Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 5 sách Cánh diều (11 môn)

Giáo án lớp 5 sách Cánh Diều dưới đây bao gồm tất cả các môn Toán, Tiếng Việt, Tin học, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật,... được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Mời các bạn cùng tải giáo án lớp 5 này về.

Dưới đây là một vài mẫu giáo án lớp 5 sách Cánh Diều. VnDoc sẽ cập nhật bản cả năm một cách nhanh nhất!

1. Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều

Luyện từ và câu

TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ).

- Học sinh tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2

- Rèn HS kĩ năng tìm từ, đặt câu.

- Biết vận dụng vào cuộc sống.

- Yêu thích môn học.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Phát triển phẩm chất nhân ái ,có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết trong giao tiếp từng đối tượng .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, bảng con, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.

- Ghi bảng

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a. Phần nhận xét

Bài 1: HĐ nhóm

1. xếp các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp:

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều

GV đưa bảng phụ có ghi các từ:

- Cho HS thảo luận nhóm 4

- Yêu cầu HS so sánh nghĩa của các từ trên.

2/ Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu Rút ra nhận xét về cách dùng mỗi từ đó.

Yêu cầu HS định nghĩa : Thế nào là từ đồng nghĩa?

- GV nhận xét, chốt ý 1 phần ghi nhớ

- 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm theo

- HS đọc chú giải SGK

-HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Giống nhau: Giang sơn -đất nước - non sông- tổ quốc – nước nhà .

-Xinh xắn , đẹp , xinh .

- Cho -biếu

Tàu hoả - xe lửa .

S đặt câu ( cá nhân ) . Nhận xét

GV kết luận

1/ Từ đổng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gân giống nhau.

2/Khi dùng những từ này, ta cân cân nhác để lụa chọn được từ phù họp

-HS đọc ý 1 ghi nhớ.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2

* Cách tiến hành:

Hoạt động Luyện Tập

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu BT

1. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi.

(M) siêng năng - chăm chi

Tổ chức hoạt động nhóm 2 theo yêu cầu sau:

2/ Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống tù' mang Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?

Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta Bạn Tuấn “đô vật" vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khoẻ hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.

. Phần ghi nhớ

- Em hãy lấy VD về từ đồng nghĩa & từ đồng nghĩa không hoàn toàn

HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận nhóm. Trình bày

+ đeo – xách -vác - kiêng .Nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn

- HS nêu- Hs khác nhận xét -GV kết luận

- 2 HS đọc ND ghi nhớ SGK

- HS nối tiếp lấy VD.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn?

- HS nêu

- Tìm một số từ đồng nghĩa hoàn toàn

- HS nghe và thực hiện

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

- Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK).

- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Học sinh đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

- Yêu quý Bác Hồ.

- Năng lực:

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng dạy học

- GV: + Tranh minh hoạ (SGK)

+ Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát – xem hình Bác Hồ Bồng em bé .

- HS ghi vở

2. Hoạt động luyện đọc:

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

- Đọc đúng các từ khó trong bài

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc toàn bài

- Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên.

- GV nhận xét, đánh giá

- 1 HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.

- 1HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm

- Bức thư trong bài đọc là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm 1945. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: tên nước ta từ 2-9-1945 đến 2-7-1976.

-Tựu trường: tập trung tại trường để chuẩn bị cho năm học mới.

-Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

-80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.

- Co đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.

- Hoàn cầu: thế giới.

- Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới.

- HS nghe

- HS đọc

- HS nghe

3. Hoạt động tìm hiểu bài:

* Mục tiêu:

- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

* Cách tiến hành:HĐ nhóm 4

- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:

+ Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác?

+ Nêu ý 1 ? 1. Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với nhũng ngày khai trường khác?

+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

+Nêu ý 2: Vì sao tất cà học sinh đều vui mùng trong ngày khai trường đặc biệt đó?

Nêu ý 3 : Những câu nào trong bức thư nói lên sự trông mong, chờ đợi của đất nước ở thế hệ trẻ?

Nêu ý 4 : Bức thư thể hiện tình cảm và sự tin cậy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ như thế nào?

Học sinh cần làm gì để xúng đáng với sự hi sinh của đồng bào, sự trông cậy của nước nhà và thực hiện lòi căn dặn của Bác Hồ?

Nêu ý chính của bài ?

- GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ

- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN

- Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó.

-XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu…

-Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước.

Trong công cuộc kiến thiết đó, nưóc nhà trông mong chờ đợi ỏ các em rốt nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có buớc tới đài vinh quang để sánh vai với' các cưòng quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. (...)

- HS nêu

-Chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

*Luyện đọc diễn cảm:

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn

- Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK).

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài.

- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm

- Luyện đọc theo cặp

- Thi đọc diễn cảm

- Cho HS luyện học thuộc lòng

- Thi học thuộc lòng

- 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài.

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời...rất nhiều

- HS luyện đọc nhóm đôi.

- HS thi đọc diễn cảm.

- HS luyện đọc thuộc lòng

- HS thi đọc thuộc lòng.

BÀI ĐỌC 4: TIẾNG RU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tiếng ru. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
  • Nhận biết và hiểu được một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu và nội dung chính của bài Tiếng ru. Hiểu được chủ đề và những nội dung hàm ẩn trong bài, rút ra được thông điệp từ bài thơ.
  • Nêu được suy nghĩ, cảm nhận về bài thơ và chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa…) trong văn bản.
  • Có ý thức bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước và tấm lòng biết ơn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình cảm gia đình, cụ thể là tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
  • Bồi dưỡng lòng biết ơn, tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng, nâng niu những giá trị mà thế hệ đi trước tạo dựng.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Đồ dùng dạy học

2.1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2.2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1- 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem video ca khúc Chưa bao giờ mẹ kể.

+ Link video: (chiếu từ 0:12 – 4:20)

https://www.youtube.caom/watch?v=sICoUsvVAok

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh người mẹ:

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Qua video bài hát “Chưa bao giờ mẹ kể” và những hình ảnh về người mẹ, em hãy nêu cảm nhận của mình về tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr99, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Tuổi thơ chúng ta được lớn lên từ những lời ru thiết tha, ngọt ngào của bà, của mẹ. Lời ru không chỉ đưa con vào giấc ngủ say nồng mà còn nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con những thứ tình cảm cao cả, thiêng liêng. Bài thơ Tiếng ru có thể coi là những khúc ngân dịu dàng từ lời ru của mẹ, chất chứa trong đó là những bài học sâu sắc mà mẹ muốn gửi gắm đến người con thân yêu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Tiếng ru với giọng đọc diễn cảm, biết đọc theo những cách khác nhau (đọc lướt và đọc kĩ), đọc thầm với tốc độ nhanh hơn.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của bài thơ.

- Hiểu được ý nghĩa của một số câu ca dao, thành ngữ trong bài.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc mục giải nghĩa từ SGK tr.99:

+ Đồng chí: người cùng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng.

+ Nhân gian: loài người (nghĩa trong bài).

+ Chắt chiu: chăm chút, nâng niu.

+ Thầy: cha (từ được dùng ở một số địa phương).

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhiều cảm xúc, nhấn mạnh vào những câu cao dao, thành ngữ trong bài thơ, thể hiện được tình cảm thiết tha mà người mẹ dành cho con…

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Cách ngắt giọng ở những thơ, đoạn thơ. Ví dụ:

· Đoạn 1:

Con ong làm mật,/ yêu hoa

Con cá bơi,/ yêu nước;/ con chim ca,/ yêu trời

Con người muốn sống,/ con ơi

Phải yêu đồng chí,/ yêu người anh em.

· Đoạn 2:

Một ngôi sao,/ chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín,/ chẳng nên mùa vàng.

Một người/ – đâu phải nhân gian?

Sống chăng,/ một đốm lửa tàn mà thôi!

+ Nhấn giọng ở một số câu văn thể hiện cảm xúc. Ví dụ:

Một người – đâu phải nhân gian?

Sống chăng,một đốm lửa tàn mà thôi!

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, HS nối tiếp các đoạn

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 1 HS đọc toàn bài.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Tiếng ru.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai, khi nào?

+ GV hướng dẫn HS đọc lướt bài thơ và tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bài thơ là lời của người mẹ nói với người con khi đang ru con vào giấc ngủ say nồng.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Tìm những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự gắn bó giữa sự vật, hiện tượng tự nhiên?

+ GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự gắn bó giữa sự vật, hiện tượng tự nhiên là:

· Con ong làm mật, yêu hoa.

· Con cá bơi, yêu nước.

· Con chim ca, yêu trời.

· Núi cao bởi có đất bồi.

· Muôn dòng sông đổ biển sâu.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Em hiểu như thế nào về 2 dòng thơ “Một người – đâu phải nhân gian? / Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!"?

+ GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm và trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diên 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt đáp án: Qua dòng thơ này, nhà thơ đã khẳng định triết lý sống đoàn kết, sống vì tập thể của mỗi cá nhân trong cộng đồng:

· Một người là một cá thể không thể tách rời của khối đại đoàn kết. Nhưng nếu mỗi con người ấy lại đứng riêng lẻ, không đoàn kết, không vì lợi ích chung thì chẳng khác gì đốm lửa tàn trong đêm tối. Nhưng ngược lại, nếu mỗi người đoàn kết lại, sống vì nhau thì những đốm lửa ấy sẽ làm thành ngọn đuốc rực sáng mạnh mẽ trong bóng đêm.

· Tác giả muốn nhấn mạnh tinh thần sống mọi người vì một người, một người vì mọi người. Những thứ vĩ đại đều bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt nhất, con người trong cộng đồng phải sống vì nhau, có nhau thì mới làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Tình thương yêu và niềm hi vọng cha mẹ dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào bài thơ để trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhân xét, đánh giá và chốt đáp án: Tình thương yêu và niềm hi vọng cha mẹ dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh sau:

Tre già yêu lấy măng non

Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày

Mai sau con lớn hơn thầy

Các con ôm cả hai tay đất tròn.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm một số câu ca dao, thành ngữ có trong bài thơ Tiếng ru.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án: Một số câu cao dao, thành ngữ có trong bài thơ:

· Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

· Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

- GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: Từ bài thơ Tiếng ru, em đã rút ra cho mình thông điệp, bài học gì cho bản thân?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và mời 2 – 3 HS của các nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khích lệ HS và gợi ý đáp án: Từ bài thơ Tiếng ru, Tố Hữu đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi, lời khuyên nhủ mọi người hãy sống để yêu thương là cốt lõi của một tình cảm cao đẹp khác, bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn.

- GV kết luận: Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy học cách yêu thương, tự bồi đắp cho chính mình những thứ tình cảm thiêng liêng như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” để hoàn thiện bản thân và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Tiếng ru.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

* Làm việc cả lớp:

+ GV mời đại diện 4 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

+ GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

* Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Tiếng ru.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.

Câu 1: Hai câu thơ “Muôn dòng sông đổ biển sâu/ Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?” muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

A. Lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn.

B. Lòng trung thực, thật thà.

C. Tình yêu thương, sự sẻ chia.

D. Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Câu 2: Đâu không phải hình ảnh nói lên sự gắn bó giữa những sự vật, hiện tượng tự nhiên trong bài thơ?

A. Con ong làm mật, yêu hoa.

B. Con chim ca, yêu trời.

C. Con chim ca, yêu đời.

D. Con cá bơi, yêu nước.

Câu 3: Theo em, vì sao tác giả cho rằng: “Con người muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em?”

A. Vì đó là những người thân ruột thịt trong cùng một gia đình với chúng ta.

B. Vì đó là cách duy nhất để chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

C. Vì nếu không yêu đồng chí, yêu người anh em, chúng ta không thể tiếp tục tồn tại.

D. Vì con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương, yêu thương đồng chí và anh em của mình

Câu 4: Cha mẹ đã gửi gắm tình yêu thương, niềm hi vọng vào người con qua câu thơ nào?

A. Một ngôi sao chẳng sáng đêm.

B. Núi cao bởi có đất bồi.

C. Các con ôm cả hai tay đất tròn.

D. Mai sau con lớn hơn thầy.

Câu 5: Câu thơ “Tre già yêu lấy măng non” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa.

C. Liệt kê.

D. Không sử dụng biện pháp tu từ.

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. A

2. C

3. D

4. C

5. B

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Tiếng ru, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước bài Luyện từ và câu SGK tr.100.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe câu hỏi, làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

- HS đọc SGK.

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

- HS đọc SGK.

- HS làm việc theo hướng dẫn.

- HS luyện đọc theo cặp

- HS luyện đọc cá nhân.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trả lời

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời câu hỏi, các HS lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc theo hướng dẫn.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tự đọc bài.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có)

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

2. Giáo án Toán lớp 5 Cánh diều

Giáo án lớp 5 Cộng hai phân số

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cộng hai số thập phân.

- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.

- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2,bài 3

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

Phẩm chất :

  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 5.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ, phiếu học tập.
  • Hình vẽ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động

1. Hoạt động mở đầu:

- Đặt tính huống có 2 bạn đang đổ nước vào cốc và các em đoán xem 2 đã đổ vào bình bao nhiêu lít nước ?

Câu hỏi gợi mở thực hiện phép tính gì ?

Giáo án môn Toán lớp 5 sách Cánh Diều

- Giáo viên giới thiệu bài - Ghi bảng

Cộng các số thập phân

- HS chú ý

- HS nghe- trả lời .

Thực hiện phép tính cộng :

+ 2,25 l + 1,32 l =

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*Mục tiêu: Biết cộng hai số thập phân.

*Cách tiến hành:

* Hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 2 số thập phân.

a) Giáo viên đem tình huống khởi động vào hoạt động khám phá :

Sử dụng phương pháp động não :

Mời 3 em HS đại diện 3 tổ lên bàng tính và Giáo viên theo dõi .

Mời HS khác nhận xét tìm cách thực hiện đúng để giúp HS kết luận .

Giáo án môn Toán lớp 5 sách Cánh Diều

Cho HS tham khoả sách giáo khoa phần hình thành kiến thức

- Học sinh thực hiện phép tính :

+ 2,25 l + 1,32 l =

Giáo án môn Toán lớp 5 sách Cánh Diều

3. HĐ luyện tập, thực hành:

*Mục tiêu: - Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.

- HS cả lớp làm được bài1(a,b) , bài 2(a,b) ,bài 3 (a,b,c)

*Cách tiến hành

Bài 1(a, b): HĐ cả lớp

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu học sinh làm bài

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng phép cộng.

Lưu ý : 1 a/ 17,9 +2,67 = Hướng dẫn hs 17,90 + 2,67 ( làm cho các số phần thập phân bằng nhau , dựa vào tính chất số thập phân bằng nhau ).

Tương tự 2,68 + 39,70 =

Bài 1 b/

Giáo an Toán lớp 5 theo chương trình mới

HS thực nhóm đôi thảo luận thực hiện và trao đổi kết quả

Bài 2( a, b): HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu

- Khi đặt tính cần lưu ý điều gì? Chỉ ra bạn đúng và bạn sai trả lời vì sao ?

Giáo an Toán lớp 5 theo chương trình mới

- Giáo viên lưu ý cho học sinh cách đặt tính sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng phải thẳng cột với nhau.Đặt dấu phẩy ngay hàng .

- GV nhận xét .Tuyên dương .

Bài 3: HĐ nhóm theo tổ cùng thi đua

- HS đọc đề bài

- Yêu cầu nhóm thảo luận tự làm bài

Kế hoạch dạy học môn Toán lớp 5 theo công văn 2345

- GV nhận xét chữa bài – tuyên dương tổ .

- Tính

- HS làm bảng con

Giáo án môn Toán lớp 5 sách Cánh Diều

- Đặt tính rồi tính

- HS nêu cách thực hiện .

Hs từng nhóm thay nhau nêu cách làm và kết quả . Nhóm khác nhận xét

32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)

Đáp số: 37,4 kg

Học nêu những kết quả sau khi quan sát các bài làm của 3 bạn .

HS khác nhận xét và cũng nêu ra vì sao ?

Học sinh nêu được lý do sai và lý do đúng .

2 a / Không bạn nào đúng ,vì sao ?

2b/ Chỉ có bạn Hiếu đúng vì sao ?

Nhóm thảo luận cách đặt tính dọc của bài toán a/ 2,92 + 5,07 + 18,66=

Sau đó phân công các thành viên thực hiện .

Thực hiện xong nộp bài của tổ và cử thành viên trình bày .

Các tổ khác theo dõi , nhận xét đánh giá .

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau:

Người ta ghi lại chiêu cao của một cây trồng trong một phòng thí nghiệm sinh học. Tuần đâu tiên cây cao 4,57 cm. Tuần thứ hai, cây cao thêm 1,7 cm. Tuần thứ ba, cây tiếp tục cao thêm 2,45 cm. Hỏi sau tuần thứ ba cây cao bao nhiêu xăng-ti-mét?

- HS làm bài cá nhân . Tính nhanh

Giáo án lớp 5 giới thiệu về tỉ số

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

Biết viết, đọc tỉ số của hai số tự nhiên.

Phát triển các năng lực toán học.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực riêng:

Năng lực tư duy và lập luận toán học.

Năng lực mô hình hóa.

Năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất

Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 5.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ, phiếu học tập.
  • Hình vẽ trong SGK.
  • Tấm bìa ghi sẵn định nghĩa và kí hiệu của tỉ số.

b. Đối với học sinh

  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

3. Giáo án Tin học lớp 5 Cánh diều

NHỮNG VIỆC EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỜ MÁY TÍNH

BÀI 1. LỢI ÍCH CỦA MÁY TÍNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Nêu được ví dụ máy tính giúp em giải trí, học tập, tìm, trao đổi thông tin và hợp tác với bạn bè.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp

2.2. Năng lực riêng:

Nhận dạng, sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

2.3. Phẩm chất:

Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận đối với việc sử dụng thiết bị điện.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

2.1. Đối với giáo viên

SGK, SGV, Giáo án.

Chuẩn bị hình ảnh, mô hình hoặc thiết bị làm giáo cụ minh họa trực quan các thiết bị và ứng dụng của máy tính.

2.2. Đối với học sinh

Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Bạn học sinh đang làm gì?

- GV nhận xét và đưa ra câu hỏi: Em hãy chia sẻ cho các bạn cùng biết những công việc mà em thấy hứng thú khi sử dụng máy tính để thực hiện.

- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Để giúp cả lớp biết những việc em có thể làm được nhờ máy tính, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Lợi ích của máy tính.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Những việc em có thể làm nhờ máy tính.

a. Mục tiêu: GV giới thiệu những phần mềm và trang web giúp HS học tập, vui chơi, tạo các sản phẩm số, tìm kiếm những thông tin thú vị và bổ ích.

b. Cách thức thực hiện:

Hoạt động 1: Nêu tên các phần mềm và website tương ứng với mỗi hình ảnh.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 – SGK tr.5 và làm việc theo cặp. Hai bạn lần lượt nêu tên các phần mềm và trang web tương ứng với mỗi hình ảnh sau đó so sánh kết quả với nhau.

- GV gọi 2 – 3 bạn HS trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Ngoài những phần mềm và trang web trên, em còn biết những phần mềm và trang web nào khác giúp em trong việc học tập, vui chơi và tìm kiếm thông tin không?

- GV gọi 4 – 5 bạn HS trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV trình chiếu thêm các phần mềm, trang web giúp học tập, vui chơi và tìm kiếm thông tin.

Phổ biến như VnDoc.com: VnDoc.com

- GV chốt lại kiến thức và mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung.

2. Lợi ích của máy tính.

Hoạt động 2: Quan sát sơ đồ tư duy.

a. Mục tiêu: Giúp HS biết được những lợi ích của máy tính.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 – SGK tr.6, trao đổi với bạn cùng bàn để đưa ra những việc mà máy tính có thể giúp chúng ta.

- GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV đưa ra các câu hỏi nhanh.

+ Phần mềm soạn thảo văn bản tên là gì?

Microsoft.

+ Phần mềm giúp tạo các bản trình chiếu tên là gì?

Microsoft PowerPoint.

+ Em hãy nêu tên một số phần mềm chia sẻ, trao đổi thông tin.

+ Em hãy nêu tên một số phần mềm hỗ trợ học trực tuyến.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức và mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.

b. Cách thức thực hiện:

Bài tập .

Trong các câu sau, câu nào SAI?

a) Máy tính có thể giúp em tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập.

b) Máy tính chỉ dùng cho mục đích giải trí.

c) Nhờ có máy tính, em có thể trao đổi thông tin, hợp tác với bạn bè.

d) Máy tính có thể giúp em tải hình ảnh, video về từ Internet.

- GV mời 1-2 HS đứng dậy trả lời.

- GV cùng HS đánh giá, nhận xét và chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn.

b. Cách thức thực hiện:

Em đã sử dụng máy tính trong các tình huống nào dưới đây? Với mỗi tình huống cho một ví dụ minh hoạ.

a) Học trực tuyến.

b) Tìm kiếm thông tin.

c) Chia sẻ hình ảnh.

d) Giải trí.

- GV nhận xét.

- GV tổ chức trò chơi Đố vui.

HS trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Đây là phần mềm gì?

Câu 2. Bạn nữ đang làm gì?

Câu 3. Đâu là phần mềm soạn thảo văn bản?

Câu 4. Đây là trò chơi gì?

- GV mời HS trả lời từng câu một. Nếu chưa đúng thì mời HS khác trả lời lại.

- GV tổng kết lại toàn bộ nội dung bài học.

- GV mời một HS đứng dậy đọc to nội dung.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1.

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Tìm thông tin trên Website.

- HS trả lời:

Học trực tuyến.

- HS trả lời:

Chơi trò chơi; xem video, phim; nghe nhạc; đọc truyện; vẽ tranh; …

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

d) Phần mềm RapidTyping Luyện tập gõ bàn phím đúng cách.

b) google.com Trang web giúp tìm kiếm thông tin.

c) Phần mềm Scratch Lập trình, tạo nên câu chuyện tương tác, phim hoạt hình hay trò chơi sinh động.

d) Phần mềm Google Earth Hiển thị hình ảnh 3D của Trái Đất, chủ yếu dựa trên hình ảnh vệ tinh.

- HS chú ý, lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Trang web học toán VnDoc.com có giải bài tập Toán, bài tập cuối tuần Toán.

+ Trang VnDoc có các bài test thi giữa, cuối kì, bài tập trắc nghiệm theo chủ đề.

+ Chuyên mục học Tiếng Anh trên VnDoc.com

- HS khác bổ sung.

- HS chú ý.

- HS đọc to và rõ ràng.

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời:

+ Em đồng ý với ý kiến của bạn.

+ Hiện nay có rất nhiều trang web, phần mềm học tập, luyện thi trực tuyến giúp em học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức.

- HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc to và rõ ràng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS trả lời:

Lợi ích của máy tính:

- Học tập:

+ Vẽ.

+ Soạn thảo văn bản.

+ Tạo bài trình chiếu.

- Trao đổi, hợp tác:

+ Trò chuyện trực tuyến.

+ Chia sẻ thông tin.

- Tìm kiếm thông tin:

+ Hình ảnh.

+ Video.

- Giải trí:

+ Nghe nhạc.

+ Xem phim.

- HS trả lời.

Word.

PowerPoint.

Zalo, Messenger Kids

Zoom, Microsoft Team, Google Meet.

- HS lắng nghe.

- HS đọc to và rõ ràng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Học sinh trả lời:

Chọn b.

- HS trả lời.

a) Em đã tham gia lớp học trực tuyến qua phần mềm Zoom.

b) Em đã sử dụng Google để tìm kiếm thông tin về …

c) Em đã chia sẻ một bức ảnh đẹp với bạn qua phần mềm chat Messenger Kids.

d) Em đã xem video trên trang web youtubekids.com.

- HS tham gia trò chơi.

- HS trả lời.

Câu 1. Mouse Skills.

Câu 2. Nói chuyện qua video với người thân thông qua phần mềm gọi điện thoại.

Câu 3. Số 1.

Câu 4. Cờ cá ngựa.

- HS lắng nghe.

- HS đọc to và rõ ràng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

4. Giáo án Khoa học lớp 5 Cánh diều

Giáo án bài Nam và nữ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, HS biết:

- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.

Phân biệt được đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nam và nữ.
Thể hiện được thái độ và thực hiện tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới.

- Năng lực:

Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.

Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.

Tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.

- Phẩm chất: yêu thích môn khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

  • GV: Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
  • HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:

- Cho HS tổ chức trò chơi"Bắn tên" với các câu hỏi sau:

+ Trẻ em do ai sinh ra và có đặc điểm giống gì ?

+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS tổ chức chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

* Mục tiêu:

- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.

- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.

* Cách tiến hành:

1: Làm việc theo nhóm

* HĐ 2: Làm việc cả lớp

Phân biệt đặc điếm sinh học và đặc điểm xã hội cùa nam và nữ

Bước 1: Chuẩn bị các thẻ chữ về đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.

Dễ xúc động

Nấu ăn giỏi

'Làm bác sĩ

Có buồng trứng

Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng

s

Mạnh mẽ

Dịu dàng

Thích đi bơi

Chăm sóc con

Mang thai

Có râu

Bước 2: Phân loại nội dung các thẻ chữ thành nhóm theo bảng sau.

Đặc điêm sinh học

Đặc điểm xă hội

Bước 3: Báo cáo kết quả. : Kể thêm một số đặc điểm sinh học đặc điểm xã hội của nam và nữ

HĐ 3 : Luyện tập tình huống : Nhóm đôi .

1. Phân biệt đặc điểm sinh học, đặc điểm xã hội của mỗi người dưới đây.

2. Hà là một bạn nữ, bạn cao khoảng 136 cm, thích chơi nhảy dây. Hà có khuôn mặt tròn, đôi mắt to, mũi cao, tóc ngắn. Tính cách của Hà rất hoà đồng. Sau này, Hà muốn trở thành phi công.

Tôi là Long, một học sinh nam đang học lớp 5. Sở thích của tôi là chơi cờ vua và vẽ tranh. Tôi có màu da ngăm ngăm, tóc xoăn giống bố và màu mắt nâu giống mẹ. Khi lớn lên, tôi muốn trở thành một hoạ sĩ.

2. Mô tả đặc điểm của một người nam hoặc nữ. Phân biệt đặc điểm sinh học, đặc điểm xã hội của người đó và chia sẻ với các bạn.

Tôn trọng bạn cùng giới và khác giới

Cho biết việc làm cùa các bạn trong hình nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng bạn cùng giới và khác giới? Vì sao?

3/ Trả lời trắc nghiệm

1. Nêu thêm ví dụ về thái độ, việc làm thể hiện sự tôn trọng bạn cùng giới và khác giới.

2. Em đồng ý hay không đồng ý vói thái độ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

Thái độ, việc làm

Đồng ý

Không đồng ý

Giài thích lí do

1. Châm chọc, chế giễu bạn vi bạn là con trai nhưng hay khóc.

?

?

?

2. Lắng nghe ý kiến cùa bạn khi bạn đang nói.

?

?

?

3. Một số bạn nam bàn nhau không bỏ phiếu bầu Lan làm lớp trường chỉ vì bạn ấy là nữ.

?

?

?

4. Cảm thông và chia sẻ với những bạn gặp khó khăn.

?

?

?

Liệt kê những thái độ, việc làm của em thể hiện sự tôn trọng bạn cùng giới và khác giới. Tự đánh giá mức độ thực hiện của em theo gợi ý dưới đây.

Thái độ, việc làm thể hiện sự tôn trọng bạn cùng giới và khác giới

Thường xuyên

Thinh thoảng

1. Động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn.

?

?

?

Em học được điều gì từ các bạn trong nhóm của Lan qua tình huống dưới đây? Hôm nay, Lan và nhóm bạn tham gia phong trào chạy bộ từ thiện. Mới chạy được một nửa quãng đường mà Lan đã bị rớt lại phía sau. Trong lúc Lan cảm thấy lo lắng vì chỉ còn một mình chạy cuối cùng, Lan thấy các bạn trong nhóm đã chạy chậm lại chờ mình và nói lời động viên. Điều đó đã giúp Lan có thêm động lực để cùng các bạn chạy về đích.

GV đánh giá kết luận tôn trọng và có hướng điều chỉnh khi HS có trả lời chưa sát với yêu cầu :

GV Kết luận : • Những đặc điểm về cấu tạo và chức nãng của các cơ quan trong cơ thể thuộc về đăc điểm sinh học của nam và nữ. Những đặc điểm này được quy định từ khi bắt đầu hình thành cơ thể.

• Những đặc điểm được hình thành do nền văn hoá, quá trình học tập, giáo dục,... và có thể thay đổi thuộc về đặc điểm xã hội của nam và nữ.

• Thể hiện sự tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới là sự lắng nghe, thông cảm và thấu hiểu, tôn trọng sự khác biệt giới tính,...

- HS quan sát hình ảnh thảo luận để trả lời :

• Những đặc điểm như trang phục, lời nói, cử chỉ, thái độ, tính cách, : thói quen, sở thích,nghề nghiệp,... đều thuộc về đặc điểm xã hội của ; nam và nữ.

Những đặc điểm này được hình thành do nền văn hoá, ;quá trình học tập, giáo dục,... và có thể thay đổi.

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.

Cả lớp bắt thăm trúng tên bạn nào thì bạn đó dùng thẻ chuẩn bị trước lên gắn vào bảng phân loại .

HS khác nhận xét . GV kết luận

- Vài HS báo cáo : thêm về sinh học và xã hội .

HS nêu những đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội qua tình huống :

Bạn Hà :

Sinh học Nữ , cao 136 cm mặt tròn ,mắt to,tóc ngắn

Xã hội Tính cách của Hà rất hoà đồng. Sau này, Hà muốn trở thành phi công.

Bạn Long : Sinh học nam . Tôi có màu da ngăm ngăm, tóc xoăn giống bố và màu mắt nâu giống mẹ.

Xã hội Sở thích của tôi là chơi cờ vua và vẽ tranh. Khi lớn lên, tôi muốn trở thành một hoạ sĩ.

Những bạn trong lớp mình .

Cử từng nhóm lên thực hành

Quan sát hình ảnh SGK – Nêu ý kiến

HS trả lời cá nhân .Theo bảng trắc nghiệm SGK.

Mời HS trả lời theo ý mình .

Học sinh nhắc lại những điều mình đã học được trong bài này :

Đặc điểm để phân biệt Nam Và Nữ .

Biết tôn trọng bạn khác giới .

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

- HS đọc và ghi nhớ phần kết luận

- Em đã làm gì thể hiện mình là nam (nữ) ?

- HS nêu

5. Giáo án Lịch sử - Địa lí lớp 5 Cánh diều

Giáo án Vùng biển nước ta

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.

+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.

+ Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.

+ Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.

- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven bển nổi tiếng :Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu . . .trên bản đồ ( lược đồ ) .

Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển . Thuận lợi : khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế ; khó khăn : thiên tai …

- Kể lại câu chuyện về Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Sưu tầm truyện, thơ về biển đảo. Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.

- Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.

- Năng lực:

+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: Bản đồ trong khu vực Đông Nam Á hoặc hình 1 trong SGK, bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

- HS: SGK, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi

- Kĩ thuật trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

Giáo án Lịch sử Địa lí 5 sách Cánh Diều

Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chia sẻ những điều hiểu biết của mình thông qua hình ảnh , thời sự , internet ...

- HS trình bày – GV gợi ý , nhận xét dẫn dắt HS vào bài học

- Học sinh ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

* Mục tiêu: +Xác định được vị trí địa lý của vùng biển , một số đảo , quần đảo lớn của Việt Nam trên lược đồ .

+Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển đông trong lịch sử .( thông qua các tư liệu và hình ảnh )

+Lồng ghép bảo vệ môi trường biển .

* Cách tiến hành:

*Hoạt động 1: Vùng biển nước ta

- Treo lược đồ khu vực biển đông

- Lược đồ này là lược đồ gì? Dùng để làm gì?

- GV chỉ cho HS vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu. Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông.

- Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?

- GV kết luận: Vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển Đông.

* Hoạt động 2: Em có biết : Đặc điểm của vùng biển nước ta

- Yêu cầu HS đọc SGK trao đổi nhóm đôi để :

- Tìm đặc điểm của biển Việt Nam?

Giáo án Lịch sử Địa lí 5 sách Cánh Diều

- Tác động của biển đến đời sống và sản xuất của nhân dân?

- GV nhận xét chữa bài, hoàn thiện phần trình bày

Lồng ghép bảo vệ môi trường biển ( Du lịch , giải pháp bảo vệ môi trường biển... )

* Hoạt động 3: Công cuộc bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông .

Chia lớp thành 3 tổ - Dựa vào thông 2,3,4 SGK . Trình bày về chủ quyền và quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông .

GV cho HS xem hình ảnh phóng to

Giáo án Lịch sử Địa lí 5 sách Cánh Diều

Tổ chức trò chơi tiếp sức :

Thi đua 3 đội số HS bằng nhau : Lên bảng ghi tên các Đảo và quần đảo của Việt Nam .( thời gian 1 phút 30 giây). Đội nào ghi được nhiều và đúng là đội thắng .

- Học sinh quan sát.

- Lược đồ khu vực biển Đông. Giúp ta biết đặc điểm của biển Đông, giới hạn, các nước có chung biển Đông.

- Học sinh nghe

- Phía Đông, phía Nam và Tây Nam.

- 2 Học sinh chỉ cho nhau thấy vùng biển của nước ta trên lược đồ SGK.

- 2 HS chỉ trên lược đồ trên bảng.

Giáo án Lịch sử Địa lí 5 sách Cánh Diều

- Quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa – Lý Sơn – Cồ cỏ - Bạch Long Vĩ , Phú Quốc ...

Học sinh đọc SGK theo cặp ghi ra đặc điểm của biển: Trả lời

- Nước không bao giờ đóng băng

- Miền Bắc và miền Trung hay có bão.

- Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.

- Biển không đóng băng nên thuận lợi cho giao thông và đánh bắt thuỷ hải sản...

- Bão biển gây thiệt hại lớn cho tàu thuyền nhà cửa, dân những vùng ven biển

- Nhân dân lợi dụng thuỷ triều đề làm muối.

- Học sinh thảo luận, tìm câu trả lời, viết ra giấy, báo cáo.

- Biển giúp điều hoà khí hậu.

- Dầu mỏ, khí tự nhiện làm nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản.

- Biển là đường giao thông quan trọng.

- Là nơi du lịch, nghỉ mát, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.Bải biển đẹp : Nha Trang , Vũng Tàu , Vịnh Hạ Long ...

- Học sinh đọc.

Học sinh nêu – GV gợi ý – nhận xét tuyên dương .

HS đọc thông tin 2,3,4.

Thảo luận - Cử thư ký viết những ý kiến của nhóm . HS trình bày trước lớp – Nhóm khác nhận xét – GV nhận xét tuyên dương và kết luận .

Giáo án Lịch sử Địa lí 5 sách Cánh Diều

HS tham gia trò chơi .

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

Giáo án Lịch sử Địa lí 5 sách Cánh Diều

Nhận xét bình chọn sưu tầm hay về biển đảo tuần sau.

6. Giáo án lớp 5 Đạo đức Cánh Diều

CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

BÀI 1: EM BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

(4 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên và những đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước
  • Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
  • Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.

Phẩm chất

  • Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

3. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

3.1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 5.
  • Bộ tranh về biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
  • Bài hát Nhớ ơn Bác (sáng tác Phan Huỳnh Điểu).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

3. 2. Đối với học sinh

  • SHS Đạo đức 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Nhớ ơn Bác (sáng tác Phan Huỳnh Điểu).

https://www.youtube.com/watch?v=Gh6-fD0Tyi8

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Ai là người được nhắc tới trong bài hát?

+ Cảm xúc của em như thế nào khi nghe hoặc hát bài hát trên?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Trong bài hát, người được nhắc tới là Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

+ Bài hát gợi lên trong em tình yêu, lòng biết ơn đối với Bác Hồ đồng thời thể hiện tình cảm vô bờ của Bác dành cho thiếu niên nhi đồng. Bác đã đem lại cho chúng em cuộc sống hòa bình, ấm no, được cắp sách đến trường.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những công lao to lớn của Bác, chúng ta mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hiện tại. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Bài học Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn họ thông qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng những lời nói, việc làm cụ thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: HS nêu được tên một số nhân vật và những đóng góp của họ cho quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK tr.5 – 6

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:Các nhân vật trên có đóng góp gì cho quê hương, đất nước?

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 – 6 HS để thảo luận, trao đổi, thống nhất câu trả lời theo mẫu sau:

STT

Nhân vật

Đóng góp

1

Vua Hùng

2

Hai Bà Trưng

3

Anh hùng Nguyễn Viết Xuân

4

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam 2023

5

Nhạc sĩ Văn Cao

6

Giáo sư – Bác sĩ Tôn Thất Tùng

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án tham khảo:

STT

Nhân vật

Đóng góp

1

Vua Hùng

Là những vị vua có công dựng nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nước của người Việt cổ

2

Hai Bà Trưng

Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

3

Anh hùng Nguyễn Viết Xuân

Là chỉ huy dũng cảm động viên, khích lệ, chỉ đạo các chiến sĩ chiến đấu với quân địch với khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù, bắn”. Dù bị thương, anh yêu cầu y tá cắt một bên chân để tiếp tục chiến đấu và hy sinh sau khi trận chiến kết thúc.

4

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam 2023

Giành huy chương vàng Đại hội thể thao Đông Nam Á 2023, lần đầu tiên giành quyền tham dự FIFA World Cup nữ 2023.

5

Nhạc sĩ Văn Cao

Nhạc sĩ với nhiều ca khúc nổi tiếng đặc biệt là ca khúc Tiến quân ca, quốc ca chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

6

Bác sĩ Tôn Thất Tùng

Vị giáo sư tài ba của nền y học Việt Nam không chỉ xây dựng nền móng cho nền y học Việt Nam hiện đại mà còn sản xuất thành công Penicillin, và phương pháp “cắt gan có kế hoạch”

- GV yêu cầu HS: Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước mà em biết.

- GV mời HS giơ tay phát biểu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng.

+ Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền – người xây dựng và đóng góp cho sự phát triển của trường Đoàn Thị Điểm, nơi sản sinh ra thế hệ học trò xuất sắc cho đất nước...

- GV cho HS xem video về những người có công với quê hương, đất nước: ( 0:15 đến 6:39)

https://www.youtube.com/watch?v=vqvXYvF4Yes

Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện “Lý Tự Trọng – Sống mãi tên anh” SGK tr.6 rồi thảo luận theo nhóm đôi.

- GV mời 1 HS đọc to câu chuyện trước lớp. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo để nắm nội dung câu chuyện.

- GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm đôi:

+ Lý Tự Trọng đã đóng góp gì cho quê hương, đất nước?

+ Vì sao chúng ta phải biết ơn những người có công với quê hương đất nước?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV ghi nhận đáp án hợp lí:

+ Lý Tự Trọng không chỉ có đóng góp trong việc vận chuyển tài liệu của cách mạng mà còn dũng cảm bảo vệ đồng chí, đồng đội trước nòng súng của quân thù. Khi bị giặc bắt, tra tấn dã man và đưa ra xử tử nhưng anh vẫn kiên cường bảo vệ con đường cách mạng.

+ Chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước bởi chúng ta cần gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc có từ bao đời nay đồng thời thể hiện sự trân trọng những công lao, đóng góp đó đã tạo nên một đất nước hòa bình, phát triển mà chúng ta đang có ngày hôm nay.

- GV cho HS xem thêm video về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi:

https://www.youtube.com/watch?v=a2qskJlie1k

Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận

a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh 1 – 6 SHS tr. 7 - 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những lời nói, việc làm của các bạn trong tranh thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với quê hương, đất nước.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Trường hợp

Những lời nói, việc làm của các bạn trong tranh thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với quê hương, đất nước.

1

Dân hương, dâng hoa lên đài tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ.

2

Thăm hỏi, động viên người có công và người thân của người có công với đất nước.

3

Tham quan bảo tàng, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của cha anh, dân tộc.

4

Học tập và rèn luyện theo tấm gương tích cực của những người có công với đất nước, quê hương.

5

Hát những ca khúc ngợi ca về anh hùng, quê hương, đất nước.

6

Tìm hiểu, kể chuyện về người có công với quê hương, đất nước.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án đúng:

+ Xây nhà tình nghĩa cho thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ.

+ Phong tặng, truy tặng huân chương, huy hiệu cho chiến công của anh hùng, người có công...

- GV kết luận: Người có công với quê hương đất nước đã góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, tích cực hơn cho chúng ta ngày hôm nay. Vì vậy, chúng ta cần kính trọng, biết ơn người người có công với quê hương, đất nước bằng thái độ, lời nói và việc làm phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

Bài tập trắc nghiệm:

- GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Đâu được xem là người có công với đất nước?

A. Anh hùng, liệt sĩ.

B. Các nghệ sĩ.

C. Các ca sĩ.

D. Người lao động.

Câu 2: Đâu không phải là người có công với quê hương đất nước?

A. Bác Hồ

B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

C. Tổng giám đốc công ty có vốn nước ngoài.

D. Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ.

Câu 3: Đâu không phải hành động thể hiện sự biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước?

A. Dân hương, dâng hoa lên đài tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ.

B. Thực hiện các dự án thiện nguyện giúp đỡ trẻ em khó khăn.

C. Học tập và rèn luyện theo tấm gương tích cực của những người có công với đất nước, quê hương.

D. Tìm hiểu, kể chuyện về người có công với quê hương, đất nước.

Câu 4: Em đồng tình với ý kiến nào?

A. Chỉ cần quan tâm các thương, bệnh binh là thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

B. Tất cả mọi người lao động đều là người có công với quê hương, đất nước.

C. Phấn đấu trở thành lãnh đạo mới thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

D. Biết ơn người có công với quê hương đất nước thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Câu 5: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện lòng biết ơn.

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

C. Vàng gió, đỏ mưa.

D. Có công mài sắt có ngày nên kim.

- GV mời 2 -3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

B

D

A

Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để nhận xét các ý kiến.

Em hãy đưa ra nhận xét của mình trong các tình huống sau đây và giải thích lí do của mình.

- GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Em đồng tình vì các thương binh liệt sĩ đã góp phần bảo vệ quê hương đất nước. Việc biết ơn họ thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

b. Em đồng tình vì những người có công với quê hương đã không quản ngại hy sinh lợi ích riêng của bản thân để giúp cuộc sống thay đổi tốt đẹp hơn.

c. Em không đồng tình bởi việc quan tâm, hỏi han và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày là việc học sinh có thể làm để thể hiện lòng biết ơn với thương binh và gia đình họ.

d. Em đồng tình vì việc cư xử đúng mực, có thái độ tôn trọng người có công là thể hiện sự biết ơn.

e. Em đông tình vì việc rèn luyện giúp bản thân hoàn thiện, đóng góp cho sự phát triển của xã hội, tiếp nối công lao của người đi trước.

g. Em không đồng tình bởi không chỉ những anh hùng, liệt sĩ hi sinh mới được coi là người có công với đất nước.

Bài tập 2: Đưa ra ý kiến

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Đồng tình vì việc chăm sóc người thân của liệt sĩ chính là việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Đồng tình vì việc trở thành một công dân có ích cho xã hội, mang lại vinh quang về cho tổ quốc thông qua việc trở thành vận động viên cầu lông.

c. Đồng tình vì việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và truyền bá đến thế giới cũng là việc thể hiện sự biết ơn đối với những người nghệ nhân tạo nên nét đẹp cho đất nước.

d. Đồng tình vì việc giới thiệu về danh nhân văn hóa thế giới của nước nhà thể hiện sự hiểu biết và ngưỡng mộ đối với người đó.

Bài tập 3: Xử lí tình huống

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống 1.

Trong buổi thảo luận về chủ đề Thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, Nam cho rằng, học sinh cần chăm chỉ học tập, rèn đức luyện tài để trở thành người giúp ích cho đất nước. Nga thì cho rằng, học sinh còn nhỏ nên chỉ cần trân trọng, ghi ơn những người tham gia chống giặc ngoại xâm là đủ. Nếu là thành viên của lớp, em sẽ đưa ra ý kiến của mình như thế nào?

+ Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống 2.

Mẹ của Lam là giáo viên xung phong đi giảng dạy ở vùng hải đảo. Lam ở nhà với bà. Các bạn trong lớp đều rất cảm phục và muốn giúp đỡ Lam, nhưng chưa biết phải làm thế nào. Nếu là thành viên của lớp, em sẽ đề xuất cách gì để giúp đỡ Lam?

+ Nhóm 3: Đọc và xử lí tình huống 3.

Nhân kỉ niệm ngày Giải phóng miền Nam, cô giáo lên kế hoạch tổ chức đến thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Các bạn đều rất nhiệt tình, riêng Long không tham gia vì bận đi đá bóng. Nếu là bạn cùng lớp với Long, em sẽ nói gì với Long?

- GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, đóng vai và xử lí tình huống.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tình huống 1: Em nêu ra sự đồng tình với ý kiến của cả hai bạn tuy nhiên hai bạn cần thay đổi ý kiến của bản thân. Vừa phải tích cực rèn luyện để trở thành người có ích đồng thời luôn trân trọng, ghi ơn những người có công chống giặc ngoại xâm.

+ Tình huống 2: Các bạn nên giải thích cho Lam hiểu việc mẹ Lam đang làm là công việc vô cùng thiêng liêng, đáng trân trọng, khô chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ trước mà còn là tấm gương sáng cho thế hệ sau. Các bạn nên động viên, giúp đỡ Lam trong học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày để bạn tự hào về mẹ và cố hơn mỗi ngày.

+ Tình huống 3: Các bạn nên giải thích cho Long về ngày kỉ niệm quan trọng này thể hiện sự tri ân, kỉ niệm thành công, chiến thắng của dân tộc bằng sự hy sinh của cha anh. Đi đá bóng có thể có rất nhiều cơ hội nhưng ngày này trong năm chỉ diễn ra một lần.

+ Tình huống d: Thu nên giải thích chi bố mẹ nghe việc làm đó không hề ảnh hưởng đến việc học tập của em và hứa sẽ hoàn thành và đảm bảo việc học.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1

- GV tổ chức cho HS: Em hãy thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước bằng việc làm phù hợp.

- GV gợi ý cho HS một số hình thức thể hiện:

+ Viết, vẽ tranh, thiết kế áp phích.

+ Làm thơ tặng các chú bộ đội ở biên giới hải đảo nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12...

Bài tập 2

- GV chia HS làm các nhóm (4 HS/ nhóm).

- GV hướng dẫn các nhóm sưu tầm hình ảnh và đóng góp của một người có công với quê hương đất nước mà em biết.

- GV gợi ý cho HS một số sản phẩm:

+ Viết đoạn văn.

+ Vẽ tranh.

+ Thiết kế poster...

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

Bài tập 3:

- GV khuyến khích HS nhắc nhở bạn bè thể hiện lòng biết ơn với những người có công với quê hương đất nước.

- GV chia sẻ lời khuyên cho HS:

Biết ơn người có lông lao

Làm nên đất nước tự hào hôm nay

Luyện tài, rèn đức mỗi ngày

Mai sau khôn lớn, dựng xây nước nhà.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Em biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

+ Thể hiện được lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

+ Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

+ Đọc trước Bài 2 – Tôn trọng sự khác biệt của người khác (SHS tr.11).

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

- HS làm việc nhóm đôi,

- HS đọc chuyện trước lớp.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc theo nhóm và tình huống được giao.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thực hiện theo nhóm.

- HS thực hiện.

- HS tham khảo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Bài: SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

- Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí.

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị:.

- Phiếu bài tập trắc nghiệm .

2. HS chuẩn bị:

- Thẻ chữ cái đúng- sai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(Tiết 1)

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

I. KHỞI ĐỘNG:

Cách chơi : Học sinh lựa chọn một ô số, mỗi ô số tương ứng với một sản phẩm. Học sinh đoán đúng giá hoặc thấp hơn gần nhất với giá của sản phổm sẽ là người chiến thắng

- GV giới thiệu bài.

HS tham gia chơi trò chơi

Giáo án Đạo đức 5 Cánh Diều

2. Khám phá: (28phút)

2.1: Quan sát tranh .

* Mục tiêu: Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí

* Cách tiến hành:HS Quan sát tranh

a. Các bạn trong tranh nào biết sử dụng tiền hợp lí? vì sao?

b. Hãy kể thêm các biểu hiện sử dụng tiền hợp lí khác mà em biết .

2.2 Xử lí tình huống:

a. Hà và Bằng đã sử dụng tiền vào những việc gì? Việc sử dụng tiền của Hà và Bằng đã dẫn đến diều gì?

b/ Vì sao phải sử dụng tiền hợp lý ?

Luyện tập : Thực hiện trả lời câu hỏi trắc nghiệm Bài 1 , 2

1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

2. Xử lí tình huống

Tình huống 1

Na và Lan đạt giải trong cuộc thi Ô-lim-píc (Olympic) tiếng Anh và được tiền thưởng. Na rủ Lan tới trung tâm thương mại để mua sắm. Lan cũng rất thích nhưng phân vân vì gia đình Lan còn khó khân.

? Nếu là Lan, em sẽ sử dụng số tiền thưởng của mình như thế nào?

Tình huống 2

Bố ra điều kiện, khi nào Tuấn để dành được 300 000 đổng, bố sẽ thêm tiền để mua cho bạn một chiếc xe đạp. Hôm nay là ngày Tuấn đã để dành đủ số tiền trên. Nhưng trên đường di học về, Tuấn lại gặp một ngưởi bán món đồ chơi mà bạn đã muốn có từ lâu. Tuấn phân vân có nên mua đồ chơi đó hay không.

? Nếu là Tuấn, em sẽ làm gì? vì sao?

Tình huống 3

Thấy chiếc mũ màu đỏ trong cửa hàng, Linh nói với Huệ: “Tớ sẽ dùng số tiền còn lại để mua chiếc mũ này”. Huệ nói: “Mình thấy chiếc mũ này ở cửa hàng khác giá rẻ hơn”.

? Nếu là Linh, em sẽ làm gì? Vì sao?

Tình huống 4

Mẹ cho Nga tiền để mua bộ váy mới tham gia hội diễn ở trường. Nhưng Nga thấy chị Hằng cũng có bộ váy tương tự. Nga bân khoăn nên sử dụng số tiền mẹ cho để mua bộ váy mới hay mượn bộ váy của chị Hằng ?

-Nếu là Nga, em sẽ làm gì? Vì sao?

Chia sẻ về cách sử dụng tiền hợp lí.

* Mục tiêu: - Chia sẻ về những biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. Giải thích được vì sao cần phải sử dụng tiền hợp lí.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia sẻ cặp đôi theo yêu cầu sau:

+ Em đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình vào những việc gì?

+ Vì sao em lại sử dụng tiền vào những việc đó?

- Gọi HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều việc chúng ta phải sử dụng đến tiền như: ăn uống, sinh hoạt, học hành, … Vì vậy chúng ta phải biết tiêu tiền một cách hợp lí hay nói cách khác là phải biết tiêu tiền một cách khôn ngoan.

- HS thảo luận nhóm 5 tìm cách trả lời nội dung trong các bức tranh

Cá nhân hs tự liên hệ trả lời 2 câu hỏi .

Hs khác nhận xét .

HS trả lời kèm giải thích vì sao ?

HS nhận xét – GV kết luận

- HS bày tỏ ý kiến.

- HS nhận xét.

- Cân nhắc trước khi quyết định sử dụng cho bản thân .

HS thảo luận cặp đôi

Không nên mua ( vì sao ) các em giải thích HS nhận xét – GV kết luận .

Trình bày ý kiến

- HS nhận xét GV kết luận

- HS nhận xét GV kết luận

HS thảo luận trình bày trước lớp

3. Vận dụng: (3 phút)

1. Chia sẻ vối các bạn về các món đồ mà em đã mua và đánh giá món đổ nào em đã mua hợp lí và món đồ nào chưa họp lí.

2. Em hãy liệt kê các món đồ mà em muốn mua, nêu lí do vì sao em lại muốn mua món đồ đó và chia sẻ vởi bố mẹ.- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.

7. Giáo án Công nghệ lớp 5 Cánh diều

LẮP MÔ HÌNH XE ĐIỆN CHẠY BẰNG PIN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết dùng để lắp mô hình xe điện chạy bằng pin.

- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.

- Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.

- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: Bộ lắp ghép bộ đồ dùng công nghệ lớp 5

- HS: SGK, vở, bộ lắp ghép bộ đồ dùng công nghệ lớp 5

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- PP : quan sát, đàm thoại, thảo luận.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:

Giáo án Công nghệ 5 Cánh Diều

- Giới thiệu bài

- HS quan sát và trả lời

Xe điện đụng. động cơ chạy bằng điện

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

* Mục tiêu:

- Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết dùng để lắp mô hình

- Biết cách lắp và lắp được xe theo mẫu.

- Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.

* Cách tiến hành:

+ Hoạt động 1:

Giáo án Công nghệ 5 Cánh Diều

Giới thiệu chi tiết : Xem SGK và soạn dụng cụ

- Yêu cầu học sinh kiểm tra các chi tiết trong bộ lắp ghép của mình.

+ Hoạt động 2: Quy trình lắp ghép

- GV cho học sinh quan sát

- GV hướng dẫn cách lắp ghép

Giáo án Công nghệ 5 Cánh Diều

Bước 6:

Giáo án Công nghệ 5 Cánh Diều

+ Hoạt động 3:Thực hành lắp ghép

- GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa thảo luận theo nhóm và tiến hành lắp ghép theo nhóm bàn

- GV quan sát giúp đỡ một số nhóm còn lúng túng.

Hoạt động 4 : Đánh giá :

HS tự đánh giá và đổi chéo đánh giá lẫn nhau – GV kết luận

HS cùng các bạn chơi cùng mô hình của mình.

- 1 học sinh đọc bài

- HS quan sát

- Học sinh báo cáo kết quả kiểm tra

- HS nêu các bước lắp ghép

+ Lắp từng bộ phận:

-Lắp cabin.

-Lắp Thùng xe – sàn cabin

-Lắp cabin với thùng

-Lắp trục bánh xe đai, bánh xe , động cơ và đai truyền.

_ Lắp pin đấu dây với động cơ.

_ Vận hành thử.

- Học sinh làm việc theo nhóm bàn, Phân công từng thành viên phụ trách từng công đoạn riêng lẻ.

Nhóm ráp hoàn chỉnh.

HS thực hành.theo nhóm và phân công cụ thể.

Giáo án Công nghệ 5 Cánh Diều

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

GV mở rộng giới điều em có biết : HS nêu – GV nêu thêm.

Giáo án Công nghệ 5 Cánh Diều

- HS nêu

8. Giáo án Âm nhạc lớp 5 Cánh diều

9. Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Cánh diều

10. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Cánh diều

11. Giáo án Thể dục 5 Cánh diều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm