Giáo án lớp 5 sách Chân trời sáng tạo (11 môn)
Giáo án lớp 5 bộ sách Chân trời sáng tạo
- 1. Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 2. Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 3. Giáo án Công nghệ lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 4. Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 5. Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 6. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 7. Giáo án Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 8. Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 9. Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 10. Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 11. Giáo án Giáo dục Thể chất lớp 5 Chân trời sáng tạo
Giáo án lớp 5 sách Chân trời sáng tạo dưới đây bao gồm tất cả các môn Toán, Tiếng Việt, Tin học, Công nghệ, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Giáo Dục thể chất, Lịch sử - Địa lí, Đạo Đức được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Mời các bạn cùng tải giáo án lớp 5 này về.
Chuyên mục giải bài tập SGK lớp 5 sách mới:
1. Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Chiều dưới chân núi
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Khởi động
Chia sẻ được về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Đọc
– Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
– Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Kí ức tuổi thơ của tác giả hiện lên sống động trong một buổi cùng con trải nghiệm vẻ đẹp của rừng chiều. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tuổi thơ của mỗi người thường rất đẹp, rất đáng yêu. Cần biết trân trọng kỉ niệm tuổi thơ và trân trọng giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
2.2. Luyện từ và câu
Nhận diện và biết cách sử dụng từ đồng nghĩa.
2.3. Viết
Nhận diện được cấu tạo bài văn tả phong cảnh, biết được trình tự miêu tả phong cảnh.
3. Vận dụng
Ghi lại được 1 – 2 hình ảnh em thích trong bài “Chiều dưới chân núi” và lí do em thích mỗi hình ảnh đó.
Từ đó, góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SGK phóng to.
– Tranh, ảnh hoặc video clip về cảnh chiều mùa hè trong rừng (nếu có).
– Bảng phụ/ máy chiếu ghi đoạn từ “Còn bây giờ” đến “để lớn lên?”.
2. Học sinh
– Tranh, ảnh chụp khi còn nhỏ (nếu có).
– Tranh, ảnh hoặc video clip về hoạt động đã tham gia vào dịp hè (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1 + 2
Đọc: Chiều dưới chân núi
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỀU CHỈNH |
A. KHỞI ĐỘNG (10 phút) | ||
* Giới thiệu chủ điểm – Chuẩn bị: HS cùng GV trang trí lớp học hoặc góc học tập của nhóm bằng tranh, ảnh khi còn nhỏ của HS và gia đình, bạn bè,... – HS bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc khi xem tranh, ảnh về tuổi thơ của mình và các bạn. – HS bày tỏ suy nghĩ về tên chủ điểm “Khung trời tuổi thơ”. (Gợi ý: Gợi nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ bên gia đình, bạn bè, thầy cô,...) à Giới thiệu chủ điểm: “Khung trời tuổi thơ”. * Giới thiệu bài – HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè (có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh đã chuẩn bị). (Gợi ý: Tên, thời gian, địa điểm, người tham gia, cảm xúc khi được tham gia hoạt động,…) – 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. – HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh hoạ, liên hệ với nội dung khởi động à phán đoán nội dung bài đọc. à Nghe GV giới thiệu bài học: “Chiều dưới chân núi”. | – Phối hợp với GV và bạn để thực hiện hoạt động. – Nói thành câu, diễn đạt trọn vẹn ý, nội dung theo yêu cầu của GV. – Có kĩ năng phán đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. | |
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP | ||
1. Đọc (60 phút) | ||
1.1. Luyện đọc (12 phút) – HS nghe GV đọc mẫu. – HS đọc nối tiếp từng đoạn hoặc toàn bài đọc, kết hợp nghe GV hướng dẫn trong nhóm hoặc trước lớp: + Cách đọc một số từ ngữ khó: phấp phới; lộng lẫy;… + Cách ngắt nghỉ một số câu dài: • Hầu như ngày nào cũng vậy,/ khi mặt trời bắt đầu lặn/ thì tôi đi từ trên núi về nhà/ với một bó củi khô trên vai.//; • Còn bây giờ,/ chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ/ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh/ đang bò rất chậm chạp/ trên chiếc lá to mới rụng.//; • Trong thứ ánh sáng lộng lẫy của mặt trời cuối ngày/ và bên màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá,/ chúng tôi tựa vào nhau/ ngắm lũ côn trùng đang tìm đường về nhà/ và thấy thật yêu mến cuộc đời này.//;… + Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, ví dụ (VD): đèn dầu (đèn cháy sáng nhờ dầu hoả, hoặc dầu lạc,…);... + Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý: • Đoạn 1: Từ đầu đến “cuối ngày…”. • Đoạn 2: Tiếp theo đến “nấu cơm”. • Đoạn 3: Tiếp theo đến “để lớn lên?”. • Đoạn 4: Còn lại. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – 1 – 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài trước lớp. – HS nghe GV nhận xét chung về hoạt động luyện đọc. | – Hình thành kĩ năng đọc thầm kết hợp với nghe, xác định chỗ ngắt, nghỉ, nhấn giọng,... – Đọc to, rõ ràng, đúng các từ khó và ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu dài. – Nhận xét được cách đọc của mình và của bạn, giúp nhau điều chỉnh sai sót (nếu có). | |
1.2. Tìm hiểu bài (20 phút) – HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi. – 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả tìm hiểu bài trước lớp: 1. Ba mẹ con đi chơi ở đâu? Khung cảnh ở đó được miêu tả như thế nào? (Gợi ý: Ba mẹ con đi chơi trong rừng. Khung cảnh ở đó được miêu tả rất đẹp và yên tĩnh: Khu rừng yên tĩnh đầy những cây thông to dưới chân một ngọn núi. Mùi nhựa thông đâu đó rất thơm. Và những bông hoa li ti đang bắt đầu cụp cánh vào lúc cuối ngày... Lưu ý: Có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh hoặc video clip đã chuẩn bị.) à Rút ra ý đoạn 1: Cảnh ba mẹ con trong khu rừng vào buổi chiều mùa hè đầy thú vị. 2. Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm nào về tuổi thơ của mình? (Gợi ý: Người mẹ nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình gắn với những buổi chiều, khi mặt trời bắt đầu lặn, người mẹ từ trên núi về nhà với một bó củi khô trên vai; nhớ ngôi nhà ở chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn giữa những tán cây; nhớ ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ; nhớ hình ảnh mẹ của mình từ vườn về và nhóm bếp để nấu cơm.) à Rút ra ý đoạn 2: Những kí ức về tuổi thơ êm đềm của người mẹ vào mỗi buổi chiều. 3. Ba mẹ con làm gì khi thấy con cánh cam? Những việc làm đó nói lên điều gì? (Gợi ý: Khi thấy con cánh cam, ba mẹ con rón rén ngồi xuống cỏ, thì thầm trò chuyện, hai bạn nhỏ lo lắng về chỗ ngủ của con cánh cam khi đêm xuống,… à Rất yêu thiên nhiên, quan tâm và có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.) 4. Vì sao người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình? (Gợi ý: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Người mẹ kể cho các con nghe kí ức đang sống động trong tâm trí mình vì đó là những kí ức tươi đẹp của mẹ, mẹ muốn chia sẻ với các con về cuộc sống tuổi thơ êm đềm và đầy thú vị của mình nơi thung lũng, núi rừng trước đây: không có điện, trường rất xa, chỉ có những cánh rừng mênh mông bất tận,... nhưng bình yên và đầy sức sống.) à Giải nghĩa từ: sống động (đầy sức sống với nhiều dáng vẻ khác nhau với những biểu hiện mạnh mẽ của sự sống);... à Rút ra ý đoạn 3: Cuộc gặp gỡ với con cánh cam đã gợi ra những kí ức tuổi thơ của mẹ. 5. Theo em, vì sao ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này? (Gợi ý: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, VD: Ba mẹ con cảm thấy thật yêu mến cuộc đời này vì họ cảm nhận được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, sự yên bình của cảnh vật,…) à Rút ra ý đoạn 4: Cảm xúc của ba mẹ con trước cảnh vật tuyệt đẹp của khu rừng lúc cuối ngày. à Rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc. – HS nghe bạn và GV nhận xét, bổ sung. – HS nghe GV đánh giá chung về hoạt động tìm hiểu bài. | – Hợp tác với GV và bạn để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. – Thông qua tìm hiểu bài, hiểu thêm nghĩa một số từ khó và hiểu nội dung bài. | |
1.3. Luyện đọc lại (15 phút) – HS trả lời một vài câu hỏi để nhớ lại nội dung chính của bài và xác định giọng đọc: + Bài đọc nói về điều gì? à Toàn bài đọc với giọng thong thả, vui tươi. + Cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? (Gợi ý: Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ miêu tả cảnh vật,...) – HS nghe GV hoặc một bạn đọc lại đoạn 3: Còn bây giờ,/ chúng tôi rón rén ngồi xuống cỏ/ khi thấy một con cánh cam màu đỏ óng ánh/ đang bò rất chậm chạp/ trên chiếc lá to mới rụng.// Nhi thì thào hỏi tôi:// – Đêm xuống/ thì nó sẽ ngủ ở đâu hả mẹ?// – Đâu đó quanh đây/ chắc sẽ có nhà của nó.// – Tôi đáp.// Và/ tôi kể cho các con nghe/ kí ức sống động trong tâm trí mình.// Bọn trẻ luôn muốn biết rằng/ mẹ đã sống thế nào/ trong cái thung lũng không có ánh điện,/ chỉ thắp sáng bằng đèn dầu.// Mẹ đã đi học thế nào/ khi trường ở rất xa?// Mẹ làm thế nào để trở về nhà/ từ những cánh rừng mênh mông/ bất tận?// Thậm chí là/ mẹ đã ăn gì để lớn lên?// – HS luyện đọc lại đoạn 3 trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ. – 2 – 3 HS thi đọc đoạn 3 trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. – 1 – 2 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài trước lớp. – HS nghe GV đánh giá chung về hoạt động luyện đọc lại. | – Xác định được giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung bài. – Biết nhấn giọng ở một số từ ngữ quan trọng, thể hiện giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. – Nhận xét được cách đọc của mình và của bạn, giúp nhau điều chỉnh sai sót (nếu có). | |
1.4. Cùng sáng tạo (13 phút) – HS xác định yêu cầu của hoạt động: Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con. – HS nghe GV gợi ý thực hiện hoạt động: + Theo em, ba mẹ con sẽ tiếp tục trò chuyện về điều gì? + Mỗi người thể hiện tình cảm, cảm xúc gì khi trò chuyện về điều đó? + ... – HS thực hiện yêu cầu trong nhóm 3. – 1 – 2 nhóm HS đóng vai trước lớp để kể tiếp cuộc trò chuyện. – HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động đọc. | – Hợp tác với bạn để đóng vai, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con, nội dung cuộc trò chuyện kết nối với nội dung bài. – Thể hiện giọng và cảm xúc phù hợp với từng nhân vật. – Nhận xét được nội dung đóng vai của nhóm mình và nhóm bạn. |
TIẾT 3
Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỀU CHỈNH |
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (tiếp theo) | ||
2. Luyện từ và câu (35 phút) | ||
2.1. Hình thành khái niệm từ đồng nghĩa (10 phút) – HS xác định yêu cầu của bài tập (BT) 1. – HS thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, thực hiện các yêu cầu của BT. (Đáp án: + Các từ in đậm trong từng đoạn thơ, đoạn văn có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. + Các từ in đậm trong đoạn thơ không thể thay thế cho nhau vì mỗi từ gợi tả các sắc độ khác nhau của màu đỏ; các từ in đậm trong mỗi đoạn văn có thể thay thế cho nhau vì nghĩa của các từ đó giống nhau.) – 1 – 2 nhóm HS chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động, rút ra những điều em cần ghi nhớ về từ đồng nghĩa. – 1 – 2 HS nhắc lại ghi nhớ. | – Hợp tác với bạn để thực hiện các yêu cầu của BT. – Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn. – Rút ra được khái niệm từ đồng nghĩa. | |
2.2. Luyện tập sử dụng từ đồng nghĩa (08 phút) – HS xác định yêu cầu của BT 2, đọc các câu văn và các từ in đậm. – HS làm bài vào vở bài tập (VBT). (Gợi ý: a. xinh, xinh xắn, dễ thương,…; b. bao la, bát ngát, mênh mông,...; c. gồ ghề, khấp khểnh,…; d. nhỏ bé, nhỏ xíu, tí xíu,...) – HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa bài trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. | – Tìm được từ đồng nghĩa phù hợp để thay thế cho từ in đậm trong mỗi câu văn. – Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi nói trong nhóm, trước lớp. – Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn. | |
2.3. Luyện tập tìm từ đồng nghĩa (07 phút) – HS xác định yêu cầu của BT 3. – HS hoạt động nhóm 3 theo kĩ thuật Khăn trải bàn: Một HS tìm từ đồng nghĩa với từ “trẻ thơ”, một HS tìm từ đồng nghĩa với từ “gắn bó”, một HS tìm từ đồng nghĩa với từ “yêu mến” à chia sẻ và thống nhất kết quả trong nhóm. (Gợi ý: + trẻ thơ: trẻ em, trẻ nhỏ, thiếu nhi,… + gắn bó: gắn kết, đoàn kết,… + yêu mến: yêu quý, mến yêu, quý mến,…) – 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét. | – Hợp tác với bạn để tìm được từ đồng nghĩa phù hợp. – Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi nói trong nhóm, trước lớp. – Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn. | |
2.4. Đặt câu với các từ đồng nghĩa (10 phút) – HS xác định yêu cầu của BT 4. – HS nói câu với hai từ đồng nghĩa tìm được ở BT 3 trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ. – HS nghe bạn nhận xét, chỉnh sửa, mở rộng câu. – HS viết câu vào VBT. – HS chơi trò chơi Chuyền hoa để chữa bài trước lớp. – HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động. | – Đặt được câu với hai từ đồng nghĩa tìm được. – Nhận xét được sản phẩm của mình và của bạn. – Chỉnh sửa, mở rộng câu dựa vào nhận xét của bạn và GV. |
2. Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo
Bài 18. Số thập phân (2 tiết)
A. Yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân; lập số, đọc, viết các số thập phân ở dạng đơn giản.
- Viết được các phân số thập phân và hỗn số có chứa phân số thập phân thành số thập phân.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến số thập phân.
- HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học và phẩm chất chăm chỉ.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Hình vẽ phần Khởi động, Thực hành 1, Luyện tập 2, Vui học; hình vẽ bảng ô vuông (nếu cần).
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GV | HOẠT ĐỘNG HS |
I. Khởi động | |
– Trò chơi “Tôi bảo”. + GV vừa nói vừa viết bảng. Số bánh của tôi là: GV viết bảng 01. GV viết bảng 05. GV viết bảng 050. + GV viết bảng và hỏi: \(3\frac{5}{10}\) → Loại số? → Phần nguyên?→ Phần phân số? \(\frac{1}{10}\) →Loại số? → So sánh với 1 → Phần nguyên? → Phần phân số? – GV trình chiếu (hoặc treo) hình vẽ Khởi động lên cho HS quan sát và vấn đáp. | – HS trả lời: Một cái bánh. Năm cái bánh. Năm mươi cái bánh. HS thực hiện theo các nội dung. Hỗn số có chứa phân số thập phân. \(3\frac{5}{10}\) Phân số thập phân. Bé hơn 1. Không có phần nguyên tức là phần nguyên bằng 0. \(\frac{1}{10}\) – HS quan sát và vấn đáp. – HS mô tả bức tranh → Đọc các bóng nói từ trái sang phải. |
→ GV giới thiệu bài: “Hai phẩy năm là một số thập phân. Hôm nay chúng ta học bài Số thập phân.”. | |
II. Khám phá, hình thành kiến thức mới | |
1. Giới thiệu số thập phân – Các phân số thập phân, các hỗn số có chứa phân số thập phân có thể viết dưới dạng số thập phân. – Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy. GV viết trên bảng lớp: Phần nguyên Phần thập phân – GV lần lượt trình chiếu (hoặc treo) từng hình. – GV yêu cầu HS thực hiện: + Viết phân số thập phân hoặc hỗn số có chứa phân số thập phân. + Viết số thập phân. Viết phân số thập phân bé hơn 1 dưới dạng số thập phân Ví dụ 1: a) + Băng giấy được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần? + Hãy viết phân số biểu thị phần tô màu của băng giấy. + Ta sẽ viết phân số thập phân 1 dưới dạng \(\frac{1}{10}\) số thập phân. So sánh \(\frac{1}{10}\) với 1. | – HS (nhóm đôi) quan sát theo gợi ý của GV. – HS thực hiện các yêu cầu của GV. 10 phần, 1 phần. \(\frac{1}{10}\) \(\frac{1}{10}\) bé hơn 1. |
Phân số này có phần nguyên không? → Số thập phân cần viết có phần nguyên là 0 (GV viết trên bảng lớp: \(\frac{1}{10}\) = 0, ). Mẫu số của \(\frac{1}{10}\) có mấy chữ số 0? → Số thập phân đang viết sẽ có một chữ số ở phần thập phân → Tử số của \(\frac{1}{10}\) có một chữ số là 1, ta viết \(\frac{1}{10}\) = 0,1 → GV giới thiệu: 0,1 là một số thập phân, đọc là: Không phẩy một. Lưu ý: Có hai cách đọc số thập phân. – Viết sao đọc vậy (sử dụng cho bài này). – Đọc dựa vào việc mở rộng cách đọc các số tự nhiên (Bài 19). b) + Hãy viết phân số biểu thị phần tô màu của tờ giấy và giải thích tại sao viết như vậy. + Viết phân số thập phân \(\frac{1}{100}\) dưới dạng số thập phân. Viết phần nguyên và dấu phẩy (\(\frac{1}{100}\) = 0, ). Tại sao viết như vậy? Mẫu số của phân số có mấy chữ số 0? → Số thập phân đang viết sẽ có hai chữ số ở phần thập phân. Tử số của phân số \(\frac{1}{100}\) chỉ có một chữ số là 1 → Ta viết 01 ở phần thập phân ( \(\frac{1}{100}\) = 0,01) 100 → Đọc: Không phẩy không một. | Không có, tức là phần nguyên bằng 0. Một chữ số 0. – HS viết vào bảng con \(\frac{1}{10}\) = 0,1. – HS lặp lại. \(\frac{1}{100}\) – HS giải thích tương tự Ví dụ a. Hai. |
c) Viết phân số thập phân \(\frac{1}{1000}\) dưới dạng số thập phân. GV lưu ý HS: Có bao nhiêu chữ số 0 ở mẫu số của phân số thập phân thì có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân của số thập phân. Ví dụ 2: GV hướng dẫn HS đọc các số thập phân. Ví dụ 3: Viết các hỗn số có chứa phân số thập phân dưới dạng số thập phân. + Đã tô màu bao nhiêu băng giấy? + Viết hỗn số biểu thị phần tô màu của các băng giấy. + Ta sẽ viết hỗn số \(3\frac{5}{10}\) thành số thập phân. Phần nguyên của hỗn số là bao nhiêu? → Phần nguyên của số thập phân cũng là 3 (Ta viết: \(3\frac{5}{10}\) = 3, ). Phần thập phân của số thập phân gồm mấy chữ số, đó là chữ số nào, tại sao? → Viết tiếp 3 5 = 3,5 → Đọc: Ba phẩy năm. 10 b) và c): GV hướng dẫn đọc. | – HS thảo luận nhóm đôi và viết vào bảng con ( \(\frac{1}{1000}\) = 0,001). – HS giải thích: Phân số thập phân bé hơn 1 → Phần nguyên là 0. Mẫu số có ba chữ số 0 → Có ba chữ số phần thập phân → 001. + Đọc: Không phẩy không không một. HS tự viết các phân số thập phân thành số thập phân rồi chia sẻ nhóm bốn. 3 băng giấy và \(\frac{5}{10}\) băng giấy. \(3\frac{5}{10}\) Một chữ số 5 vì mẫu số có một chữ số 0 và tử số của phân số là 5. – HS nhóm đôi viết các hỗn số thành số thập phân, giải thích cách viết. |
2. Hệ thống hoá nội dung bài học GV hướng dẫn HS đưa ra những nhận xét: – Số thập phân gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? Được ngăn cách bởi dấu gì? Bên trái dấu phẩy là phần gì? Phần bên phải dấu phẩy có tên gọi là gì? – Khi viết một phân số hay hỗn số dưới dạng số thập phân, cần lưu ý những gì? + Các phân số, hỗn số đó phải là phân số thập phân hay hỗn số có chứa phân số thập phân. + Nếu phân số thập phân đó bé hơn 1 thì phần nguyên là bao nhiêu? + Số chữ số ở phần thập phân phụ thuộc vào đâu? Áp dụng GV viết phân số thập phân hay hỗn số có chứa phân số thập phân. | Phần nguyên là 0. Số chữ số 0 ở mẫu số. – HS viết số thập phân (bảng con) → HS gạch một gạch dưới phần nguyên, hai gạch dưới phần thập phân. |
D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Giáo án Công nghệ lớp 5 Chân trời sáng tạo
Phần 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 1: Công nghệ trong đời sống
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
- Trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống.
- Nhận biết được những mặt trái khi sử dụng côngnghệ.
2. Phẩm chất và năng lực chung
- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Năng lực chung: tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác.
3. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ.
- Đánh giá công nghệ.
II. PHƯƠNG TIỆN – THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa (SGK) và các tranh, ảnh trong Bài
- Các thẻ mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ.
2. Học sinh
SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
Yêu cầu cần đạt
- Trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống.
- Nhận biết được những mặt trái khi sử dụng côngnghệ.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động | |
a. Mục tiêu – Giới thiệu sơ lược về cấu trúc sách Công nghệ 5. – Kích thích sự tò mò khám phá kiến thức của học sinh. | – Học sinh lắng nghe. |
b. Cách tiến hành | |
– Giáo viên giới thiệu sơ lược về Sách Công nghệ 5 – Bộ sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sách là một trong những tài liệu chính dành cho học sinh khi học tập môn Công nghệ lớp 5. – Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Sách Công nghệ 5 gồm có mấy phần? Hãy cho biết tên bài có trong mỗi phần. – Giáo viên nhận xét. – Giáo viên giới thiệu bài học đầu tiên: “Công nghệ trong đời sống”. – Giáo viên nêu mục tiêu của bài và mục tiêu của tiết học. | – Học sinh nghe giáo viên giới thiệu. – Học sinh mở sách Công nghệ 5 ra và quan sát quyển sách. – Một số học sinh trả lời; cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Gợi ý trả lời: Sách Công nghệ 5 gồm có hai phần: + Phần 1. Công nghệ và Đời sống, gồm có 6 bài học và 1 bài ôn tập, cụ thể như sau: Bài 1. Công nghệ trong đời sống; Bài 2. Nhà sáng chế; Bài 3. Tìm hiểu thiết kế; Bài 4. Thực hành thiết kế nhà đồ chơi; Bài 5. Sử dụng điện thoại; Bài 6. Sử dụng tủ lạnh; Ôn tập Phần 1. + Phần 2. Thủ công kĩ thuật, gồm có 3 bài học, 1 dự án học tập và 1 bài ôn tập, cụ thể như sau: Bài 7. Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin; Bài 8. Mô hình máy phát điện gió; Bài 9. Mô hình điện mặt trời; Dự án. Em làm mô hình xe chạy bằng năng lượng mặt trời; Ôn tập Phần 2. – Học sinh lắng nghe. |
2. Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người. b. Cách tiến hành – Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 3, thảo luận và gắn thẻ mô tả vai trò với hình ảnh của sản phẩm công nghệ tương ứng ở trang 7 trong SGK. – Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận để đánh giá thái độ làm việc, mức độ tương tác của các học sinh trong nhóm với nhau. – Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. – Giáo viên nhận xét, kết luận: Các sản phẩm công nghệ làm cho đời sống của con người trở nên tiện nghi và thoải mái hơn; giúp gia tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. | – Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến yêu cầu. – Học sinh làm việc nhóm 3, cùng nhau thảo luận để chọn và gắn thẻ mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ tương ứng với hình ảnh minh hoạ. – Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Gợi ý trả lời: + Máy vi tính → Thẻ 6. + Nước hoa → Thẻ 2. + Vắc xin → Thẻ 5. + Xe đạp → Thẻ 1. + Máy chụp ảnh → Thẻ 4. + Đèn LED → Thẻ 3. – Học sinh lắng nghe. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những mặt trái khi sử dụng công nghệ a. Mục tiêu: Nhận biết được những mặt trái khi sử dụng công nghệ. b. Cách tiến hành – Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4. | – Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến yêu cầu. |
– Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận để đánh giá thái độ làm việc, mức độ tương tác của các học sinh trong nhóm với nhau. – Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. | – Các nhóm quan sát hình ảnh ở trang 8 trong SGK và sắp xếp sao cho phù hợp với mô tả trong bảng về những mặt trái khi sử dụng công nghệ. – Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Gợi ý trả lời: + Ảnh hưởng đến sức khoẻ (mắt, cơ quan thần kinh, tim mạch,…): hình b. + Giảm giao tiếp trực tiếp giữa người với người: hình c. + Làm cho con người lệ thuộc vào công nghệ: hình a. + Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp, sửa đổi; các thông tin giả mạo có cơ hội được lan truyền nhanh chóng: hình d. |
– Giáo viên nhận xét và kết luận: Bên cạnh những tiện ích mang lại cho con người, sản phẩm công nghệ còn có những mặt trái, gây ảnh hưởng không tốt cho con người nếu sử dụng không đúng cách. Chúng ta cần thận trọng và có trách nhiệm khi sử dụng công nghệ để tạo dựng môi trường xanh, bảo vệ hành tinh ngày càng tươi đẹp, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. | – Học sinh lắng nghe. |
3. Kết luận nội dung tiết học – Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu về những nội dung đã tìm hiểu được trong tiết học này. – Giáo viên nhận xét và kết luận: + Các sản phẩm công nghệ làm cho đời sống của con người trở nên tiện nghi và thoải mái hơn; giúp gia tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. | – Học sinh nêu những nội dung đã tìm hiểu được trong bài. – Cả lớp cùng lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). |
+ Bên cạnh những tiện ích mang lại cho con người, sản phẩm công nghệ còn có những mặt trái, gây ảnh hưởng không tốt cho con người nếu sử dụng không đúng cách. Chúng ta cần thận trọng và có trách nhiệm khi sử dụng công nghệ để tạo dựng môi trường xanh, bảo vệ hành tinh ngày càng tươi đẹp, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. | |
4. Đánh giá – Giáo viên yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá bản thân qua tiết học. – Giáo viên nhận xét, đánh giá chung về quá trình học tập của học sinh trong lớp. | – Học sinh tự nhận xét, đánh giá bản thân qua tiết học. |
4. Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1. ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca
Thời gian thực hiện dự kiến: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
- Kể được tên một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
- Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
- Tìm hiểu lịch sử và địa lí:
- Tìm, tra cứu hoặc sưu tầm thông tin cơ bản về ý nghĩa Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
- Khai thác bản đồ để kể tên các quốc gia tiếp giáp, một số đơn vị hành chính ở Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Xác định trên bản đồ hệ toạ độ địa lí Việt Nam.
- Xác định trên bản đồ các quốc gia, biển,… tiếp giáp với Việt Nam.
- Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: hoàn thành công việc theo sự phân công, hướng dẫn của
- Giao tiếp và hợp tác: tích cực trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
3. Phẩm chất
Yêu nước: yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu tượng của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu
- Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2022, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo.
- Bảng con, giấy A4, bút viết,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục tiêu
Tạo hứng khởi học tập, dẫn dắt vào bài học.
2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
- Hình thức thực hiện: nhóm.
- Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác.
- Kĩ thuật dạy học:
+ Giáo viên (GV) chia lớp thành 4 nhóm.
+ GV thông báo chủ đề “Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca” để HS tìm hiểu.
+ GV vẽ bảng KWL lên bảng, phát cho mỗi nhóm học sinh (HS) bảng KWL.
K (Những điều đã biết) | W (Những điều muốn biết) | L (Những điều đã học được sau bài học) |
.......................................... | ...................................... | ........................................ |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến nội dung ở cột K và W.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
GV mời các nhóm lên bảng ghi lại những điều đã thảo luận ở bước 2.
Bước 4. Kết luận, nhận định.
GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào hoạt động 2.
Lưu ý: ở hoạt động này, HS chỉ điền thông tin vào cột K và W. HS sẽ hoàn thiện cột L ở hoạt động Luyện tập.
* Hoạt động 2: Khám phá
Tìm hiểu về vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam
1. Mục tiêu
- Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ.
- Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
- Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt
- Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
- Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt
2. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
- Hình thức thực hiện: nhóm.
- Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác, dạy học theo trạm.
+ GV chia lớp thành 3 nhóm.
+ GV tổ chức lớp học thành thành 3 trạm (mỗi trạm 1 chủ đề). Ngoài ra, ở mỗi trạm có “trạm chờ” để HS chuẩn bị trước khi vào trạm mới.
+ GV thống nhất nội quy làm việc, quy tắc di chuyển giữa các trạm.
+ Các nhóm hoàn thành phiếu học tập tại mỗi trạm. Chủ đề ở các trạm như sau:
Trạm học tập | Chủ đề |
1 | Vị trí địa lí, lãnh thổ và đơn vị hành chính Việt Nam |
2 | Ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam |
3 | Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm theo quy tắc di chuyển đã được hướng dẫn.
+ Phiếu học tập trạm 1
+ Phiếu học tập trạm 2
+ Phiếu học tập trạm 3
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
GV nhận xét quá trình làm việc của các nhóm, bổ sung kiến thức liên quan đến vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam.
Bước 4. Kết luận, nhận định.
GV đánh giá, chuẩn kiến thức bằng các thông tin trọng tâm.
* Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng
1. Mục tiêu
Củng cố kiến thức, phát triển năng lực thực hành và khả năng vận dụng vào thực tiễn.
2. Gợi ý thực hiện
Hoạt động 3.1. Hoàn thiện bảng KWL
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- Hình thức thực hiện: nhóm.
- Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học:
GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện cột L sau khi học xong bài học.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. HS hoàn thành bảng KWL. Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
GV mời đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành cột L.
Bước 4. Kết luận, nhận định. GV tổng kết nội dung bài học....
5. Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo
Chủ đề 1: CHẤT
Bài 1. Thành phần và vai trò của đất (2 tiết)
1. Yêu cầu cần đạt
1.1. Năng lực khoa học tự nhiên
1.2.
− Nêu được một số thành phần của đất.
− Trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng.
1.3. Năng lực chung
− Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để phát hiện ra một thành phần, vai trò của đất.
− Năng lực thực hành thí nghiệm: “Có gì trong đất”.
− Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải thích một số việc làm như xới đất, vun đất cho cây trồng,…
1.4. Phẩm chất chủ yếu
− Trách nhiệm: Chăm sóc và bảo vệ đất.
− Trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận.
− Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về thành phần, vai trò của đất và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
2. Đồ dùng dạy học
– Tiết 1
Hoạt động | Giáo viên (GV) | Học sinh (HS) |
Khởi động | Hình 1 (SGK trang 6). | SGK trang 6. |
Tìm hiểu một số thành phần của đất | Hình 2 (SGK trang 6). | SGK trang 6. |
Thí nghiệm “Có gì trong đất” | Hình 3, 4, 5a, 5b, 5c (SGK trang 7). | – SGK trang 7. – Hai cốc thuỷ tinh trong suốt, một chai đựng nước sạch, một cốc đất vườn (ở điều kiện bình thường), đũa khuấy, nắp cốc, găng tay (mỗi nhóm). |
– Tiết 2
Hoạt động | GV | HS |
Khởi động | Các từ khoá dùng cho trò chơi: cỏ; chất khoáng; bướm; cây hoa; mùn; giun; không khí; nước. | |
Tìm hiểu vai trò của đất đối với cây trồng | Hình 6a, 6b, 7a, 7b, 8 (SGK trang 8). | SGK trang 8. |
Luyện tập | – SGK trang 9. – Giấy khổ A3 hoặc A0 (mỗi nhóm). | |
Đố em | Hình 9, 10 (SGK trang 9). | SGK trang 9. |
Tiết 1
3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)
3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về thành phần và vai tròcủa đất.
b. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
− GV giới thiệu về chủ đề Chất để HS có sự hiểu biết tổng quan, tạo hứng khởi bước vào khám phá các nội dung sẽ học ở chủ đề này. − GV yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK trang 6) và đặt câu hỏi: Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây ở hình 1 còn cần gì để sống? ‒ GV yêu cầu một vài HS trình bày câu trả lời. ‒ GV yêu cầu một vài HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. − GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Thành phần và vai trò của đất”. | – HS lắng nghe. − HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây ở hình 1 còn cần nước, chất dinh dưỡng trong đất để sống. ‒ HS trình bày câu trả lời. ‒ HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có). – HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
HS trả lời được: Ngoài ánh sáng mặt trời và không khí, cây ở hình 1 còn cần nước, chất dinh dưỡng trong đất để sống.
3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức: Tìm hiểu một số thành phần của đất (10 phút)
a) Mục tiêu: HS nhận biết được một số thành phần của đất.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
− GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 2, đọc nội dung trong hộp thông tin (SGK trang 6) và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Thực vật lấy từ đất những gì để sống và phát triển? + Vì sao một số động vật có thể sống được trong đất? + Theo em, đất có những thành phần nào? – GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. − GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Các thành phần chính của đất gồm: chất khoáng, mùn, không khí, nước và các loài sinh vật,... Tầng mùn thường có màu sẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất. Nhờ các thành phần này mà thực vật, một số động vật trong đất có thể sống và phát triển. | − HS chia nhóm. − HS quan sát hình 2, đọc nội dung trong hộp thông tin (SGK trang 6), thảo luận nhóm và chia sẻ kết quả: + Thực vật và động vật có thể sinh trưởng và phát triển vì trong đất có không khí, nước và các chất dinh dưỡng (chất khoáng, mùn),... + Theo em, đất gồm những thành phần: chất khoáng, mùn, không khí, nước,... – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). |
d) Dự kiến sản phẩm:
− HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS.
− HS rút ra được kết luận: Đất gồm các thành phần: chất khoáng, mùn, không khí, nước,...
3.3. Hoạt động luyện tập: Thí nghiệm “Có gì trong đất” (20 phút)
a) Mục tiêu: HS thực hiện được thí nghiệm “Có gì trong đất”, từ đó nhận biết sâu sắc hơn về thành phần của đất.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thí nghiệm, phương pháp dạy học hợp tác.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
− GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm 1, 2 (SGK trang 7). – GV yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm 1, 2 và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: * Thí nghiệm 1: + Rót một cốc nước vào bình thuỷ tinh. + Dự đoán: Ngay sau khi cho một cục đất khô và cốc chứ nước, em sẽ quan sát thấy gì? + Tiến hành thí nghiệm và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán của em. + Em rút ra được kết luận gì sau thí nghiệm trên? * Thí nghiệm 2: + Cho đất vào bình thuỷ tinh và đậy kín bình. + Dự đoán: Khi để cốc đất trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, sau khoảng một giờ, em sẽ quan sát thấy gì? + Tiến hành thí nghiệm và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán của em. + Em rút ra được kết luận gì sau thí nghiệm trên? − GV yêu cầu các nhóm quan sát, mô tả thí nghiệm ở hình 5 (SGK trang 7), thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Theo em, thí nghiệm này cho biết thành phần nào của đất? – GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. – GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. – GV nhận xét chung và kết luận. * Lưu ý: Nếu điều kiện cho phép, GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm này theo các bước: + Cho đất vào cốc thuỷ tinh trong suốt đang chứa nước. + Dùng đũa khuấy đều đất trong cốc nước và để lắng sau 15 phút. | − Các nhóm tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm 1, 2. − Các nhóm thực hiện thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: + Có bọt khí nổi lên. + Trong đất có không khí. + Có các giọt nước đọng phía dưới nắp bình. + Trong đất có nước. − Các nhóm quan sát, mô tả thí nghiệm ở hình 5 (SGK trang 7), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Trong đất có: + Phần nhẹ nổi lên là phần chất hữu cơ (xác thực vật chưa phân huỷ hết); + Phần phía dưới là đất mùn; phần đất sét, đất cát (tùy thuộc vào loại đất). – Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có). |
– GV yêu cầu quan sát cốc nước chứa đất lúc này, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: Em quan sát thấy gì? Theo em, thí nghiệm này cho biết thành phần của đất? |
d) Dự kiến sản phẩm:
− HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS.
− HS rút ra được kết luận về thành phần của đất qua thí nghiệm...
6. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo
Tuần 1: Sinh hoạt dưới cờ:
CHÀO NĂM HỌC MỚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia lễ khai giảng năm học mới.
- Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động trong ngày khai giảng năm học mới.
2. Năng lực chung
- Năng lực thích ứng với cuộc sống (viết rõ)
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động (viết rõ)
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm.
- Phẩm chất nhân ái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để hướng dẫn HS luyện tập.
- Tổ chức luyện tập cho sinh chuẩn bị diễn trong lễ khai giảng năm học mới.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã tập để biểu diễn.
- Trang phục chỉnh tề, nghế ngồi dự khai giảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
a) Mục tiêu – Học sinh vui vẻ, phấn khởi tham gia lễ khai giảng năm học mới. – Học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia văn nghệ chào mừng ngày khai giảng năm học mới. | |
b) Tiến trình hoạt động | |
– GV hướng dẫn HS tham gia các hoạt động chào năm mới do nhà trường tổ chức (văn nghệ chào mừng, trang trí trường lớp, chơi trò chơi, hội đọc sách, đón các em học sinh lớp 1,…) | - HS tham gia lễ khai giảng năm học mới. |
– GV chuẩn bị những trái tim (hoặc giấy bìa màu, bưu thiếp,…) sau khi HS tham gia lễ khai giảng thì viết lại “Cảm xúc của em khi là học sinh lớp 5, chia sẻ điều đó với các bạn, sau đó thả vào hộp cảm xúc của lớp. | – HS thực hiện nhiệm vụ chia sẻ cảm xúc sau lễ khai giảng theo hướng dẫn. |
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
7. Giáo án Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1. MÁY TÍNH CÓ THỂ GIÚP EM LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được ví dụ máy tính giúp giải trí, học tập, tìm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn bè và tạo ra sản phẩm số theo ý tưởng của bản thân.
- Thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
Năng lực riêng:
- Nhận dạng, sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
Phẩm chất:
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận đối với việc sử dụng thiết bị điện.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Chuẩn bị hình ảnh, mô hình hoặc thiết bị làm giáo cụ minh họa trực quan các thiết bị và ứng dụng của máy tính.
Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS hình 1 phần Khởi động – SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Em có thể dùng máy tính để làm những việc gì? (Youtube Kids cung cấp nội dung hướng tới trẻ em, với công cụ kiểm soát nội dung và được quản lý bởi phụ huynh, ứng dụng cho phép lọc các video được coi là không phù hợp với trẻ em 12 tuổi trở xuống.) - GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để giúp cả lớp biết máy tính có thể sử dụng để làm những việc gì, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Máy tính có thể giúp em làm những việc gì?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Máy tính có thể giúp gì cho việc học tập của em? a. Mục tiêu: GV giới thiệu những phần mềm và trang web giúp HS học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát lại các phần mềm và trang web - SGK tr.5 và đặt câu hỏi: Ngoài những phần mềm và trang web mà em đã biết ở các lớp học trước, em còn biết những phần mềm và trang web nào khác giúp em trong việc học tập không? Phần mềm học tập môn Toán.
Học Tiếng Anh trực tuyến.
- GV gọi 2 – 3 bạn HS trả lời. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong mục 1 phần KHÁM PHÁ SGK tr.5. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 4 HS), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Một bạn cho rằng máy tính có thể giúp học sinh học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức. Em có đồng ý với ý kiến của bạn hay không? Tại sao? - GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung của nhóm mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức. - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?” - GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu câu hỏi: Hãy kể tên những phần mềm và trang web giúp em học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức. Luật chơi: Hai nhóm chơi lần lượt từng bạn, mỗi bạn kể tên một phần mềm, trang web. Nhóm nào dừng lại trước là thua. Lưu ý không lặp lại tên phần mềm, trang web đã kể trước đó. - Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên trình chiếu một số phần mềm, trang web giúp học tập. olm.vn violympic.vn
2. Máy tính giúp tạo sản phẩm số, tìm, trao đổi thông tin. a. Mục tiêu: GV giới thiệu những phần mềm, trang web giúp HS tạo sản phẩm số, tìm và trao đổi thông tin. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 – SGK tr.6, thảo luận theo cặp và nêu tên những phần mềm, trang web giúp tìm, chia sẻ, trao đổi thông tin. - GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - GV trình chiếu lại các phần mềm, trang web giúp tìm, chia sẻ, trao đổi thông tin. Microsoft Word – Phần mềm soạn thảo văn bản.
Microsoft PowerPoint – Phần mềm trình chiếu
Một số phần mềm chia sẻ, trao đổi thông tin: - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong mục 2 phần KHÁM PHÁ SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Nêu những sản phẩm số em có thể tạo ra nhờ máy tính. - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần). - GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận: + Nhóm 1: Nêu ví dụ cho thấy máy tính có thể giúp em tìm, chia sẻ, trao đổi thông tin. + Nhóm 2: Nêu ví dụ cho thấy, nhờ máy tính, em có thể hợp tác với bạn bè để thực hiện nhiệm vụ chung. - GV đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung thảo luận, nhóm kia lắng nghe và bổ sung (nếu cần). - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức. 3. Máy tính là công cụ giúp em giải trí. a. Mục tiêu: GV giới thiệu những phần mềm, trang web giải trí. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 5 – SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những hoạt động giải trí em có thể thực hiện trên máy tính. - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và bổ sung (nếu thiếu). - GV tiếp tục đặt câu hỏi và cho HS thảo luận theo cặp: Ngoài những hoạt động trên, em còn có thể thực hiện những hoạt động giải trí nào khác trên máy tính? - GV trình chiếu một vài hoạt động giải trí bằng máy tính. Nghe nhạc.
Xem phim.
Vẽ tranh.
Đọc sách.
Trò chuyện với người thân, bạn bè.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong mục 3 phần KHÁM PHÁ SGK tr.7. - GV chốt lại kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b. Cách thức thực hiện: Bài tập 1 . - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Máy tính có thể giúp em làm những việc gì? Nêu ví dụ minh hoạ. - GV mời 1-2 HS đứng dậy trả lời - GV cùng HS đánh giá, nhận xét và bổ sung (nếu thiếu). Bài tập 2 . - GV yêu cầu thảo luận theo nhóm 3-4 HS và đưa ra câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: Máy tính là công cụ đa năng, có thể giúp con người làm được nhiều việc nên cần thiết phải biết sử dụng máy tính một cách thành thạo. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? - GV mời 2-3 nhóm đứng dậy trả lời. - GV cùng HS đánh giá, nhận xét. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật. Hãy tìm từ khoá bằng cách trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Trường học tiếng anh là gì? Câu 2. Tên phần mềm soạn thảo văn bản là gì? Câu 3. Tên phần mềm học trực tuyến bắt đầu bằng chữ Z? Câu 4. Tên phần mềm luyện tập gõ bàn phím đúng cách là gì? Câu 5. Âm nhạc tiếng anh là gì? Câu 6. Làm việc nhóm tiếng anh là gì? Câu 7. Tên một phần mềm tạo bài trình chiếu theo ý muốn? Câu 8. Tên phần mềm chat bắt đầu bằng chữ M? - GV mời HS trả lời từng câu một. Nếu chưa đúng thì mời HS khác trả lời lại. - GV cho HS thảo luận theo nhóm: Trao đổi với bạn để nêu một việc mà em chưa làm được nhưng em làm được nhờ máy tính. Cho biết em cần học hỏi thêm điều gì để làm được như bạn. - GV mời 2-3 nhóm trình bày. - GV nhận xét. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1. + Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Tìm thông tin trên Website. | - HS trả lời:
Hình 1a: Luyện tập gõ bàn phím đúng cách.
Hình 1b: Sử dụng chuột. Hình 1c: Khám phá Hệ Mặt Trời.
Hình 1d: Xem video. - HS khác bổ sung (nếu cần). - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS trả lời: + Phần mềm học tập môn Toán. + Phần mềm/Trang web học Tiếng Anh trực tuyến. + Các trang web cung cấp kiến thức về các môn thể thao, nghệ thuật, kĩ năng sống, … - HS khác bổ sung.
- HS đọc to và rõ ràng. - HS tham gia trò chơi. - HS trả lời: + Em đồng ý với ý kiến của bạn. + Hiện nay có rất nhiều trang web, phần mềm học tập, luyện thi trực tuyến giúp em học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức. - HS khác bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. - HS quan sát Hình 4 và trả lời: Work, PowerPoint, Google, Zalo, Messenger, …
- HS lắng nghe. - HS đọc to và rõ ràng. - HS trả lời: Bản nhạc, hình ảnh, phim hoạt hình, …
- HS trả lời: + Nhóm 1: Nhờ Google em có thể tìm kiếm những thông tin mà mình cần. Thông qua Zalo, Messenger, … em có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với các bạn bằng tin nhắn hoặc gọi điện thoại, video call. + Nhóm 2: Thông qua Zoom, Microsoft Teams em có thể cùng các bạn thảo luận, trao đổi bất cứ chỗ nào. Khi sử dụng Word, PowerPoint làm bài tập có thể chia nhau ra làm các phần rồi ghép lại,...
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời: Chơi trò chơi. Xem phim, video. Đọc truyện. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS chú ý, lắng nghe.
- HS đọc to và rõ ràng. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
Bài tập 1 : Học sinh trả lời: - Máy tính giúp em học tập, rèn luyện, mở mang kiến thức. VD: Em có thể tham gia các khoá học, luyện thi trực tuyến, tìm kiếm thông tin về lịch sử, khoa học, văn hoá, thể thao, xã hội. Một số phần mềm hỗ trợ học trực tuyến: + Zoom + Microsoft Team + Google Meet:
- Máy tính giúp em tạo sản phẩm số, tìm, trao đổi thông tin. VD: + Em có thể tạo chương trình Scratch kể câu chuyện, điều khiển nhân vật di chuyển trên sân khấu theo ý tưởng của bản thân. + Sử dụng Google để tìm kiếm thông tin trên Internet. Sử dụng Zalo, Messenger để trao đổi thông tin, hỗ trợ làm việc nhóm. - Máy tính giúp em giải trí: chơi trò chơi, nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, … - HS lắng nghe.
Bài tập 2 : Học sinh trả lời: Em đồng ý. - Máy tính giúp em học tập, rèn luyện các môn học trong nhà trường một cách dễ dàng, thuận tiện: + Em có thể tham giá các khoá học, luyện thi trực tuyến bất cứ khi. + Em có thể tìm tất cả những thông tin mà mình không biết trên Internet từ đó mở rộng được kiến thức của bản thân. + Em có thể soạn thảo văn bản, làm bài thuyết trình một cách dễ dàng và khoa học. - Máy tính giúp em trao đổi thông tin với thầy cô, bạn bè. Em có thể dễ dàng thực hiện bài tập nhóm với các bạn thông qua các phần mềm nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí. - Ngoài ra em còn có thể giải trí bằng máy tính thông qua các phần mềm, trang web chơi trò chơi, nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, vẽ tranh, liên lạc với gia đình, … - HS lắng nghe. - HS tham gia trò chơi. - HS thảo luận theo nhóm. - HS lắng nghe. |
8. Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo
Chủ đề: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Bài 1: Người có công với quê hương, đất nước
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phẩm chất, năng lực | Yêu cầu cần đạt | Mã hoá |
1. Phẩm chất chủ yếu | ||
Yêu nước | Kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước. | YN 1.1 |
Nhân ái | Thể hiện được sự yêu quý bạn bè trong quá trình thảo luận nhóm. | NA 1.2 |
2. Năng lực chung | ||
Tự chủ và tự học | Hoà nhã với bạn bè. | TCTH 1.3 |
Giao tiếp và hợp tác | Xác định được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm. | GTHT 1.4 |
3. Năng lực môn học (đặc thù) | ||
Năng lực điều chỉnh hành vi | ||
Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi | – Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Trình bày được ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. | – CMHV 1.5 – CMHV 1.6 |
Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác | Bày tỏ được thái độ phù hợp với các đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và củng cố được ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước qua những tình huống cụ thể. | CMHV 1.7 |
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội | ||
Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội | Chia sẻ được với bạn bè về đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em. | KTXH 1.8 |
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học liệu
– SGK, SGV, VBT (nếu có).
– Giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
– Bút viết, bảng con và phấn/bút lông viết bảng.
– Bài giảng điện tử, máy chiếu, micro (nếu có).
– Các hình ảnh minh hoạ, tài liệu về người có công với quê hương, đất nước.
– Hoa trắc nghiệm, bộ thẻ cảm xúc (mặt cười, mặt buồn).
2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ
– Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
– Các hình ảnh minh hoạ tình huống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tiến trình
Hoạt động học (70 phút) | Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | Phương pháp/ | Phương án đánh giá |
Hoạt động Khởi động | – HS có hứng thú học tập. – HS có nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Người có công với quê hương, đất nước. | Bài hát Kim Đồng và câu hỏi liên quan. | Đàm thoại | Đánh giá thông qua quan sát thái độ khởi động. |
Hoạt động | NA 1.2, | – Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. | – Dạy học hợp tác – Trực quan – Kể chuyện – Đàm thoại – Kĩ thuật Tia chớp, kĩ thuật Công não hoặc Trình bày một phút, XYZ. | – Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. – Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. |
Hoạt động Luyện tập | YN 1.1, | Các ý kiến và tình huống về đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước | – Dạy học hợp tác – Dạy học giải quyết vấn đề – Đàm thoại – Đóng vai | – Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. – Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. |
Hoạt động | YN 1.1, | Rèn luyện việc kể tên, đóng góp và trình bày ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. | – Đàm thoại – Giao việc – Dạy học hợp tác | – Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập. – Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi. |
Hoạt động Tổng kết | HS tổng kết những điều đã học. | Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt | Dạy học cá nhân | Đánh giá qua quan sát thái độ, hành vi. |
2. Các hoạt động học
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
Hoạt động Khởi động: Tiếng hát măng non (5 phút) | |
– Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học Người có công với quê hương, đất nước. – Nội dung: Nghe và hát bài hát Kim Đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã) và trả lời câu hỏi. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ tham gia của HS. – Tổ chức thực hiện: | |
1. GV tổ chức cho HS nghe và hát bài hát, kết hợp với vỗ tay hoặc múa minh hoạ theo video. Trước khi thực hiện, GV nêu câu hỏi định hướng. (Nhân vật nào được nhắc đến trong bài hát? Mọi người đã bày tỏ tình cảm như thế nào với nhân vật này?) 2. Sau khi nghe/hát bài hát, GV nêu yêu cầu để HS suy nghĩ và trả lời: – Bài hát nhắc đến nhân vật nào? – Kể các đóng góp của nhân vật này cho quê hương, đất nước. – Hãy nêu cảm nhận của em khi nghe và hát bài hát này. 3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau sau mỗi câu trả lời. GV nhận xét câu trả lời của HS và thái độ tham gia hoạt động của HS (hứng thú) và tổng kết lại hoạt động để kết nối vào bài học. Gợi ý: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, có biết bao người dân Việt Nam đã hi sinh máu xương, cống hiến cuộc đời mình cho sự bình yên và phát triển của đất nước. Đó là những ai? Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với họ? | 1. HS lắng yêu cầu của GV, tham gia sôi nổi. 2. HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. * Câu trả lời mong đợi: – Bài hát nhắc đến anh Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1929, người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hoà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (nhấn mạnh ý anh hùng nhỏ tuổi, người dân tộc thiểu số). – Đóng góp: Anh Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền phong. Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các anh cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hi sinh vào ngày 15/2/1943, khi anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. – Cảm nhận: Cảm thấy biết ơn và tự hào về anh Kim Đồng. 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động, giới thiệu bài mới. |
Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (25 phút) | |
KTTTM 1. Quan sát tranh và nêu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước | |
– Mục tiêu: NA 1.2, TCTH 1.3, GTHT 1.4, CMHV 1.5. – Nội dung: Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. – Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm; thái độ khi làm việc nhóm (hoà nhã với bạn bè, xác định nhiệm vụ). – Tổ chức thực hiện: | |
1. GV phát tài liệu giấy cho HS đọc về các nhân vật, hoặc trước đó, dán các thông tin này ở góc học tập. – GV chia HS theo nhóm 4 hoặc 6 để tham gia trò chơi “Nhanh tay – nhớ tài”. Luật chơi: GV chiếu video chứa hình ảnh của những người có công với quê hương, đất nước (6 tranh trong SGK, trang 6 – 7), yêu cầu nhóm HS viết vào bảng nhóm tên của người có công với quê hương, đất nước theo thứ tự xuất hiện. Các nhóm hoàn thành sẽ dán kết quả theo thứ tự trên bảng. Nhóm đúng và nhanh nhất là nhóm chiến thắng. – GV tổ chức cho HS nhận xét về kết quả thực hiện trò chơi. 2. GV cho các nhóm HS bắt thăm tranh và giới thiệu về tên, đóng góp của người có công với quê hương, đất nước trong tranh tương ứng. Với mỗi tranh, GV mời 1 – 2 HS trả lời và cho HS nhận xét lẫn nhau. 3. GV tổ chức cho HS kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước theo kĩ thuật XYZ – 222 (làm việc theo nhóm đôi, mỗi người nêu được 2 ý kiến trong 2 phút). GV mời đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 4. GV tạo điều kiện cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV đánh giá quá trình và kết quả làm việc của các nhóm. 5. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: Những người có công với đất nước hi sinh xương máu, công sức của mình để bảo vệ Tổ quốc, để quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Có thể kể đến như: Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập cho dân tộc; Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) có công lập ra nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn; Trần Quốc Toản chỉ huy “đội quân thiếu niên” tham gia chống giặc Nguyên Mông; Võ Thị Sáu – người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp; Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam; Tôn Thất Tùng, người có đóng góp to lớn cho nền y học Việt Nam,... Họ góp sức mình cho đất nước không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác,… | 1. HS lập nhóm theo yêu cầu của GV; cử nhóm trưởng, đặt tên nhóm; đưa ra nội quy của nhóm, phản hồi về nhiệm vụ mà nhóm và mỗi thành viên phụ trách. 2. HS lắng nghe nhiệm vụ, tham gia hoạt động và bày tỏ ý kiến. * Câu trả lời mong đợi: – Tranh 1: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập cho dân tộc. – Tranh 2: Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) là người có công lập ra nhà Lý. Ông đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, giúp đất nước phát triển hơn. – Tranh 3: Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, chỉ huy “đội quân thiếu niên” thời nhà Trần, tham gia chống giặc Nguyên Mông. – Tranh 4: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu – người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống Pháp. – Tranh 5: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho nền công nghiệp quốc phòng non trẻ của Việt Nam (chế tạo thành công súng Bazoka – loại vũ khí chủ yếu dùng đánh xe tăng, tàu chiến; chế tạo thành công súng không giật SKZ để bắn phá pháo đài kiên cố, đầu đạn xuyên thủng bê tông; chống nhiễu của máy bay B-52 và nâng cấp độ bay cao của tên lửa SAM-2,…). – Tranh 6: Anh hùng Lao động – Giáo sư – Viện sĩ – bác sĩ Tôn Thất Tùng nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới về phương pháp mổ gan khô; là người thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam; người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam,…). 3. HS thảo luận theo nhóm đôi, ghi kết quả vào giấy nháp. 4. HS nhận xét các nhóm theo hướng dẫn của GV. 5. HS lắng nghe GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. |
KTTTM 2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi | |
– Mục tiêu: NA 1.2, GTHT 1.4, CMHV 1.6. – Nội dung: Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi làm việc nhóm (hoà nhã với bạn bè, xác định nhiệm vụ). – Tổ chức thực hiện: | |
1. GV tổ chức cho HS đọc câu chuyện “Mẹ Việt Nam anh hùng” theo nhóm 4. HS đọc phân đoạn câu chuyện trong nhóm và trả lời câu hỏi: – Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước? – Theo em, vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước? 2. GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc câu chuyện, mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi sau khi nghe đọc câu chuyện. 3. GV tạo điều kiện cho các nhóm bổ sung, nhận xét lẫn nhau. GV đánh giá quá trình và kết quả làm việc của các nhóm. 4. GV chốt lại thông tin sau hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: Chúng ta phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì họ là những tấm gương xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học tập; họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng thừa hưởng; đây là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình. | 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ. 2. HS làm việc theo nhóm, đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi. * Câu trả lời mong đợi: – Mẹ Thứ đã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước: nuôi giấu chiến sĩ cách mạng; canh gác nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ; là hậu phương vững chắc để chồng con ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc. – Phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước vì: + Họ là những tấm gương về lòng yêu nước, dũng cảm và sáng tạo,… xứng đáng cho các thế hệ noi theo và học tập. + Vì họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, trong đó, chính chúng ta cũng được thừa hưởng. + Là trách nhiệm của mỗi công dân; thể hiện lối sống văn minh, nghĩa tình (được mọi người yêu quý và tôn trọng). 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV nhận xét. 4. HS rút ra ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước; lắng nghe GV tổng kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. |
Tóm tắt ghi nhớ, kết thúc tiết 1 | |
– GV kết luận: + Tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. + Ý nghĩa của việc biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. – GV dặn dò HS cho tiết học tiếp theo: + Tìm hiểu về người có công với quê hương, đất nước ở địa phương. + Sưu tầm bài thơ, bài hát về người có công với quê hương, đất nước. | – HS lắng nghe và có thể đặt câu hỏi thắc mắc, nếu có. – HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. |
Hoạt động Luyện tập (20 phút) | |
– Mục tiêu: YN 1.1, NA 1.2, TCTH 1.3, GTHT 1.4, CMHV 1.7. – Nội dung: Các ý kiến và tình huống về đóng góp của người có công với quê hương, đất nước và ý nghĩa của việc biết ơn người có công với quê hương, đất nước. – Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tiểu phẩm sắm vai. – Tổ chức thực hiện: | |
Luyện tập 1. Nhận xét của em | |
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi, bày tỏ nhận xét về các ý kiến ở trang 8 SGK. Với mỗi ý kiến lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS cách trình bày ý kiến (giới thiệu ý kiến, nêu nhận xét của bản thân, nêu ví dụ chứng minh, nếu có). Các ý kiến: – Ý kiến 1: Chỉ người có đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước mới là người có công. – Ý kiến 2: Người có đóng góp trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều là người có công. – Ý kiến 3: Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương, đất nước. – Ý kiến 4: Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. 2. GV mời 1 – 2 HS chia sẻ nhận xét. Sau mỗi ý kiến, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến này? nhằm tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng ý kiến, có thể nêu ví dụ minh hoạ. GV nhắc lại ý kiến có nhiều HS nhận xét chưa phù hợp để điều chỉnh nhận thức và thái độ của HS. 3. GV tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau; khen ngợi HS. 4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: Đồng tình với các ý kiến: “Người có đóng góp trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều là người có công; Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương, đất nước; Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn” và bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến chưa phù hợp: “Chỉ người có đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước mới là người có công”. | 1. HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ. HS làm việc theo nhóm đôi. * Câu trả lời mong đợi: – Đồng tình với ý kiến 2, 3, 4. – Không đồng tình với ý kiến 1. 2. Đại diện nhóm HS chia sẻ trước lớp. 3. HS nhận xét lẫn nhau và lắng nghe GV nhận xét. 4. HS lắng nghe GV tổng kết hoạt động, chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. |
Luyện tập 2. Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình | |
1. GV có thể linh hoạt cho HS làm việc toàn lớp hoặc theo nhóm. Với mỗi tình huống lần lượt được nêu, GV hướng dẫn HS giơ thẻ mặt cười (thể hiện đồng tình) hoặc mặt buồn (thể hiện không đồng tình). – Tranh 1: Trân trọng đóng góp của các nhà khoa học (Đồng tình). – Tranh 2: Nêu được tên và đóng góp của người dân tộc thiểu số cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc (Đồng tình). – Tranh 3: Biết ơn Nhà giáo Ưu tú (Đồng tình). – Tranh 4: Có thái độ chưa phù hợp với đóng góp nghệ nhân dân ca quan họ (Không đồng tình). 2. Sau mỗi tình huống, GV nêu câu hỏi: Vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình?, tạo cơ hội cho HS giải thích và bày tỏ thái độ với từng tình huống. GV nhắc lại tình huống nhiều HS trả lời chưa phù hợp để điều chỉnh nhận thức và thái độ của HS. GV hướng dẫn HS cách bày tỏ thái độ phù hợp khi thể hiện đồng tình hoặc không đồng tình. 3. GV nhận xét, khen ngợi HS và yêu cầu HS bổ sung thêm tình huống thực tế ở địa phương để bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. 4. GV kết luận trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: Chúng ta cần đồng tình với hành vi nêu được đóng góp và lí do biết ơn người có công với quê hương, đất nước; không đồng tình với hành vi không nêu được đóng góp và lí do biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Khi bày tỏ thái độ không đồng tình, chúng ta cần nhẹ nhàng, | 1. HS lắng nghe hướng dẫn của GV và nhận nhiệm vụ. HS giơ thẻ cảm xúc theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi khi tham gia tương tác với GV. – Tranh 1: Đồng tình. – Tranh 2: Đồng tình. – Tranh 3: Đồng tình. – Tranh 4: Không đồng tình. 2. HS trả lời câu hỏi, bày tỏ thái độ với tình huống. 3. HS chia sẻ những tình huống thực tế ở địa phương. 4. HS lắng nghe GV kết luận. |
9. Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo
Chủ đề 1: Vui ngày khai trường
cKhám phá (… phút) | HĐ2: Nghe nhạc – GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS đọc và tìm hiểu nhạc sĩ sáng tác bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, phân tích hoàn cảnh ra đời của bài hát; nghe bài hát và biểu lộ cảm xúc. – Các nhóm HS đọc tiểu sử, hoàn cảnh ra đời của bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, ghi chép những thông tin cần thiết vào giấy. – Các nhóm trình bày những thông tin đã ghi chép được trong giấy và nêu cảm nhận của nhóm khi nghe bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. |
Luyện tập, thực hành (… phút) | HĐ3: Mảnh ghép âm nhạc – GV chia nhóm cho HS nghe bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây kết hợp với vận động cơ thể và sử dụng tambourine gõ đệm theo mẫu tiết tấu bên dưới: – GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, thành lập 2 nhóm và giao nhiệm vụ: nhóm 1 gõ đệm tambourine, nhóm 2 sử dụng Body percussion luyện tập theo mẫu tiết tấu trên. – Sau 5 phút, GV hướng dẫn HS thành lập 4 nhóm mảnh ghép, luyện tập gõ đệm cho bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây. |
– HS kết hợp hát, chơi nhạc cụ gõ và vận động đệm cho bài hát. GV quan sát và hỗ trợ, kịp thời sửa sai cho các nhóm (nếu có). – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. | |
Vận dụng, trải nghiệm (… phút) | HĐ4: Nghe nhạc và vận động sáng tạo – GV giao nhiệm vụ cho các nhóm sáng tạo một số động tác vận động cơ thể và các mẫu tiết tấu gõ đệm cho bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây. – HS nghe bài hát và suy nghĩ các động tác vận động sáng tạo, các mẫu tiết tấu gõ đệm với nhạc cụ tự chọn, tiến hành luyện tập theo nhóm. – Các nhóm lựa chọn hình thức nghe nhạc kết hợp vận động cơ thể hoặc nghe nhạc kết hợp gõ đệm (khuyến khích HS kết hợp vận động cơ thể và gõ đệm theo mẫu tiết tấu sáng tạo). – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. |
NỘI DUNG: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC Vạch nhịp, ô nhịp | |
Trọng tâm: nhận biết một số kí hiệu ghi chép nhạc trong các bài hát, bản nhạc đã học. YCCĐ: PC2, NLC3, NLÂN4. PP&KTDH: chia nhóm nhỏ, làm việc nhóm,... PP&CCĐG: quan sát, SP của HS. | |
Mở đầu (… phút) | HĐ1: Trò chơi Trái cây âm nhạc – HS chia nhóm quan sát mẫu tiết tấu, sau đó luyện tập bằng cách vỗ tay. – Sau khi HS quen với mẫu tiết tấu, GV tập cho HS thực hiện mẫu tiết tấu bằng hình thức ghép tên của các loại trái cây có 2 chữ vào tiết tấu nốt móc đơn (ô nhịp thứ nhất), ghép tên các loại trái cây có 1 chữ vào tiết tấu nốt đen (ô nhịp thứ 2). Đọc tên các loại trái cây theo đúng tiết tấu. Sầu riêng Măng cụt Chuối Bơ – GV cho các nhóm HS thách đấu, nhóm nào ghép đúng nhiều tên trái cây theo yêu cầu và đọc tên các loại trái cây theo đúng tiết tấu sẽ chiến thắng. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. |
Khám phá (… phút) | HĐ2: Kết bạn với vạch nhịp, ô nhịp – Từ trò chơi, HS nhắc lại khái niệm vạch nhịp, ô nhịp. GV trình chiếu và giới thiệu khái niệm, các ví dụ về vạch nhịp, ô nhịp. HS ghi nhớ và thực hành vẽ vạch nhịp, ô nhịp. – HS quan sát hình, nắm bắt khái niệm vạch nhịp và phân biệt vạch nhịp, vạch nhịp kép. Nêu tác dụng của mỗi loại vạch nhịp. |
– Từ khái niệm của vạch nhịp: HS quan sát hình, nắm bắt khái niệm ô nhịp và chỉ ra đâu là ô nhịp, cách tạo ra ô nhịp. | |
Luyện tập, thực hành (… phút) | HĐ3: Kết nối – GV cho HS quan sát dòng nhạc thứ 2 và thứ 3 của bài hát Đường đến trường vui lắm! và yêu cầu các nhóm thảo luận, xác định số lượng ô nhịp của 2 dòng nhạc. – Các nhóm thảo luận xác định số ô nhịp của dòng nhạc thứ 2 và thứ 3 trong bài hát Đường đến trường vui lắm!. Ghi kết quả vào giấy. – GV cho từng nhóm dán kết quả của mình đã thực hiện lên bảng và trình bày SP. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm và kịp thời sửa sai (nếu có). |
Vận dụng, trải nghiệm (… phút) | HĐ4: Em làm nhạc sĩ – GV cho các nhóm quan sát dòng nhạc đã thiết kế sẵn, có khoá son, số chỉ nhịp, nốt nhạc nhưng chưa có vạch nhịp. Các nhóm quan sát, sau đó kẻ vạch nhịp cho dòng nhạc và trả lời dòng nhạc dưới đây có bao nhiêu ô nhịp. – Nhóm HS kẻ dòng nhạc trên vào giấy, thảo luận chỉ ra vạch nhịp, xác định số ô nhịp. – Các nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận theo yêu cầu của GV. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm và kịp thời sửa sai (nếu có). |
NỘI DUNG: NHẠC CỤ Nhạc cụ tiết tấu: Gõ đệm cho bài hát Đường đến trường vui lắm! | |
Trọng tâm: thực hiện được mẫu gõ đệm bằng trống con cho bài hát Đường đến trường vui lắm!. YCCĐ: NLC2, NLÂN5. PP&KTDH: Dalcroze, Orff-Schulwerk, chia nhóm nhỏ, làm việc nhóm, trình diễn,… PP&CCĐG: quan sát, SP của HS. |
10. Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU
BÀI 1: QUANG CẢNH TRƯỜNG EM
(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
* Sau bài học này, HS sẽ:
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.
- Nêu được sự khác biệt về bề mặt của phù điêu với tranh vẽ
- Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài nhà trường.
- Phân biệt được một số hình thức tạo sản phẩm mĩ thuật trong thực hành sáng tạo.
- Chia sẻ được tình cảm với thầy cô, bạn bè, trường, lớp,..
2. Năng lực.
+ Năng lực chung:
- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
- Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt.
+ Năng lực riêng:
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cách thực hiện để tạo sản phẩm mĩ thuật; nhận biết được góc cảnh đẹp và các hoạt động học tập, vui chơi ở trường học.
- Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Tạo được bức tranh về quang cảnh một góc của trường học bằng cách sử dụng màu vẽ, 2D, 3D.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chỉ ra được chất liệu và đề tài có trong sản phẩm mĩ thuật; chia sẻ tình cảm với thầy cô, bạn bè, trường lớp...
3. Phẩm chất.
- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
- SGV Mĩ thuật lớp 5. SGK, Mĩ thuật lớp 5.
- Kế hoạch dạy học, Giáo án, Giáo án điện tử.
- Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
2. Đối với học sinh.
- SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- GV dẫn dắt vấn đề:
- KHÁM PHÁ.
- Bài học có thể được bắt đầu bằng cách: Quan sát thực tế; quan sát tranh, ảnh, sản phẩm Mĩ thuật; tham gia hoạt động trải nghiệm.
* HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá quang cảnh trường em. | |
Hoạt động của giáo viên. | Hoạt động của học sinh. |
* Hoạt động khởi động. - GV cho HS sinh hoạt đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. * Mục tiêu. - Thông qua hoạt động, gợi mở cho HS nhớ lại những quang cảnh trường học mà các em đang theo học hoặc đã theo học, chia sẻ những kỉ niệm với nơi đó. * Nhiệm vụ của GV. - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh về quan cảnh trường học SHS tr.6 và một số hình ảnh GV cung cấp thêm: * Gợi ý cách tổ chức. - GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, chia sẻ những điều các em ấn tượng về quang cảnh trường em. * Câu hỏi gợi mở. - GV hướng dẫn HS nội dung trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi gợi mở: + Quang cảnh đó ở đâu trong trường học? + Thời gian, không gian em quan sát quang cảnh đó? + Nơi đó có những cảnh vật gì? Màu sắc của cảnh vật tạo cho em cảm giác như thế nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). * Tóm tắt để HS ghi nhớ. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Trường học là nơi chúng ta gắn bó một quãng thời gian rất dài vừa để học tập, sinh hoạt chung như vui chơi, biểu diễn văn nghệ,...cho nên những quang cảnh trong trường học luôn để lại trong em những hình ảnh đẹp. + Các quang cảnh đó có sự biến đổi liên tục tùy thuộc vào thời điểm, không gian các em quan sát và gợi nhớ lại. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát hình ảnh về quan cảnh trường học ở hoạt động 1. | - HS sinh hoạt. - HS quan sát hình ảnh. - HS làm việc nhóm đôi. - HS quan sát hình minh hoạ. - HS đọc SHS. + HS lắng nghe, thực hiện. - HS ghi nhớ.
|
- KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
- Quan sát, trải nghiệm và tìm hiểu cách thể hiện để rút ra kiến thức, kĩ năng.
* HOẠT ĐỘNG 2: Các bước vẽ tranh quang cảnh một góc của trường em. | |
Hoạt động của giáo viên. | Hoạt động của học sinh. |
* Mục tiêu. - Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.7, tìm hiểu và chỉ ra được các bước vẽ tranh quang cảnh một góc trường học. * Nhiệm vụ của GV. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình minh họa SHS tr.7. * Gợi ý cách tổ chức. - GV yêu cầu HS tìm hiểu và chỉ ra các bước vẽ tranh quang cảnh một góc trường học theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa. * Câu hỏi gợi mở. - GV hướng dẫn, nêu câu hỏi gợi mở cho HS: + Nêu các bước vẽ tranh quang cảnh trường học + Hình minh họa có những cảnh vật, nhân vật nào? Ở đâu? + Vẽ màu cho bức tranh như thế nào để thể hiện được không gian ở xa, ở gần? + Các nhân vật trong tranh nên vẽ trước hay vẽ sau khi vẽ không gian của bức tranh? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các bước vẽ tranh phong cảnh: - Bước 1: Vẽ phác một góc khung cảnh trường học. - Bước 2: Vẽ thêm hoạt động của học sinh trong khung cảnh. - Bước 3: Vẽ màu với hòa sắc tươi sáng cho bức tranh. - Bước 4: Vẽ thêm chi tiết, hoàn thiện tranh. + Màu sắc và đậm nhạt có thể diễn tả được không gian xa, gần trong tranh. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã biếtcách chỉ ra các bước vẽ tranh quang cảnh một góc trường học theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa ở hoạt động 2. | - HS quan sát tranh mẫu. - HS thực hành vẽ theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm trước lớp. - HS trao đổi, thảo luận theo nhóm. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Bổ sung:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo - Bản 2
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ
BÀI 1: NGÀY HÈ
(Thời lượng tiết 2 – Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
* Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được hình ảnh, hoạt động, trò chơi gắn với tuổi thơ trong ngày hè.
Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản, lập lại,...trong thực hành, sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật.
- Phân tích, đánh giá được sản phẩm mì thuật của mình và của bạn.
Biết chia sẻ và gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống trong hoạt động ngày hè.
1. Về phẩm chất.
- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.
2. Về năng lực.
2.1. Năng lực đặc thù môn học.
+ Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được tên hoạt động, trò chơi gắn với tuổi thơ trong ngày hè.
+ Sáng tạo vào ứng dụng thẩm mĩ: Tạo được bức tranh về ngày hè bằng cách in hoặc vẽ.
+ Phân tích đánh giá thẩm mĩ: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm mĩ thuật; chia sẻ với bạn bè về nguyên lí cân bằng, tương phản lặp lại ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.
2.2. Năng lực chung.
+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
+ Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét sản phẩm,…
+ Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều để áp dụng vào bài thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
+ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập đánh giá.
+ Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
- SGV, Mĩ thuật lớp 5. SGK, Mĩ thuật lớp 5. Kế hoạch bày dạy.
- Giáo án, Kế hoạch dạy học, máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
- Một số sản phẩm về chữ và hình có sử dụng trang trí.
- Một số sản phẩm Mĩ thuật của HS với chủ đề
2. Học sinh.
- SGK. VBT
- Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,…), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,…
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến chủ đề bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Kế hoạch học tập.
Tiết | Bài | Nội dung | Hoạt động |
1 |
Bài 1: | - Quan sát và nhận thức. - Thực hành và sáng tạo. - Phân tích và đánh giá. - Vận dụng. | |
2 | Bài 1:
| ||
3 | Bài 2: | - Quan sát và nhận thức. - Thực hành và sáng tạo. - Phân tích và đánh giá. - Vận dụng. | |
4 | Bài 2: |
- Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS, GV có thể chủ động điều chỉnh nội dung, linh hoạt bố trí thời gian thực hiện hoạt động ở mỗi tiết cho phù hợp nhưng phải đảm bảo HS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong chủ đề.
2. QUAN SÁT – NHẬN THỨC.
- Là hoạt động quan sát thực tế, trảnh, ảnh, sản phẩm Mĩ thuật nhằm khám phá nhận thức thẩm mĩ.
* HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá cảnh đẹp quê hương đất nước. | |
Hoạt động của giáo viên. | Hoạt động của học sinh. |
* Khởi động. - GV cho HS sinh hoạt đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. * Mục tiêu. - Thông qua hoạt động, gợi mở cho HS nhận diện và nêu tên và đặc điểm các trò chơi, hoạt động. * Nội dung hoạt động. - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh về các hoạt động, trò chơi SHS tr.6 và một số hình ảnh GV cung cấp thêm: + Kéo co. + Bịt mắt bắt dê. + Tập võ. + Rồng rắn lên mây. + Dung dăng dung dẻ. + Đi biển mùa hè. + Thả diều. + Dọn vệ sinh môi trường. * Sản phẩm học tập. - GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, chia sẻ những điều các em ấn tượng về trò chơi, hoạt động. * Tổ chức hoạt động. - GV hướng dẫn HS nội dung trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi gợi mở: + Các các trò chơi hoạt động có tên gọi là gì? + Những trò chơi, hoạt động có đặc điểm gì? + Em đã từng tham gia các hoạt động, trò chơi đó chưa? Em cảm thấy thế nào khi tham gia vào trò chơi, hoạt động đó? - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các trò chơi hầu hết là các trò chơi dân gian gắn liền với đời sống của con người. trò chơi là hoạt động thư giãn, giải trí bổ ích đồng thời là một hình thức giáo dục đơn giản, hiệu quả. Các hoạt động khác cũng góp phần nâng cao thể chất, tinh thần đoàn kết, cải thiện các kĩ năng xã hội. Tất cả các hoạt động, trò chơi trên rất thích hợp đối với học sinh nhất là trong kì nghỉ mùa hè. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết cách quan sát hình ảnh về các hoạt động, trò chơi SHS tr.6 và một số hình ảnh GV cung cấp ở hoạt động 1. | - HS sinh hoạt. - HS quan sát hình ảnh. - HS làm việc nhóm đôi. - HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, ghi nhớ. |
11. Giáo án Giáo dục Thể chất lớp 5 Chân trời sáng tạo
Chủ đề: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Bài 1: Chủ đề: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Thời gian thực hiện: 4 tiết (35 phút/tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực thể chất:
− Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết phối hợp với bạn trong lớp khi thực hiện các bài tập phối hợp đội hình đội ngũ. Biết nhận xét và giúp đỡ bạn cùng tập sửa lỗi sai trong quá trình tập luyện.
− Năng lực giải quyết vấn đề − sáng tạo: Vận dụng được các nội dung
− Năng lực chăm sóc sức khoẻ: Biết thực hiện theo hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng trong tập luyện nhằm tăng khả năng vận động.
− Năng lực vận động cơ bản: Thực hiện được các nội dung phối hợp tập hợp hàng dọc, tập hợp hàng ngang, dóng hàng dọc – hàng ngang, điểm số hàng dọc – hàng ngang, quay các hướng, dàn hàng, dồn hàng. Biết quan sát tranh, ảnh và động tác mẫu của GV.
− Năng lực hoạt động thể dục thể thao: Biết trình diễn nhóm, thi đua trong trò chơi vận động.
1.2. Năng lực chung:
− Năng lực tự chủ và tự học: Biết sử dụng sách giáo khoa để phục vụ bài học. Tự giác trong quá trình tập luyện và tham gia trò chơi vận động. Thực hiện được các yêu cầu của GV đưa ra trong buổi học.
phối hợp đội hình hàng dọc, phối hợp đội hình hàng ngang trong tập luyện và trò chơi vận động.
2. Phẩm chất:
− Chăm chỉ, ham học hỏi, tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện đội hình đội ngũ và các trò chơi vận động.
− Tự giác, có ý thức trách nhiệm đối với tập thể và hoàn thành lượng vận động của buổi tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
− Địa điểm: Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, an toàn, không ẩm ướt hay trơn trượt.
− Dụng cụ: Còi, đồng hồ bấm giờ, vạch mức, phấn, bóng, rổ đựng bóng, thảm dấu chân, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu | Nội dung | Sản phẩm | Tổ chức hoạt động |
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU | |||
− Tiếp nhận nhiệm vụ học tập. − Làm nóng cơ thể, tạo tâm thế sẵn sàng cho người học. | − Nhận lớp: + Thăm hỏi sức khoẻ của HS, phổ biến yêu cầu của buổi học. − Khởi động: + Xoay các khớp: Xoay cổ, xoay khuỷu tay, xoay vai, xoay cánh tay, xoay hông, xoay cổ tay – cổ chân theo nhịp đếm hoặc theo nhạc. + Căng cơ: Thực hiện các động tác ép dẻo dọc, ép dẻo ngang theo nhịp đếm hoặc theo nhạc. − Trò chơi hỗ trợ khởi động Tung bóng tiếp sức + Chuẩn bị: Bóng, vạch giới hạn. | − Tiếp nhận được nhiệm vụ học tập. − Hoàn thành các hoạt động khởi động chung và các bài khởi động chuyên môn. | * Chuyển giao nhiệm vụ học tập − GV sử dụng phương pháp lời nói: Nhận lớp, thăm hỏi sức khoẻ HS, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. − GV sử dụng phương pháp trực quan: Làm mẫu các động tác khởi động xoay các khớp và căng cơ; tập luyện kĩ thuật, làm mẫu hướng dẫn HS khởi động cơ thể trên nền nhạc. − GV sử dụng phương pháp trò chơi: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi khởi động “Tung bóng tiếp sức”. * Thực hiện nhiệm vụ học tập − HS quan sát, lắng nghe và nhận nhiệm vụ: |
+ Cách chơi: GV chia HS thành 2 đội chơi, mỗi đội xếp thành hai hàng dọc đứng đối diện, cách nhau khoảng 5 – 7 m. Bạn đầu hàng lần lượt tung bóng cho bạn đối diện rồi chạy về phía cuối hàng đứng để bạn tiếp theo thực hiện. Đội hoàn thành xong trước là đội chiến thắng. | − HS khởi động theo đội hình 4 hàng ngang dãn cách so le: − HS tham gia trò chơi hỗ trợ khởi động: * Đánh giá kết quả thực hiện − Báo cáo kết quả: HS tự giác, tích cực hoàn thành các hoạt động khởi động. − Phương án đánh giá: GV sử dụng phương pháp quan sát. | ||
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | |||
− Biết quan sát tranh, ảnh và động tác mẫu của GV. – HS nhớ tên và biết thực hiện các nội dung phối hợp | 1. Phối hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay các hướng Tập hợp hàng dọc – Khẩu lệnh: “Thành 1 (2, 3, 4, ...) hàng dọc... Tập hợp!”. – Động tác: Sau khi phát khẩu lệnh, người chỉ huy (GV hoặc nhóm trưởng) đứng quay người về phía định tập hợp và đưa tay phải ra trước chỉ hướng cho | * Chuyển giao nhiệm vụ học tập − GV sử dụng phương pháp lời nói, trực quan: Phổ biến nhiệm vụ, giới thiệu, phân tích, thị phạm các động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc, tư thế đứng nghỉ, đứng nghiêm. |
tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc, tư thế đứng nghỉ, đứng nghiêm, quay phải, quay trái và quay sau. | HS tập hợp. Tổ trưởng tổ 1 nhanh chóng đứng đối diện và cách người chỉ huy một cánh tay. Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4,... lần lượt đứng bên trái và cách tổ trưởng tổ 1 một khuỷu tay. Các thành viên của từng tổ lần lượt tập trung theo thứ tự từ thấp đến cao sau tổ trưởng của mình. Dóng hàng dọc – Khẩu lệnh: “Nhìn trước... Thẳng!”. – Động tác: Tổ trưởng tổ 1 đứng ngay ngắn, tay phải giơ lên cao, mắt nhìn thẳng. Các thành viên tổ 1 đưa tay trái ra trước, đặt đầu ngón tay chạm vào vai bạn phía trước để đảm bảo cự li, đồng thời nhìn vào gáy bạn phía trước để dóng hàng cho thẳng. Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4,... lần lượt chống tay phải vào hông và di chuyển sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người đứng bên phải, đồng thời chỉnh hàng ngang cho thẳng. Các thành viên tổ 2, 3, 4,... nhìn các tổ viên của tổ 1 để dóng hàng ngang và nhìn người đứng trước để dóng hàng dọc (không cần đưa tay ra trước để dóng hàng như tổ 1). | − HS nhận biết được cách thực hiện các động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc, tư thế đứng nghỉ, đứng nghiêm. | − GV sử dụng phương pháp luyện tập nhóm, lời nói, trực quan: GV mời một nhóm gồm 10 HS đại diện cho lớp lần lượt thực hiện, sau đó mời các HS còn lại nhận xét. − GV sử dụng phương pháp lời nói, phương pháp trực quan: Nhận xét, lưu ý lỗi sai và cách sửa, hướng dẫn cả lớp thực hiện động tác kết hợp sửa sai. * Thực hiện nhiệm vụ học tập − HS chú ý lắng nghe, quan sát và ghi nhớ động tác: GV − Đại diện lớp lên thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV, những HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét: * Đánh giá kết quả thực hiện − Báo cáo kết quả: HS nhớ tên và thực hiện được động tác theo hướng dẫn và trả lời các câu hỏi của GV. − Phương án đánh giá: GV đánh giá bằng phương pháp quan sát, đặt câu hỏi. |
Tài liệu rất dài, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ nhé!
Chi tiết:
- Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (Học kì 1)
- Giáo án Tin học lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Mĩ thuật lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Công nghệ lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Giáo dục Thể chất lớp 5 Chân trời sáng tạo