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

2.1 Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 5.
  • Bộ tranh về biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
  • Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu (sáng tác Nguyễn Đức Toản).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Đạo đức 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu (sáng tác Nguyễn Đức Toàn).

https://www.youtube.com/watch?v=UdtveSjlyXI

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Người anh hùng nào được nhắc tới trong bài hát?

+ Nội dung bài hát gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Trong bài hát, người nữ anh hùng Võ Thị Sáu được tôn vinh với sự hy sinh quả cảm, sự kiên cường đấu tranh cho cách mạng nước nhà.

+ Bài hát gợi lên trong em niềm tự hào dân tộc, sự kính trọng và biết ơn đối với những hy sinh to lớn mà người nữ anh hùng Võ Thị Sáu, chị thà hy sinh chứ không chịu khuất phục trước kẻ thù để bảo vệ đồng bào, đồng chí. Qua đó, em cũng trân trọng hơn cuộc sống hòa bình ngày hôm nay, ngày mà chúng em được cắp sách đến trường trong tình yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những chiến sĩ, người anh hùng quả cảm đó , chúng ta mới có được cuộc sống m no, hạnh phúc như hiện tại. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Bài học “Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn họ thông qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng những lời nói, việc làm cụ thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.

a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những anh hùng, chiến sĩ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm bài “Võ Thị Sáu – nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ”.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương, đất nước?

+ Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Chị Võ Thị Sáu đã góp phần công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên mảnh đất nơi chị sinh ra và lớn lên, bảo đồng chí, đồng đội và nhân dân đồng thời là tấm gương sáng với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh để các chiến sĩ, nhân dân noi theo.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức ảnh.

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án tham khảo:

STT

Nhân vật

Đóng góp

1

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013)

Là người “Anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp phần to lớn cho thắng lợi giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

2

Nhạc sĩ Văn Cao

(1923-1995)

Nhạc sĩ với nhiều ca khúc nổi tiếng đặc biệt là ca khúc Tiến quân ca, quốc ca chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

3

Bác sĩ Tôn Thất Tùng

(1912-1982)

Vị giáo sư tài ba của nền y học Việt Nam không chỉ xây dựng nền móng cho nền y học Việt Nam hiện đại mà còn sản xuất thành công Penicillin, và phương pháp “cắt gan có kế hoạch”

4

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ

(1904-2010)

Cuộc đời mẹ Thứ nuôi con trong những năm tháng lận đận, đói nghèo nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, mẹ lần lượt động viên 9 người con ra chiến trường. Mẹ có 9 người con trai, 1 một con rể, 2 cháu ngoại hy sinh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc.

5

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Xuân Sính

Bà là một nữ chính khách, nhà quản lý giáo dục, nhà toán học, giáo sư và nhà giáo Nhân dân người Việt Nam. Bà là nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.

6

Bà Mai Kiều Loan – Tổng Giám đốc Công ty sữa Việt Nam Vinamilk

Bà là một nữ doanh nhân Việt Nam, điều hành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Bà là người đưa tên tuổi sữa Việt Nam ra toàn thế giới.

- GV yêu cầu HS: Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục,...mà em biết.

- GV mời HS giơ tay phát biểu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng.

+ Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền – người xây dựng và đóng góp cho sự phát triển của trường Đoàn Thị Điểm, nơi sản sinh ra thế hệ học trò xuất sắc cho đất nước...

Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước

a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình, đọc nội dung SHS tr.7 và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV nêu kết luận: Chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước bởi chúng ta cần gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc có từ bao đời nay đồng thời thể hiện sự trân trọng những công lao, đóng góp đó đã tạo nên một đất nước hòa bình, phát triển mà chúng ta đang có ngày hôm nay.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước

a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh 1 – 6 SHS tr. 8 và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên những việc thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước trong các bức ảnh.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Trường hợp

Những việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước

1

Giúp đỡ những thương binh, bệnh binh

2

Dân hương, dâng hoa lên đài tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ.

3

Hát những ca khúc ngợi ca về anh hùng, quê hương, đất nước.

4

Tham gia các hội thi về tìm hiểu, kể chuyện về người có công với quê hương, đất nước.

5

Viết thư thăm hỏi những chiến sĩ, cán bộ ngoài đảo xa.

6

Học tập và rèn luyện theo tấm gương tích cực của những người có công với đất nước, quê hương.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Người có công với quê hương đất nước đã góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, tích cực hơn cho chúng ta ngày hôm nay. Vì vậy, chúng ta cần kính trọng, biết ơn người người có công với quê hương, đất nước bằng thái độ, lời nói và việc làm phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.9 và dùng thẻ học tập để bày tỏ ý kiến.

Theo em, ai là người có công với quê hương đất nước? Vì sao?

- GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Có, vì nhờ có người lính mới bảo vệ được hòa bình, an toàn cho đất nước

b. Có, vì người mẹ đã phải hy sinh và chịu mất mát khi mất đi những người thân yêu để bảo vệ tổ quốc.

c. Không đồng tình.

d. Đồng tình, vì họ đã sáng tạo nên một bản sắc cho quê hương.

e. Đồng tình, vì học khai hoang, lập nên nơi sinh sống cho nhiều người.

g. Không đồng tình.

h. Đồng tình vì những góp của hoa học nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

i. Không đồng tình.

Bài tập 2: Nhận xét ý kiến

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Đồng tình với ý kiến của An và không đồng tình với ý kiến của Đạt. Vì không phải ai đóng góp cũng được coi là người có công, những người có công phải là những người có đóng góp nổi bật, cho sự nghiệp chung của đất nước.

b. Đồng tình với ý kiến của Tình và không đồng tình với ý kiến của Thanh. Vì việc đền ơn đáp nghĩa là của tất cả mọi người, nhà nước là cơ quan trung gian để chúng ta thực trách nhiệm của mình.

c. Đồng tình với ý kiến của Nghĩa và không đồng tình với ý kiến của Thực. Vì có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

d. Đồng tình với ý kiến của Minh và Bình. Mỗi bạn đều đã nêu ra được ý đúng.

Bài tập 3: Bày tỏ ý kiến

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Đồng tình vì thể hiện sự biết ơn đối với sự hy sinh cao cả của những người mẹ khi mất đi những người con trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

b. Đồng tình vì thể hiện trách nhiệm nối tiếp và gìn giữ những đóng góp cha ông để lại.

c. Đồng tình.

d. Đồng tình vì việc tìm hiểu, tuyên truyền về lịch sử quê hương giúp bản thân và cộng đồng thêm yêu và trân trọng những công lao của thế hệ đi trước.

e. Đồng tình vì điều đó thể hiện sự trân quý với công lao của tấm gương đó.

g. Không đồng tình.

Bài tập 4: Nhận xét thái độ, hành vi

- GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống a.

+ Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống b.

+ Nhóm 3: Đọc và xử lí tình huống c.

+ Nhóm 4: Đọc và xử lí tình huống d.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày nhận xét của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ a. Thắng làm như vậy là không thể hiện sự tôn trọng, kính trọng đối với danh nhân đó.

+ b. Vân có thái độ ham học hỏi về lịch sử dân tộc thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với những người có công trong lịch sử nước nhà, đặc biệt là anh hùng đất Việt.

+ c. Phúc thể hiện thái độ thờ ơ, vô cảm đối với sự hy sinh của người lính cứu hỏa, người đã liều mình để giữ gìn sự bình yên cho cuộc sống và cứu những người trong cơn hoạn nạn.

+ d. Việc Kha không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến thời gian học là không có cơ sở bởi việc tìm hiểu cũng là một cách để Kha trau dồi kiến thức về lịch sử, con người dân tộc.

Bài tập 5: Xử lí tình huống

- GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống a.

+ Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống b.

+ Nhóm 3: Đọc và xử lí tình huống c.

+ Nhóm 4: Đọc và xử lí tình huống d.

- GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, đóng vai và xử lí tình huống.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tình huống a: em nên thuyết phục Sơn rằng ông bạn cũng là thương binh cho nên bạn hiểu rõ những vất vả, đau đớn của những người thương binh khác trải qua, chúng mình cùng giúp cả ông bạn nữa.

+ Tình huống b: Páo nên giải thích cho các bạn: Mỗi nghề nghiệp đều quan trọng và có vai trò khác nhau trong xã hội. Pháp muốn góp sức mình bảo vệ quê hương, đất nước.

+ Tình huống c: Sử nên giảng giải cho các bạn nghe về việc cần phải giữ gìn và trân trọng những đóng góp của nhà hảo tâm. Họ đã mang đến cây cầu cho chúng mình có đường qua lại cho nên chúng ta cần bảo vệ nó.

+ Tình huống d: Thu nên giải thích chi bố mẹ nghe việc làm đó không hề ảnh hưởng đến việc học tập của em và hứa sẽ hoàn thành và đảm bảo việc học.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

- GV chọn một HS xung phong làm phóng viên, lần lượt hỏi các bạn trong lớp: Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước?

- GV hướng dẫn HS làm phóng viên có thể hỏi: Có khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người có công với quê hương, đất nước? Bạn có suy nghĩ gì về điều đó?

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2

- GV chia HS làm các nhóm (4 HS/ nhóm).

- GV hướng dẫn các nhóm trao đổi, thảo luận, tạo ra một sản phẩm thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước. Giờ học sau sẽ triển lãm và trình bày sản phẩm trước lớp.

- GV gợi ý cho HS một số sản phẩm:

+ Viết đoạn văn.

+ Vẽ tranh.

+ Thiết kế poster...

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

+ Thể hiện được lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

+ Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

+ Đọc trước Bài 2 – Tôn trọng sự khác biệt của người khác (SHS tr.13).

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc thầm bài đọc.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc theo nhóm và tình huống được giao.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tình huống và đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời phỏng vấn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc theo nhóm, nộp sản phẩm vào bài học sau.

- HS tham khảo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

8. Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 2: HÌNH TƯỢNG ANH HÙNG DÂN TỘC TRONG MĨ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM

(4 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Lựa chọn được hình thức phù hợp tạo sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình tượng anh hùng dân tộc.
  • Biết phối hợp được các vật liệu khác nhau trong thiết kế, tạo hình một cuốn lịch để bàn có sử dụng hình tượng anh hùng dân tộc.
  • Phân biệt được tranh vẽ, tranh in, tượng và phủ điều.
  • Có ý thức trân trọng và biết ơn những người có công trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

2.2 Năng lực riêng:

  • Biết những hình tượng anh hùng dân tộc thông qua những trải nghiệm và quan sát từ ảnh chụp thực tế đến các tác phẩm mĩ thuật.
  • Biết sử dụng linh hoạt các yếu tố tạo hình đã học (chấm, nét, hình, khối, màu sắc,…), vận dụng đế tạo SPMT theo chủ đề Người anh hùng dân tộc.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức yêu quý, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
  • Có sự yêu thích với môn học và trong thực hành sáng tạo SPMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Một số hình ảnh, tranh , mô hình để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
  • Hình ảnh TPMT thể hiện các yếu tố tạo hình; các SPMT ở chất liệu, hình thức thể hiện khác nhau, làm minh họa trực quan cho HS quan sát.

2. Đối với học sinh

  • SGK Mĩ thuật 5.
  • Vở bài tập Mĩ thuật 5.
  • Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể tên một số anh hùng dân tộc ở quê hương em.

+ Em có cảm nhận gì về những anh hùng dân tộc đó.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh anh hùng dân tộc Việt Nam:

Hình ảnh: Hai Bà Trưng

Hình ảnh: Lý Bí (Lý Nam Đế)

Hình ảnh: Hưng Đạo đại vương

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam ta luôn tự hào với những người anh hùng làm rạng danh quê hương đất nước. Để hiểu rõ hơn về hình tượng người anh hùng quê hương qua một số tác phẩm mĩ thuật và bước đầu biết thực hành vẽ, sáng tạo một bức tranh về đề tài anh hùng quê hương, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 2: Hình tượng anh hùng dân tộc trong mĩ thuật tạo hình Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Mô tả đặc điểm tạo hình nhân vật được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật.

- Nhận biết hình thức thể hiện tác phẩm.

- Nắm bắt được thông tin về anh hùng dân tộc được thể hiện trong tranh và những đóng góp của họ cho lịch sử dân tộc.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Ảnh chụp phong cảnh

- GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát một số ảnh chụp về quê hương đất nước SGK tr.19:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Mô tả đặc điểm tạo hình nhân vật được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật.

+ Hãy cho biết hình thức thể hiện của các tác phẩm mĩ thuật. Cách thực hiện các tác phẩm mĩ thuật này có sự khác nhau như thế nào?

+ Tìm hiểu về anh hùng dân tộc được thể hiện trong tranh và cho biết nhân vật đó đóng góp gì trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Mỗi một tác phẩm các anh hùng dân tộc lại hiện lên với những đường nét khác nhau:

· Hình thánh Gióng hiện lên với đường nét thẳng đầy góc cạnh và mạnh mẽ.

· Hình chiến thắng mùa xuân lại có nhiều nét vẽ mềm mại, uốn lượn hơn.

· Hình tượng chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng có đường nét tả thực, giống như con người thật.

· Hình tượng đại tướng Võ Nguyên G iáp và đồng bào Thái Nguyên có nét chính nhưng vẫn toát lên được tổng thể chung.

+ Các tác phẩm có hình thức thể hiện phong phú và khác nhau:

· Tác phẩm Gióng là tranh sơn mài. Đây là loại tranh sử dụng các chất liệu truyền thống trong kỹ thuật sơn mài như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, các loại sơn son thếp vàng, vỏ trai để vẽ trên nền đen.

· Tác phẩm Chiến thắng mùa xuân là tranh khắc gỗ. Đây là một kĩ thuật in ấn trong nghệ thuật tranh in đồ họa, sử dụng chế bản in gỗ và phương pháp khắc nổi. Có nghĩa là, các thành phần không in trên tranh (mảng trắng) được khắc bỏ khỏi bề mặt của khối gỗ, phần được in (mảng đen) là phần ở lại.

· Tác phẩm Võ Thị Sáu và Lý Tự Trọng là tượng đồng. Tác phẩm được đúc ra từ đồng nóng đổ trong các khuôn mẫu được thiết kế trước đó.

· Tác phẩm đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên là phù điêu đá xanh. Phù điêu đá là những tác phẩm được chạm khắc vào chất liệu đá rắn ở ngoài trời, tạo ra những bức ảnh có bối cảnh sinh động.

+ Anh hùng dân tộc và đóng góp của họ trong lịch sử dân tộc

· Thánh Gióng đánh tan giặc Ân bảo vệ nhân dân khi mới 3 tuổi.

· Vua Quang Trung Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây sơn, cùng nhân dân đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân thanh (1789), bảo vệ độc lập dân tộc lập ra triều đại Tây Sơn, bước đầu xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia, đề ra những chính sách phát triển đất nước.

· Anh hùng Võ Thị Sáu và Lý Tự Trọng đều xả thân để chiến đấu với Thực dân Pháp, bị chúng bắt giam nhưng không đầu hàng.. Cả hai đều hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

· Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài ba, chỉ huy quân dân ta thực hiện kháng chiến chống Pháp, Mĩ cứu nước.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về anh hùng quê hương:

Hình ảnh: Tranh Đông Hồ Phù Đổng Thiên Vương

Hình ảnh: Tranh Đông hồ Bà Triệu

Hình ảnh: Tượng đài vua Lý Thái Tổ

Hình ảnh: Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng

Hoạt động 2: Thể hiện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc Bà Triệu bằng chất liệu màu sáp.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Gợi ý mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc Bà Triệu bằng chất liệu màu sáp.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.21:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát và phân tích hình ảnh theo các câu hỏi gợi ý:

+ Nêu các bước tiến hành mô phỏng?

+ Chất liệu nào được sử dụng để mô phỏng?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Các bước mô phỏng:

· Bước 1: Lựa chọn hình tượng nhân vật lịch sử qua tranh, ảnh, truyện, sách,...

· Bước 2: Phác thảo bố cục và vẽ nét theo ý tưởng thể hiện của mình.

· Bước 3: Vẽ màu cho bức tranh.

· Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

+ Chất liệu được sử dụng là giấy và bút màu sáp. Ngoài ra còn có thể sử dụng các chất liệu khác tùy thích.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại các bước mô phỏng một bức tranh đề tài Anh hùng dân tộc. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, và khen ngợi HS.

Nhiệm vụ 2: Thực hiện một số sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình tượng anh hùng dân tộc theo chất liệu và hình thức yêu thích.

- GV tổ chức cho HS thực hiện bài thực hành mô phỏng bằng hình thức tự chọn (vẽ, xé dán,….).

- GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm cá nhân:

+ Cách chọn nội dung: gợi lại những hình ảnh về người anh hùng dân tộc mà các em chọn.

+ Chọn các chất liệu để mô phỏng.

+ Thực hiện mô phỏng.

- GV cho HS chuẩn bị đồ dùng để thực hiện SPMT của mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Nhiệm vụ 3: Gợi ý cách mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu kết hợp nhiều chất liệu

- GV cho HS xem tranh SGK tr.14 và nêu yêu cầu thảo luận nhóm:

+ Nêu các bước thực hiện mô phỏng anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu.

+ Nêu các chất liệu được sử dụng.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Bước thực hiện mô phỏng anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu:

· Bước 1: lựa chọn hình tượng nhân vật để mô phỏng qua tranh, ảnh, truyện, sách,...và vẽ các hình phù hợp với ý tưởng sáng tạo.

· Bước 2: cắt rời các hình và tạo bối cảnh cho sản phẩm.

· Bước 3: Tạo bối cảnh.

· Bước 4: dán các hình theo ý tưởng sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm.

+ Các chất liệu sử dụng: bìa, giấy, màu sáp, màu nước,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3. Thảo luận

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày sản phẩm đã thực hiện và trao đổi một số nội dung.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày SPMT đã hoàn thành xong.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6HS/nhóm) và thực hiện trao đổi, đánh giá SPMT theo gợi ý:

+ Sản phẩm mĩ thuật của bạn thực hiện theo hình thức nào?

+ Hình tượng nhân vật anh hùng dân tộc được thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật của bạn là ai?

+ Viết đoạn văn từ 6 – 8 câu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc mà sản phẩm mĩ thuật của bạn đã thực hiện.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày, chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thiết kế một món đồ lưu niệm từ các vật liệu sẵn có khác nhau và trang trí bằng hình tượng anh hùng dân tộc yêu thích.

- Củng cố, phát triển khả năng kết nối các kiến thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát các bước thực hiện thiết kế một cuốn lịch để bàn và sử dụng vẻ đẹp hình tượng người anh hùng dân tộc để trang trí.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước.

- GV quan sát, hỗ trợ để HS hoàn thiện SPMT của mình.

- GV khuyến khích HS nhắc lại những lưu ý khi thực hiện SPMT.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

* TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT SẢN PHẨM CUỐI CHỦ ĐỀ

- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau:

+ Nhóm em/ em đã sử dụng những hình ảnh, màu sắc, chất liệu nào để tạo và trang trí SPMT?

+ Trong các SP em thực hiện, em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

- GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ cảm nhận của mình.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Chủ đề 2.

+ Hoàn thiện SPMT (nếu chưa xong).

+ Tìm thêm tranh ảnh về anh hùng dân tộc.

+ Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 3: Gia đình

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài.

- HS quan sát hình ảnh SGK.

- HS thảo luận cặp đôi và lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS chia thành các nhóm và lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS nêu lại các bước.

- HS thực hiện mô phỏng.

- HS thực hiện.

- HS chuẩn bị.

- HS quan sát và thảo luận.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm đôi theo gợi ý của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK.

- HS trả lời.

- HS quan sát GV hướng dẫn.

- HS trình bày.

- HS trưng bày.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe

9. Giáo án Âm nhạc lớp 5 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: KHÚC CA NGÀY MỚI

Lý thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.

Đọc nhạc: Bài số 1.

Hát: Chim sơn ca.

Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ.

Vận dụng sáng tạo.

TIẾT 1: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC:TRỌNG ÂM, PHÁCH, VẠCH NHỊP, Ô NHỊPĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được các kiến thức về: trọng âm, phách, vạch nhịp và ô nhịp.
  • Đọc được bài đọc nhạc số 1 kết hợp vỗ tay theo phách.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung:

  • Biết lắng nghe, cảm thụ âm nhạc và chia sẻ các ý kiến trong hoạt động âm nhạc.
  • Biết phối hợp cùng các bạn khi tham gia hoạt động tập thể.

2.2 Năng lực riêng:

  • Nhận biết và nêu được các kiến thức về trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.
  • Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ, nốt trắng, nốt đen bài đọc nhạc số 1. Biết vỗ tay theo phách và gõ đệm cho bài đọc nhạc.

3. Phẩm chất

  • Biết yêu quý, đoàn kết với bạn bè và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 5.
  • Đồ dùng, tranh ảnh để tổ chức hoạt động.
  • Nhạc cụ và phương tiện nghe - nhìn, các file học liệu điện tử.

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 5.
  • Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu, nhạc cụ gõ tự tạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc được lời ca theo tiết tấu tự sáng tạo.

b. Cách tiến hành

- GV nhắc nhở HS cả lớp chú ý ngồi ngay ngắn, trật tự, thả lỏng cơ thể.

- GV tổ chức cho HS đọc tên hình nốt nhạc kết hợp vỗ tay:

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm để luyện tập:

+ Nhóm 1: đọc tên hình nốt.

+ Nhóm 2: vỗ tay theo hình nốt.

- GV tổ chức cho HS 2 nhóm đọc tên hình nốt kết hợp vỗ tay.

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa mẫu cho HS (nếu thực hiện chưa đúng).

- GV dẫn dắt HS vào tiết học:

Tiết 1:

+ Lý thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.

+ Đọc nhạc: Bài số 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Lý thuyết âm nhạc – Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm hiểu lần lượt các kiến thức: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.

- Nhận biết được phách mạnh, phách nhẹ trong câu hát, bài hát.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Nghe và cảm nhận âm thanh

- GV tổ chức cho HS cả lớp nghe bài hát Đàn gà trong sân (Nhạc Pháp, lời Việt).

https://www.youtube.com/watch?v=kcliGXbvwB0

- GV trình chiếu lời bài hát:

- GV hướng dẫn HS quan sát lời, nghe nhạc và trả lời câu hỏi: Em cảm nhận ra những âm vang nào cất lên mạnh hơn?.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chưa đánh giá câu trả lời đúng hay sai của HS và dẫn dắt HS tìm hiểu lần lượt các kiến thức về trọng âm, phách, vạch nhịp và ô nhịp.

Nhiệm vụ 2: Trọng âm và phách

- GV trình chiếu hình ảnh minh họa, hướng dẫn HS kết hợp quan sát SGK, tự tìm hiểu về trọng âm và phách:

- GV chỉ trên hình và hướng dẫn HS lần lượt các trọng âm xuất hiện trong câu hát.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận và nêu các kiến thức về trọng âm và phách.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong chỉ trên hình và nêu lần lượt các kiến thức về:

+ Trọng âm.

+ Phách.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Trọng âm là những âm thanh vang lên mạnh hơn của giai điệu.

+ Phách là khoảng thời gian ngân, nghỉ bằng nhau trong 1 ô nhịp.

+ Phách có trọng âm là phách mạnh, phách không có trọng âm là phách nhẹ.

- GV hướng dẫn HS xác định rồi đọc và vỗ tay theo phách bài Đàn gà trong sân.

Nhiệm vụ 3: Vạch nhịp và ô nhịp

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh và yêu cầu tìm hiểu kí hiệu và tác dụng về:

+ Vạch nhịp

+ Ô nhịp

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Vạch nhịp là vạch thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc dùng để phân chia khuông nhạc thành các ô nhịp.

+ Vạch nhịp kép là một vạch nhạt và một vạch đậm dùng để kết thúc bản nhạc.

+ Ô nhịp là khoảng cách từ vạch nhịp này đến vạch nhịp tiếp theo.

- GV tuyên dương, khen ngợi các nhóm tích cực thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động 2: Đọc nhạc – Bài số 1

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ, nốt trắng, nốt đen bài đọc nhạc số 1.

- Biết vỗ tay theo phách và gõ đệm cho bài đọc nhạc.
b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Đọc gam Đô trưởng

- GV hướng dẫn HS đọc cao độ lần lượt theo hướng đi lên.

- GV lưu ý cho HS đọc ở tốc độ vừa phải.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong đọc mẫu trước lớp.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS cách đọc (nếu chưa đúng).

- GV yêu cầu 2 – 3 HS trả lời hỏi về nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ tư có tên gọi là nốt gì?

- GV nhận xét, chốt đáp án: Nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ tư có tên gọi là nốt Rê.

Nhiệm vụ 2: Đọc tiết tấu kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách

- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tiết tấu SGK tr.8.

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc tiết tấu kết hợp gõ đệm theo nhịp.

+ Nhóm 2: Đọc tiết tấu kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV làm mẫu cho HS quan sát, làm theo.

- GV lưu ý HS:

+ Gõ to hơn ở phách mạnh.

+ Có thể vỗ tay hoặc dùng nhạc cụ gõ để gõ hình tiết tấu.

- GV hướng dẫn HS gõ tiết tấu theo hình thức tập thể hoặc nối tiếp.

- GV trình chiếu cho HS quan sát bài đọc nhạc số 1.

- GV hướng dẫn HS đọc bài đọc nhạc số 1 theo trình tự:

+ Đọc tên nốt trong bài đọc nhạc số 1.

+ Đọc theo từng câu.

+ Đọc cả bài kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV mời cả lớp đọc bài đọc nhạc số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong đọc bài đọc nhạc số 1 trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa cho HS (nếu chưa đúng).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định phách mạnh và nhẹ trong câu hát.

- Đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.

- Đọc theo nhóm và gõ đệm với vận động cơ thể.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Luyện tập xác định phách mạnh, phách nhẹ.

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS thảo luận.

- GV nêu yêu cầu: Tìm những ca từ ở phách mạnh và phách nhẹ trong câu hát của bài hát sau:

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Ca từ ở phách mạnh: Gà, gáy, con.

+ Ca từ ở phách nhẹ: chưa biết, là, gà.

Nhiệm vụ 2: Đọc kết hợp vỗ tay theo phách và vận động cơ thể

- GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách và vận động cơ thể.

- GV hướng dẫn HS đọc nhạc cùng với nhạc đệm mp3 (hoặc đệm đàn) kết hợp vỗ tay theo hình tiết tấu và vận động cơ thể.

- GV hướng dẫn HS đọc bài đọc nhạc theo các hình thức tập thể, nhóm, cá nhân.

* CỦNG CỐ

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ cảm nhận, cảm xúc của bản thân sau tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- HS ôn lại kiến thức đã học: Trọng âm., phách, vạch nhịp, ô nhịp.

- HS thực hành: Đọc bài đọc nhạc số 1, vỗ tay theo phách và gõ đệm cho bài đọc nhạc.

- HS đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết 2:

+ Ôn đọc nhạc: Bài số 1.

+ Hát: Chim sơn ca.

10. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN MỖI NGÀY

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được sự thay đổi của bản thân thông qua tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ.
  • Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân..

TUẦN 1:

(3 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được sự thay đổi của bản thân và các bạn cùng lớp.
  • Ghi lại sự trưởng thành của bản thân.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

2.2 Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được sự thay đổi của bản thân, ghi lại sự trưởng thành của bản thân.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm; chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề

2. Đối với học sinh

  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ: CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS tổng kết lại thành tích trong năm học vừa qua; chào đón năm học mới.

- HS nắm rõ nội quy của năm học mới.

- HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi vào năm học mới.

b. Cách tiến hành

- GV chuẩn bị cho HS tham gia các hoạt động “Chào năm học mới”.

+ Tập văn nghệ: Chuẩn bị các tiết mục múa, hát, đóng kịch với chủ đề liên quan đến Thầy cô, bạn bè và mái trường.

+ Tập nghi thức.

+ Sắp xếp ghế ngồi trên sân trường phù hợp với tình hình của từng trường.

- GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng.

- GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể.

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ cảm xúc khi đón chào năm học mới

- Sau khi khai giảng xong, GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy, thời khóa biểu mới,…

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

- HS chăm chú xem các tiết mục biểu diễn.

- HS chia sẻ cảm xúc khi đón chào năm học mới.

- HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu,…

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: CHÚNG MÌNH ĐÃ LỚN

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Em của năm học đã qua.

- GV phổ biến luật chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ các thành viên trong nhóm quan sát và nêu ngoại hình và sở thích của bạn trong nhóm trong năm học cũ.

- GV lấy ví dụ để HS hiểu rõ luật chơi:

+ Bạn A của năm học cũ để tóc dài, thích chơi cầu lông.

+ Bạn B của năm học cũ cắt tóc ngắn, thích chơi đá bóng...

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ: Sau khi chơi xong, em đã thấy được những đặc điểm nổi bật gì của bản thân trong năm học cũ?

- GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài học: Trò chơi giúp em nhận biết được những đặc điểm của bản thân trong năm học cũ. Những đặc điểm đó có thể thay đổi với mỗi cá nhân, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Chúng mình đã lớn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên về thể chất của em.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được những thay đổi về thể chất của bản thân.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Đo chiều cao, cân nặng và so sánh với các số đo của năm học trước.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm từ 4 – 6 HS theo yêu cầu sau:

+ Đo chiều cao, cân nặng của bản thân.

+ Lập bảng so sánh với số đo các năm học trước đây .

Bảng theo dõi thể chất của em

Họ và tên:

Lớp:

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Chiều cao

Cân nặng

+ Chỉ ra bạn có sự thay đổi về ngoại hình so với trước đây.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện đo chiều cao bằng cân và thước đo chiều cao.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cách luyện tập để cao và khỏe hơn

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ xác định cách rèn luyện của em trong kì nghỉ hè để cao hơn và khỏe hơn.

- GV gợi ý cho HS sử dụng một số tư liệu để làm minh họa.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm 4 – 6 HS những điều HS đã làm để cao và khỏe hơn.

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ cách luyện tập để cao và khỏe hơn.

- GV khuyến khích học sinh sử dụng các tư liệu khi chia sẻ để phần trình bày thêm trực quan.

Nhiệm vụ 3: Cùng sáng tạo điệu nhảy dân vũ với chủ đề “Lớn lên mỗi ngày”

- GV tổ chức cho HS sáng tạo theo nhóm 4 – 6 HS điệu nhảy dân vũ chủ đề “Lớn lên mỗi ngày”.

- GV cho HS nghe nhạc để tập động tác:

https://www.youtube.com/watch?v=ezjPxVkTVfE&ab_channel=Huongluongthithu (8:57 đến 10:28)

- GV gợi ý các động tác tham khảo:

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày động tác của nhóm.

- GV tuyên dương, khen ngợi HS đã hăng hái thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động 2: Nhìn lại chặng đường đã qua.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát tư liệu để thấy sự thay đổi của bản thân và các bạn cùng lớp.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Quan sát hình ảnh tập thể lớp những năm qua để thấy sự thay đổi của bản thân và các bạn cùng lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân rồi trao đổi theo nhóm từ 4 – 6 HS.

- GV trình chiếu ảnh tập thể qua các năm cho HS quan sát:

- GV đưa ra gợi ý để HS:

+ Nêu những điểm khác biệt của bản thân qua các năm học.

+ Chỉ ra sự thay đổi của bạn khác trong lớp mà em nhận ra.

+ có phải sự thay đổi đều có ở mỗi bạn hay không?

Nhiệm vụ 2: Nhận xét sự thay đổi của bản thân và các bạn ở dáng vẻ bên ngoài.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS), thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nhận xét về sự thay đổi của bản thân và các bạn ở dáng vẻ bên ngoài.

- GV đưa ra gợi ý HS có thể sử dụng các tư liệu khác để trình bày:

+ Album ảnh cá nhân.

+ Sổ khám sức khỏe.

+ Tranh vẽ.

+ Bài văn miêu tả về bản thân.

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV tổng kết hoạt động, khen ngợi HS cả lớp.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về một số thành tích em đã đạt được qua các năm học từ lớp 1 đến lớp 4

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS để chia sẻ Những thành tích cá em đã đạp được trong các năm học từ lớp 1 đến lớp 4.

- GV gợi ý cho HS:

+ Liệt kê một số hoạt động của lớp, của trường mà em đã tham gia và những thành tích em đạt được.

+ Kể về một hoạt động mà em ấn tượng.

- GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa:

- GV mời đại diện HS 2 – 3 nhóm lên chia sẻ. HS cả lớp lắng nghe, cổ vũ các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS tiếp tục cố gắng đạt thành thích trong năm học mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ôn tập lại các kiến thức đã được học.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Để nhận ra sự thay đổi về thể chất em có thể làm công việc nào sau đây?

A. Làm việc nhà giúp cha mẹ.

B. Hoàn thành bài tập về nhà.

C. Đo chiều cao, cân nặng của mình.

D. Tham gia vào các hoạt động xã hội.

Câu 2: Đâu không phải sự thay đổi về dáng vẻ bên ngoài?

A. Lễ phép hơn.

B. Cao hơn.

C. Mập hơn.

D. Chững chạc hơn.

Câu 3: Đâu là hoạt động rèn luyện để em cao và khỏe hơn?

A. Đọc sách khi có thời gian rảnh.

B. Nghỉ ngơi cùng gia đình.

C. Luyện tập thể dục mỗi ngày.

D. Tham quan các danh lam thắng cảnh

Câu 4: Khi so sánh số đo chiều cao và cân nặng của bản thân qua các năm, em thấy điều gì?

A. Bản thân có sự thay đổi về mặt thể chất.

B. Bản thân có sự thay đổi về mặt nhận thức.

C. Bản thân có sự thay đổi về tâm lí.

D. Bản thân có sự thay đổi về góc nhìn.

Câu 5: Đâu được coi là thành tích em đạt được trong những năm học qua?

A. Hăng hái tham gia các hoạt động tập thể.

B. Đạt huy chương trong giải bơi lội của trường.

C. Tích cực phát biểu trong giờ học.

D. Xung phong làm lớp trưởng.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

C

A

B

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Chia sẻ với người thân về sự thay đổi của bản thân trong các năm học qua.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe luật chơi.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- HS quan sát, tham khảo.

- HS chia sẻ theo nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tham gia hoạt động nhóm.

- HS nghe nhạc.

- HS quan sát động tác.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS thực hiện cá nhân rồi theo nhóm.

- HS quan sát.

- HS tham khảo.

- HS làm việc nhóm.

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, vỗ tay.

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS lắng nghe, ghi chú.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thự

11. Giáo án Giáo dục thể chất lớp 5 Kết nối tri thức

PHẦN 2. VẬN ĐỘNG CƠ BẢN

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Bài

Tên bài

Nội dung

Thời lượng

1

Bài tập phối hợp đội hình đội ngũ

- Phối hợp đội hình hàng dọc và quay các hướng.

- Phối hợp đội hình hàng ngang.

- Nhiều hàng dọc đi đều vòng bên phải.

- Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ.

- Bài tập phát triển thể lực.

5 tiết

2

Bài tập phối hợp biến đổi đội hình

- Phối hợp biến đổi đội hình dọc – vòng tròn – hàng ngang và ngược lại.

- Phối hợp biến đổi đội hình 1 hàng dọc – 2 hàng dọc – 1 hàng dọc – 1 vòng tròn – 2 vòng tròn và ngược lại.

- Phối hợp biến đổi đội hình 1 hàng ngang – 3 hàng ngang – 1 vòng tròn và ngược lại.

- Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ.

- Bài tập phát triển thể lực.

5 tiết

3

Bài tập phối hợp đi đều vòng các hướng

- Phối hợp đi đều vòng các hướng.

- Phối hợp giậm chân tại chỗ, đi đều, đi đều vòng sau.

- Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ.

- Bài tập phát triển thể lực.

4 tiết

BÀI 1: BÀI TẬP PHỐI HỢP ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

(5 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và thực hiện vệ sinh đảm bảo an toàn trong giờ tập luyện của môn GDTC.
  • Biết quan sát tranh ảnh, động tác làm mẫu của GV để tập động tác phối hợp đội hình đội ngũ và tự sửa sai động tác.
  • Thực hiện được động tác phối hợp đội hình đội ngũ và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
  • Biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và giúp đỡ bạn trong tập luyện.
  • Hoàn thành lượng vận động theo yêu cầu, phát triển thể lực.
  • Thể hiện sự yêu thích và thường xuyên tập luyện TDTT.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi tập luyện theo cặp đôi, nhóm, tổ.
  • Biết lắng nghe, sửa sai và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
  • Tham gia tích cực các trò chơi vận động và bài tập phát triển thể lực.
  • Hoàn thành lượng vận động của bài tập.

2.2 Năng lực riêng:

  • Thực hiện được động tác phối hợp đội hình đội ngũ và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.

3. Phẩm chất

  • Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
  • Thể hiện sự yêu thích, hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

2.1 Đối với giáo viên

  • Kẻ, vẽ sân tập theo nội dung bài học.
  • Còi, vòng, chướng ngại vật, tranh ảnh, băng đĩa hình, dụng cụ tập luyện,…

3. Đối với học sinh

  • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.
  • Đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS giãn cơ, làm nóng cơ thể, tăng khả năng phản xạ, tạo hứng thú để tiếp nhận nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Khởi động

- GV tổ chức cho HS cả lớp xoay các khớp, giúp HS làm nóng cơ thể.

- GV tổ chức cho HS cả lớp chạy tại chỗ, vỗ tay, giúp HS làm nóng cơ thể.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi sự tích cực tham gia khởi động của HS.

Nhiệm vụ 2. Trò chơi bổ trợ khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi bổ trợ khởi động – Con thỏ.

- GV phổ biến mục đích, cách chơi cho HS:

+ Mục đích: Làm nóng cơ thể, phát triển sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo.

+ Cách chơi:

· Khi chỉ huy hô “Con thỏ”, các em đồng thời đưa hai tay lên cao. Chỉ hủy hô “Bên phải, bên phải” hoặc “Bên trái, bên trái”, các em nghiêng người sang phải hoặc sang trái theo đúng lời hô của chỉ huy.

· Em nào thực hiện không đúng coi như thua cuộc.

- GV yêu cầu HS xếp thành hình tròn, chỉ huy đứng trong vòng tròn.

- GV ra hiệu lệnh cho HS bắt đầu chơi trò chơi.

- GV nhận xét, động viên, khích lệ HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Bài tập phối hợp đội hình đội ngũ

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Bài tập phối hợp đội hình dọc và quay các hướng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được bài tập phối hợp đội hình hàng dọc và quay các hướng.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh thực hiện động tác mẫu SGK tr.9.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đang thực hiện động tác gì?

+ Các bạn trong tranh thực hiện động tác quay các hướng nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác):

+ TTCB: Đứng tự nhiên.

+ Cách thực hiện: Nghe và thực hiện lần lượt theo các khẩu lệnh: "Thành 1 (2, 3, 4,...) hàng dọc – Tập hợp!"; "Nhìn trước – Thẳng!"; "Thôi!"; "Từ 1 đến hết – Điểm số!"; "Nghỉ!"; "Nghiêm!"; "Bên trái - Quay!"; "Bên phải – Quay!"; "Đằng sau - Quay!".

- GV gọi lần lượt một nhóm nhỏ HS lên tập động tác phối hợp đội hình hàng dọc và quay các hướng. Cả lớp quan sát và nhận xét bạn tập.

- GV tổ chức cho cả lớp thực hiện động tác. GV quan sát để hướng dẫn những HS thực hiện chưa đúng.

- GV cho cán sự lớp hô, cả lớp tập động tác phối hợp hình hàng dọc và quay các hướng.

- GV quan sát, sửa sai cho HS.

Hoạt động 2. Bài tập phối hợp đội hình hàng ngang

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được bài tập phối hợp đội hình hàng ngang.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát tranh thực hiện động tác mẫu SGK tr.10.

- GV mô tả động tác, phân tích, hướng dẫn cách thực hiện động tác (vừa làm mẫu, vừa giảng giải, nhấn mạnh những yêu cầu của động tác):

+ TTCB: Đứng tự nhiên.

+ Nghe và thực hiện lần lượt theo các khẩu lệnh: "Thành 1 (2, 3, 4,...) hàng ngang – Tập hợp!"; "Nhìn phải – Thẳng!"; "Thôi!"; "Từ 1 đến hết – Điểm số!"; "Bạn A làm chuẩn, cách một sải tay – Dàn hàng!", "Bạn A làm chuẩn – Dồn hàng!".

- GV gọi 4 - 5 HS lên, hướng dẫn cách thực hiện động tác phối hợp đội hình hàng ngang và cho các em thực hiện 1 - 2 lần. Cả lớp quan sát và nhận xét.

- GV chia HS thành các hàng và cho các hàng thực hiện động tác.

- GV cho cán sự lớp hô, cả lớp tập động tác phối hợp đội hình hàng ngang.

- GV quan sát, sửa sai cho HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1. Luyện tập động tác

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập nhóm động tác phối hợp đội hình đội ngũ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS luyện tập lần lượt theo các hình thức nhóm.

- GV quan tâm, giúp đỡ những HS thực hiện chưa đúng động tác.

- GV động viên, khích lệ những HS thực hiện đúng.

Hoạt động 2. Tổ chức trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chơi trò chơi “Ném vòng”.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ném vòng.

- GV phổ biến cho HS mục đích và cách chơi trò chơi:

+ Mục đích: Rèn luyện kĩ năng chạy, nhảy, sự khéo léo, nhanh nhẹn, giáo dục tỉnh thần tập thể, tính đoàn kết.

+ Cách chơi:

· HS chia làm hai hàng dọc. Mỗi em cầm một vòng sẵn sàng trong tay.

· Em dầu hàng đứng sau vạch xuất phát và trước vạch chuẩn bị.

· HS đứng chạm chân vào vạch xuất phát ném vòng về phía chướng ngại vật phía trước sao cho vòng tròn rơi trúng vào chướng ngại vật được tính là 1 điểm. Nếu không trúng không được tính điểm.

· Sau khi hết lượt ném, HS nhanh chóng chạy về cuối hàng và HS tiếp theo chuẩn bị lượt ném.

· Lần lượt các em tiếp theo thực hiện như vậy, đến em cuối cùng của mỗi đội sau khi thực hiện xong thì giơ tay lên cao và hô “Hết”.

· Đội nào hoàn thành và có số điểm cao hơn giành chiến thắng.

· Lưu ý: Những trường hợp phạm quy: Xuất phát trước khi có hiệu lệnh hoặc xuất phát trước khi bạn về đứng ở đầu hàng của mình chạy về cuối hàng; em cuối cùng thực hiện xong không giơ tay lên cao và hô “Hết”;...

- GV và HS cùng chuẩn bị cho trò chơi:

+ Vẽ vạch xuất phát và vạch chuẩn bị, đặt 2 chướng ngại vật trước hai hàng dọc HS đứng.

+ GV phát cho HS vòng ném.

- GV mời HS tham gia vào trò chơi.

- GV khen ngợi, động viên, khích lệ HS và tuyên bố đội thắng cuộc.

Hoạt động 3. Tập bài tập phát triển thể lực

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tập được một số bài tập phát triển thể lực.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS lần lượt luyện tập cá nhân/cặp đôi/ nhóm, tổ các bài tập sau:

+ Bài tập 1: Chạy tại chỗ gót chạm mông 25 – 30 lần, lặp lại 2 lần. Sau mỗi lần, cần đi lại vung tay thả lỏng người và hít thở sâu trong vòng 1 phút.

+ Bài tập 2: Bật nhảy tại chỗ hai tay đánh tự nhiên hai bên hông 25 – 30 lần, lặp lại 2 lần. Sau mỗi lần, cần đi lại và hít thở sâu trong vòng 1 phút.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ tinh thần HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và luyện tập thực hành sau giờ học.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 SGK tr.13

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi/nhóm, tổ và trả lời lần lượt hai câu hỏi sau:

+ Câu 1. Chọn câu trả lời đúng:

a, Khi tập hợp hàng dọc, nghe khẩu lệnh "Thành 3 hàng dọc – Tập hợp!", bạn ở vị trí nào đứng đối diện với chỉ huy?

A. Bạn đầu hàng thứ nhất.

B. Bạn đầu hàng thứ hai.

C. Bạn đầu hàng thứ ba

D. Tất cả các bạn đầu hàng.

b, Khi tập hợp hàng ngang, nghe khẩu lệnh "Thành 1 hàng ngang - Tập hợp!", bạn đầu hàng đứng sát vào tay trái chỉ huy, các bạn còn lại đứng như thế nào?

A. Đứng bên phải của bạn đầu hàng

B. Đứng bên phải của bạn đầu hàng theo thứ tự từ cao đến thấp

C. Đứng bên trái của bạn đầu hàng theo thứ tự từ thấp đến cao

D. Đứng sau bạn đầu hàng.

+ Câu 2. Hình nào dưới đây thể hiện đúng động tác dóng hàng ngang? Vì sao?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đáp án. Các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1. a, Đáp án A.

b, Đáp án C.

+ Câu 2. Hình B

Nhiệm vụ 2: Vận dụng các bài tập phối hợp đội hình hàng dọc và quay các hướng; bài tập phối hợp đội hình ngang vào các hoạt động tập thể.

- GV hướng dẫn HS: Các em có thể tập động tác bài tập phối hợp đội hình đội ngũ trong các hoạt động tập thể để rèn luyện sức khỏe, hình thành thói quen tập luyện, nâng cao kĩ năng vận động, phát triển hài hòa và thể chất và tinh thần,… giúp học tốt các môn học khác.

* CỦNG CỐ VÀ ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát:

+ Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả hai động tác phối hợp đội hình hàng dọc và quay các hướng và phối hợp đội hình hàng ngang; biết được lỗi sai và cơ bản khắc phục được lỗi đó trong quá trình luyện tập.

+ Hoàn thành: Thực hiện được một trong hai động tác phối hợp đội hình hàng dọc và quay các hướng và phối hợp đội hình hàng ngang; biết được lỗi sai trong tập luyện.

+ Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được động tác đi đều vòng bên phải.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại động tác phối hợp đội hình đội ngũ.

+ Tích cực rèn luyện thể dục thể thao tại nhà.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Bài tập phối hợp biến đổi đội hình.

- HS xoay các khớp.

- HS chạy tại chỗ, vỗ tay.

- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi.

- HS chuẩn bị.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

- HS quan sát tranh minh họa động tác.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS quan sát GV mô tả và thực hiện động tác mẫu.

- HS thực hiện động tác mẫu theo hướng dẫn.

- HS cả lớp thực hiện động tác.

- HS thực hiện động tác theo khẩu lệnh của cán sự lớp.

- HS lắng nghe, quan sát, chỉnh sửa động tác (nếu chưa đúng).

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe, quan sát GV mô tả, thực hiện động tác mẫu.

- HS thực hiện mẫu theo hàng.

- HS thực hiện theo các hàng.

- HS thực hiện theo khẩu lệnh của cán sự lớp.

- HS lắng nghe, quan sát, chỉnh sửa động tác (nếu chưa đúng).

- HS luyện tập theo các nhóm.

- HS lắng nghe, quan sát, chỉnh sửa động tác (nếu chưa đúng).

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS chuẩn bị cho trò chơi.

- HS chơi trò chơi.

- HS luyện tập.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi theo cặp đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS l

Chi tiết:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm