Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức (Học kì 1)

Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức kì 1

Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức (Học kì 1) là tài liệu dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường, được soạn chuẩn theo mẫu công văn mới nhất, bám sát nội dung các bài học trong SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1, giúp thầy cô có những tiết dạy chất lượng nhất. Mời các bạn cũng tham khảo và tải về Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức kì 1 đầy đủ.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ
ÔN TẬP BÀI 1
Bài đọc: Thanh âm của gió

Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Thanh âm của gió.

- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được danh từ, động từ, tính từ.

- Nắm được cấu tạo và viết được bài văn kể chuyện sáng tạo.

2. Năng lực

Năng lực chung:

­ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.

- Biết nhận diện, nắm được đặc điểm của các từ loại.

- Biết được cấu tạo, bố cục của bài văn kể chuyện sáng tạo.

3. Phẩm chất:

- Biết cách quan sát sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, rèn luyện năng lực tưởng tượng, sáng tạo và trân trọng mọi thứ xung quanh.

- Biết yêu con người, yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh:

- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video Hoạt động ngoài trời của trường Mầm non Sơn ca và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các hoạt động ngoài trời có trong đoạn video?

https://www.youtube.com/watch?v=DayoGuK-IqI&t=23s

- GV mời 1 HS đại diễn mỗi nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Các hoạt động ngoài trời của học sinh: múa hát bài Mùa hè đến, quan sát và miêu tả cây phượng, quan sát và gọi tên các loài cá, chăm sóc cây cảnh, quan sát và trả lời các câu hỏi liên quan về cây lúa.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 1 – Ôn tập Bài 1:

+ Bài đọc: Thanh âm của gió.

+ Luyện từ và câu: danh từ, động từ, tính từ.

+ Viết: Bài văn kể chuyện sáng tạo.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Thanh âm của gió.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Thanh âm của gió với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi, truyền cảm; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở các câu thoại của các nhân vật.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn.

- GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về danh từ, động từ, tính từ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

+ Danh từ, động từ, tính từ là gì?

+ Cách phân biệt danh từ, động từ, tính từ dễ bị lẫn lộn?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn kể chuyện sáng tạo.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Bài văn kể chuyện sáng tạo gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Thanh âm của gió.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

 

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Thanh âm của gió, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn tập lại định nghĩa danh từ, động từ, tính từ và tự tìm kiếm các ví dụ về các loại từ đó.

+ Tự kể lại một câu chuyện sáng tạo.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

- HS trả lời.

+ Khái niệm:

Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự việc.

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự việc, hoạt động, trạng thái,…

+ Cách phân biệt:

Danh từ có khả năng kết hợp các từ chỉ số lượng như: mọi, mỗi, các, những,…. ở phía trước

Động từ có khả năng kết hợp các phụ từ như: hãy, đừng chớ,… ở phía trước

Tính từ có khả năng kết hợp các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá,… ở phía trước

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

Bài văn kể chuyện sáng tạo gồm 3 phần:

1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

2. Thân bài: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

C

C

A

B

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

Tập thể dục : Ngoài sân trường, lớp 5 đang tập thể dục
Chạy : Lớp em đang chạy 3 vòng quanh sân trường
Đá cầu : Các bạn nam đang tập đá cầu

Bài 2:

Danh từ

Động từ

Tính từ

Sân khấu, vòm trời, nhạc công

Thổi kèn

Náo nhiệt, lá biếc

Bài 3:

- Danh từ: một cái bóng, mặt bàn, con mèo, bà chàng, chàng, con vật, cái đuôi, 2 mắt, người
- Động từ: xuống, chơi đùa, nép chân,, phe phấy, vụt ra
- Tính từ lẹ làng, ngọc thạch xanh dương

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

a. Tác giả đã miêu tả nhân vật tôi trong những năm tháng còn đi học.

b. Những kỉ niệm đáng nhớ: đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

ÔN TẬP BÀI 2
Bài đọc: Cánh đồng hoa

Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Cánh đồng hoa.

- Nắm được cấu tạo và viết được bài văn kể chuyện sáng tạo.

2. Năng lực

Năng lực chung:

­ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về phần Viết).

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.

- Nắm được cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

3. Phẩm chất:

- Biết bảo vệ môi trường sống xung quanh, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp.

- Biết yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu môi trường sống xung quanh

- Biết cách trân trọng những kí ức, kỉ niệm tươi đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, VBT Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập số 1.

2. Đối với học sinh:

- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp có trong video?

https://www.youtube.com/watch?v=Afq6uSV_bxQ

- GV mời 1 HS đại diễn mối nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV gợi ý, nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Những biện pháp bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp là: phân loại rác thải, tiết kiệm nguồn nước sạch, trồng và bảo vệ rừng, chăm sóc cây xanh xung quanh chúng ta, .

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 1 – Ôn tập Bài 2:

+ Bài đọc: Cánh đồng hoa.

+ Viết: Bài văn kể chuyện sáng tạo.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Cánh đồng hoa.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Cánh đồng hoa với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi, truyền cảm; đọc phân biệt giọng nhân vật; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, thể hiện được sự lắng đọng, chan chứa cảm xúc, tâm sự của nhân vật khi nhớ lại và miêu tả khung cảnh thiên nhiên về nơi mình từng sinh ra và lớn lên.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Bài văn kể chuyện sáng tạo thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Cánh đồng hoa.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

 

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

 

 

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Cánh đồng hoa, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Quan sát và tự kể lại câu chuyện sáng tạo.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

Bài văn kể chuyện sáng tạo thường gồm ba phần:

1. Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện.

2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai .

3. Kết bài: Kể kết thúc của câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật.

- HS chú ý lắng nghe.

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

A

D

A

D

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

a.

Trước khi có chuyện lạ xảy ra, vùng quê ấy có những nông trại trù phú với cánh đồng lúa và những sườn đồi trồng cây ăn quả, nơi mà mỗi độ xuân về, từng đám hoa trắng phủ đầy trên cánh đồng xanh bát ngát. Mùa đông đến, hai bên đường vẫn rất đẹp với vô số những loài chim từ khắp nơi bay đến ăn quả mọng và hạt của cỏ dại mọc trên tuyết. Vùng quê này nổi tiếng vì số lượng các loài chim rất nhiều và đa dạng. Đến mùa xuân và mùa thu, khi lũ chim di cư tràn về, du khách từ khắp nơi xa xôi tìm đến để ngắm nhìn chúng.

b.

Sau khi có chuyện lạ xảy ra, những căn bệnh không rõ nguyên nhân quét ngang qua đàn gà, bầy gia súc và cừu ốm dần rồi chết. Không khí chết chóc bao trùm khắp nơi. Các bác nông dân bảo nhau về những căn bệnh mà gia đình họ mắc phải. Bác sĩ trong thị trấn càng lúc càng căng thẳng hơn vì bệnh nhân của họ mắc nhiều bệnh lạ. Người lớn, và ngay cả trẻ nhỏ khi đang chơi đùa đột nhiên trở bệnh nặng rồi chết sau một vài giờ; hàng loạt cái chết đột ngột như thế mà chẳng rõ nguyên nhân; mấy chú chim cũng vì kiệt sức mà chết.

c.

Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch rất cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khỏe mạnh. Môi trường giúp con người, động vật và những sinh vật sống khác lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. Nhưng hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị rối loạn bằng nhiều cách khác nhau. Bất cứ hình thức làm rối loạn sự cân bằng tự nhiên nào cũng đều ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường. Điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của con người mà còn ảnh hường đến tất cả mọi sinh vật sống. Chúng ta có thể bảo vệ môi trường của chúng ta bằng các hành động nhỏ của mọi người trên Trái Đất. Chúng ta nên giảm lượng rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định… và nhiều cách đơn giản khác. Bảo vệ môi trường cho sự sinh tồn của nhân loại là điều rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ môi trường, chúng ta đang bảo vệ chính bản thân mình và cả tương lai của chúng ta nữa. Hãy chung tay vì một môi trường xanh-sạch-đẹp. Các bạn có thích một thế giới không có rác thải không nhỉ?

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Trên đây là một phần tài liệu.

Mời các bạn Tải về để lấy đầy đủ Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức (Học kì 1).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Giáo án điện tử Tiếng việt 5

Xem thêm
Đóng
Đây là tài liệu cao cấp chỉ dành cho thành viên VnDoc ProPlus: Tải tất cả tài liệu có trên VnDoc, làm trắc nghiệm không giới hạn! Tìm hiểu thêm
Tải nhanh tài liệu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức (Học kì 1) Đây là Tài liệu chỉ dành cho Thành viên VnDoc ProPlus.
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng