Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Âm nhạc lớp 5 Kết nối tri thức

Giáo án Âm nhạc lớp 5 sách Kết nối tri thức

Giáo án Âm nhạc lớp 5 Kết nối tri thức là kế hoạch bài dạy lớp 5 môn Âm nhạc được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Mời các bạn cùng tải mẫu giáo án lớp 5 này về.

Dưới đây là mẫu giáo án lớp 5 môn Âm nhạc sách KNTT. VnDoc sẽ cập nhật bản cả năm một cách nhanh nhất!

CHỦ ĐỀ 1: KHÚC CA NGÀY MỚI

Lý thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.

Đọc nhạc: Bài số 1.

Hát: Chim sơn ca.

Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ.

Vận dụng sáng tạo.

TIẾT 1: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC:TRỌNG ÂM, PHÁCH, VẠCH NHỊP, Ô NHỊPĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được các kiến thức về: trọng âm, phách, vạch nhịp và ô nhịp.
  • Đọc được bài đọc nhạc số 1 kết hợp vỗ tay theo phách.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung:

  • Biết lắng nghe, cảm thụ âm nhạc và chia sẻ các ý kiến trong hoạt động âm nhạc.
  • Biết phối hợp cùng các bạn khi tham gia hoạt động tập thể.

2.2 Năng lực riêng:

  • Nhận biết và nêu được các kiến thức về trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.
  • Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ, nốt trắng, nốt đen bài đọc nhạc số 1. Biết vỗ tay theo phách và gõ đệm cho bài đọc nhạc.

3. Phẩm chất

  • Biết yêu quý, đoàn kết với bạn bè và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 5.
  • Đồ dùng, tranh ảnh để tổ chức hoạt động.
  • Nhạc cụ và phương tiện nghe - nhìn, các file học liệu điện tử.

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 5.
  • Nhạc cụ gõ, nhạc cụ giai điệu, nhạc cụ gõ tự tạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc được lời ca theo tiết tấu tự sáng tạo.

b. Cách tiến hành

- GV nhắc nhở HS cả lớp chú ý ngồi ngay ngắn, trật tự, thả lỏng cơ thể.

- GV tổ chức cho HS đọc tên hình nốt nhạc kết hợp vỗ tay:

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm để luyện tập:

+ Nhóm 1: đọc tên hình nốt.

+ Nhóm 2: vỗ tay theo hình nốt.

- GV tổ chức cho HS 2 nhóm đọc tên hình nốt kết hợp vỗ tay.

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa mẫu cho HS (nếu thực hiện chưa đúng).

- GV dẫn dắt HS vào tiết học:

Tiết 1:

+ Lý thuyết âm nhạc: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.

+ Đọc nhạc: Bài số 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Lý thuyết âm nhạc – Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm hiểu lần lượt các kiến thức: Trọng âm, phách, vạch nhịp, ô nhịp.

- Nhận biết được phách mạnh, phách nhẹ trong câu hát, bài hát.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Nghe và cảm nhận âm thanh

- GV tổ chức cho HS cả lớp nghe bài hát Đàn gà trong sân (Nhạc Pháp, lời Việt).

https://www.youtube.com/watch?v=kcliGXbvwB0

- GV trình chiếu lời bài hát:

- GV hướng dẫn HS quan sát lời, nghe nhạc và trả lời câu hỏi: Em cảm nhận ra những âm vang nào cất lên mạnh hơn?.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chưa đánh giá câu trả lời đúng hay sai của HS và dẫn dắt HS tìm hiểu lần lượt các kiến thức về trọng âm, phách, vạch nhịp và ô nhịp.

Nhiệm vụ 2: Trọng âm và phách

- GV trình chiếu hình ảnh minh họa, hướng dẫn HS kết hợp quan sát SGK, tự tìm hiểu về trọng âm và phách:

- GV chỉ trên hình và hướng dẫn HS lần lượt các trọng âm xuất hiện trong câu hát.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận và nêu các kiến thức về trọng âm và phách.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong chỉ trên hình và nêu lần lượt các kiến thức về:

+ Trọng âm.

+ Phách.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Trọng âm là những âm thanh vang lên mạnh hơn của giai điệu.

+ Phách là khoảng thời gian ngân, nghỉ bằng nhau trong 1 ô nhịp.

+ Phách có trọng âm là phách mạnh, phách không có trọng âm là phách nhẹ.

- GV hướng dẫn HS xác định rồi đọc và vỗ tay theo phách bài Đàn gà trong sân.

Nhiệm vụ 3: Vạch nhịp và ô nhịp

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh và yêu cầu tìm hiểu kí hiệu và tác dụng về:

+ Vạch nhịp

+ Ô nhịp

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Vạch nhịp là vạch thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc dùng để phân chia khuông nhạc thành các ô nhịp.

+ Vạch nhịp kép là một vạch nhạt và một vạch đậm dùng để kết thúc bản nhạc.

+ Ô nhịp là khoảng cách từ vạch nhịp này đến vạch nhịp tiếp theo.

- GV tuyên dương, khen ngợi các nhóm tích cực thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động 2: Đọc nhạc – Bài số 1

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ, nốt trắng, nốt đen bài đọc nhạc số 1.

- Biết vỗ tay theo phách và gõ đệm cho bài đọc nhạc.
b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Đọc gam Đô trưởng

- GV hướng dẫn HS đọc cao độ lần lượt theo hướng đi lên.

- GV lưu ý cho HS đọc ở tốc độ vừa phải.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong đọc mẫu trước lớp.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS cách đọc (nếu chưa đúng).

- GV yêu cầu 2 – 3 HS trả lời hỏi về nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ tư có tên gọi là nốt gì?

- GV nhận xét, chốt đáp án: Nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ tư có tên gọi là nốt Rê.

Nhiệm vụ 2: Đọc tiết tấu kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách

- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tiết tấu SGK tr.8.

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc tiết tấu kết hợp gõ đệm theo nhịp.

+ Nhóm 2: Đọc tiết tấu kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV làm mẫu cho HS quan sát, làm theo.

- GV lưu ý HS:

+ Gõ to hơn ở phách mạnh.

+ Có thể vỗ tay hoặc dùng nhạc cụ gõ để gõ hình tiết tấu.

- GV hướng dẫn HS gõ tiết tấu theo hình thức tập thể hoặc nối tiếp.

- GV trình chiếu cho HS quan sát bài đọc nhạc số 1.

- GV hướng dẫn HS đọc bài đọc nhạc số 1 theo trình tự:

+ Đọc tên nốt trong bài đọc nhạc số 1.

+ Đọc theo từng câu.

+ Đọc cả bài kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV mời cả lớp đọc bài đọc nhạc số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong đọc bài đọc nhạc số 1 trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa cho HS (nếu chưa đúng).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định phách mạnh và nhẹ trong câu hát.

- Đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.

- Đọc theo nhóm và gõ đệm với vận động cơ thể.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Luyện tập xác định phách mạnh, phách nhẹ.

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS thảo luận.

- GV nêu yêu cầu: Tìm những ca từ ở phách mạnh và phách nhẹ trong câu hát của bài hát sau:

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Ca từ ở phách mạnh: Gà, gáy, con.

+ Ca từ ở phách nhẹ: chưa biết, là, gà.

Nhiệm vụ 2: Đọc kết hợp vỗ tay theo phách và vận động cơ thể

- GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách và vận động cơ thể.

- GV hướng dẫn HS đọc nhạc cùng với nhạc đệm mp3 (hoặc đệm đàn) kết hợp vỗ tay theo hình tiết tấu và vận động cơ thể.

- GV hướng dẫn HS đọc bài đọc nhạc theo các hình thức tập thể, nhóm, cá nhân.

* CỦNG CỐ

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ cảm nhận, cảm xúc của bản thân sau tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- HS ôn lại kiến thức đã học: Trọng âm., phách, vạch nhịp, ô nhịp.

- HS thực hành: Đọc bài đọc nhạc số 1, vỗ tay theo phách và gõ đệm cho bài đọc nhạc.

- HS đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết 2:

+ Ôn đọc nhạc: Bài số 1.

+ Hát: Chim sơn ca.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm