Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Đạo đức lớp 5 Cánh diều

Giáo án lớp 5 môn Đạo đức sách Cánh Diều

Giáo án môn Đạo đức lớp 5 sách Cánh Diều là kế hoạch bài dạy lớp 5 môn Đạo đức được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa mới, mời các bạn tham khảo. Mời các bạn cùng tải giáo án lớp 5 này về.

Dưới đây là mẫu giáo án lớp 5 môn Đạo đức sách Cánh Diều. VnDoc sẽ cập nhật bản cả năm một cách nhanh nhất!

CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

BÀI 1: EM BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

(4 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên và những đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước
  • Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
  • Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.

Phẩm chất

  • Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

3. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

3.1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 5.
  • Bộ tranh về biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
  • Bài hát Nhớ ơn Bác (sáng tác Phan Huỳnh Điểu).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

3. 2. Đối với học sinh

  • SHS Đạo đức 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Nhớ ơn Bác (sáng tác Phan Huỳnh Điểu).

https://www.youtube.com/watch?v=Gh6-fD0Tyi8

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Ai là người được nhắc tới trong bài hát?

+ Cảm xúc của em như thế nào khi nghe hoặc hát bài hát trên?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Trong bài hát, người được nhắc tới là Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

+ Bài hát gợi lên trong em tình yêu, lòng biết ơn đối với Bác Hồ đồng thời thể hiện tình cảm vô bờ của Bác dành cho thiếu niên nhi đồng. Bác đã đem lại cho chúng em cuộc sống hòa bình, ấm no, được cắp sách đến trường.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những công lao to lớn của Bác, chúng ta mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hiện tại. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Bài học Em biết ơn những người có công với quê hương, đất nước” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn họ thông qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng những lời nói, việc làm cụ thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: HS nêu được tên một số nhân vật và những đóng góp của họ cho quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK tr.5 – 6

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:Các nhân vật trên có đóng góp gì cho quê hương, đất nước?

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 – 6 HS để thảo luận, trao đổi, thống nhất câu trả lời theo mẫu sau:

STT

Nhân vật

Đóng góp

1

Vua Hùng

2

Hai Bà Trưng

3

Anh hùng Nguyễn Viết Xuân

4

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam 2023

5

Nhạc sĩ Văn Cao

6

Giáo sư – Bác sĩ Tôn Thất Tùng

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án tham khảo:

STT

Nhân vật

Đóng góp

1

Vua Hùng

Là những vị vua có công dựng nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nước của người Việt cổ

2

Hai Bà Trưng

Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

3

Anh hùng Nguyễn Viết Xuân

Là chỉ huy dũng cảm động viên, khích lệ, chỉ đạo các chiến sĩ chiến đấu với quân địch với khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù, bắn”. Dù bị thương, anh yêu cầu y tá cắt một bên chân để tiếp tục chiến đấu và hy sinh sau khi trận chiến kết thúc.

4

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam 2023

Giành huy chương vàng Đại hội thể thao Đông Nam Á 2023, lần đầu tiên giành quyền tham dự FIFA World Cup nữ 2023.

5

Nhạc sĩ Văn Cao

Nhạc sĩ với nhiều ca khúc nổi tiếng đặc biệt là ca khúc Tiến quân ca, quốc ca chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

6

Bác sĩ Tôn Thất Tùng

Vị giáo sư tài ba của nền y học Việt Nam không chỉ xây dựng nền móng cho nền y học Việt Nam hiện đại mà còn sản xuất thành công Penicillin, và phương pháp “cắt gan có kế hoạch”

- GV yêu cầu HS: Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước mà em biết.

- GV mời HS giơ tay phát biểu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thanh Tùng.

+ Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền – người xây dựng và đóng góp cho sự phát triển của trường Đoàn Thị Điểm, nơi sản sinh ra thế hệ học trò xuất sắc cho đất nước...

- GV cho HS xem video về những người có công với quê hương, đất nước: ( 0:15 đến 6:39)

https://www.youtube.com/watch?v=vqvXYvF4Yes

Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện “Lý Tự Trọng – Sống mãi tên anh” SGK tr.6 rồi thảo luận theo nhóm đôi.

- GV mời 1 HS đọc to câu chuyện trước lớp. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo để nắm nội dung câu chuyện.

- GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm đôi:

+ Lý Tự Trọng đã đóng góp gì cho quê hương, đất nước?

+ Vì sao chúng ta phải biết ơn những người có công với quê hương đất nước?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV ghi nhận đáp án hợp lí:

+ Lý Tự Trọng không chỉ có đóng góp trong việc vận chuyển tài liệu của cách mạng mà còn dũng cảm bảo vệ đồng chí, đồng đội trước nòng súng của quân thù. Khi bị giặc bắt, tra tấn dã man và đưa ra xử tử nhưng anh vẫn kiên cường bảo vệ con đường cách mạng.

+ Chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước bởi chúng ta cần gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc có từ bao đời nay đồng thời thể hiện sự trân trọng những công lao, đóng góp đó đã tạo nên một đất nước hòa bình, phát triển mà chúng ta đang có ngày hôm nay.

- GV cho HS xem thêm video về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi:

https://www.youtube.com/watch?v=a2qskJlie1k

Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận

a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh 1 – 6 SHS tr. 7 - 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những lời nói, việc làm của các bạn trong tranh thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với quê hương, đất nước.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Trường hợp

Những lời nói, việc làm của các bạn trong tranh thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với quê hương, đất nước.

1

Dân hương, dâng hoa lên đài tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ.

2

Thăm hỏi, động viên người có công và người thân của người có công với đất nước.

3

Tham quan bảo tàng, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của cha anh, dân tộc.

4

Học tập và rèn luyện theo tấm gương tích cực của những người có công với đất nước, quê hương.

5

Hát những ca khúc ngợi ca về anh hùng, quê hương, đất nước.

6

Tìm hiểu, kể chuyện về người có công với quê hương, đất nước.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn với người có công với quê hương, đất nước?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án đúng:

+ Xây nhà tình nghĩa cho thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ.

+ Phong tặng, truy tặng huân chương, huy hiệu cho chiến công của anh hùng, người có công...

- GV kết luận: Người có công với quê hương đất nước đã góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, tích cực hơn cho chúng ta ngày hôm nay. Vì vậy, chúng ta cần kính trọng, biết ơn người người có công với quê hương, đất nước bằng thái độ, lời nói và việc làm phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

Bài tập trắc nghiệm:

- GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Đâu được xem là người có công với đất nước?

A. Anh hùng, liệt sĩ.

B. Các nghệ sĩ.

C. Các ca sĩ.

D. Người lao động.

Câu 2: Đâu không phải là người có công với quê hương đất nước?

A. Bác Hồ

B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

C. Tổng giám đốc công ty có vốn nước ngoài.

D. Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ.

Câu 3: Đâu không phải hành động thể hiện sự biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước?

A. Dân hương, dâng hoa lên đài tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ.

B. Thực hiện các dự án thiện nguyện giúp đỡ trẻ em khó khăn.

C. Học tập và rèn luyện theo tấm gương tích cực của những người có công với đất nước, quê hương.

D. Tìm hiểu, kể chuyện về người có công với quê hương, đất nước.

Câu 4: Em đồng tình với ý kiến nào?

A. Chỉ cần quan tâm các thương, bệnh binh là thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

B. Tất cả mọi người lao động đều là người có công với quê hương, đất nước.

C. Phấn đấu trở thành lãnh đạo mới thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

D. Biết ơn người có công với quê hương đất nước thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Câu 5: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện lòng biết ơn.

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

C. Vàng gió, đỏ mưa.

D. Có công mài sắt có ngày nên kim.

- GV mời 2 -3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

B

D

A

Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để nhận xét các ý kiến.

Em hãy đưa ra nhận xét của mình trong các tình huống sau đây và giải thích lí do của mình.

- GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Em đồng tình vì các thương binh liệt sĩ đã góp phần bảo vệ quê hương đất nước. Việc biết ơn họ thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

b. Em đồng tình vì những người có công với quê hương đã không quản ngại hy sinh lợi ích riêng của bản thân để giúp cuộc sống thay đổi tốt đẹp hơn.

c. Em không đồng tình bởi việc quan tâm, hỏi han và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày là việc học sinh có thể làm để thể hiện lòng biết ơn với thương binh và gia đình họ.

d. Em đồng tình vì việc cư xử đúng mực, có thái độ tôn trọng người có công là thể hiện sự biết ơn.

e. Em đông tình vì việc rèn luyện giúp bản thân hoàn thiện, đóng góp cho sự phát triển của xã hội, tiếp nối công lao của người đi trước.

g. Em không đồng tình bởi không chỉ những anh hùng, liệt sĩ hi sinh mới được coi là người có công với đất nước.

Bài tập 2: Đưa ra ý kiến

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

a. Đồng tình vì việc chăm sóc người thân của liệt sĩ chính là việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Đồng tình vì việc trở thành một công dân có ích cho xã hội, mang lại vinh quang về cho tổ quốc thông qua việc trở thành vận động viên cầu lông.

c. Đồng tình vì việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và truyền bá đến thế giới cũng là việc thể hiện sự biết ơn đối với những người nghệ nhân tạo nên nét đẹp cho đất nước.

d. Đồng tình vì việc giới thiệu về danh nhân văn hóa thế giới của nước nhà thể hiện sự hiểu biết và ngưỡng mộ đối với người đó.

Bài tập 3: Xử lí tình huống

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống 1.

Trong buổi thảo luận về chủ đề Thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, Nam cho rằng, học sinh cần chăm chỉ học tập, rèn đức luyện tài để trở thành người giúp ích cho đất nước. Nga thì cho rằng, học sinh còn nhỏ nên chỉ cần trân trọng, ghi ơn những người tham gia chống giặc ngoại xâm là đủ. Nếu là thành viên của lớp, em sẽ đưa ra ý kiến của mình như thế nào?

+ Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống 2.

Mẹ của Lam là giáo viên xung phong đi giảng dạy ở vùng hải đảo. Lam ở nhà với bà. Các bạn trong lớp đều rất cảm phục và muốn giúp đỡ Lam, nhưng chưa biết phải làm thế nào. Nếu là thành viên của lớp, em sẽ đề xuất cách gì để giúp đỡ Lam?

+ Nhóm 3: Đọc và xử lí tình huống 3.

Nhân kỉ niệm ngày Giải phóng miền Nam, cô giáo lên kế hoạch tổ chức đến thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Các bạn đều rất nhiệt tình, riêng Long không tham gia vì bận đi đá bóng. Nếu là bạn cùng lớp với Long, em sẽ nói gì với Long?

- GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, đóng vai và xử lí tình huống.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tình huống 1: Em nêu ra sự đồng tình với ý kiến của cả hai bạn tuy nhiên hai bạn cần thay đổi ý kiến của bản thân. Vừa phải tích cực rèn luyện để trở thành người có ích đồng thời luôn trân trọng, ghi ơn những người có công chống giặc ngoại xâm.

+ Tình huống 2: Các bạn nên giải thích cho Lam hiểu việc mẹ Lam đang làm là công việc vô cùng thiêng liêng, đáng trân trọng, khô chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ trước mà còn là tấm gương sáng cho thế hệ sau. Các bạn nên động viên, giúp đỡ Lam trong học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày để bạn tự hào về mẹ và cố hơn mỗi ngày.

+ Tình huống 3: Các bạn nên giải thích cho Long về ngày kỉ niệm quan trọng này thể hiện sự tri ân, kỉ niệm thành công, chiến thắng của dân tộc bằng sự hy sinh của cha anh. Đi đá bóng có thể có rất nhiều cơ hội nhưng ngày này trong năm chỉ diễn ra một lần.

+ Tình huống d: Thu nên giải thích chi bố mẹ nghe việc làm đó không hề ảnh hưởng đến việc học tập của em và hứa sẽ hoàn thành và đảm bảo việc học.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước.

b. Cách tiến hành

Bài tập 1

- GV tổ chức cho HS: Em hãy thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước bằng việc làm phù hợp.

- GV gợi ý cho HS một số hình thức thể hiện:

+ Viết, vẽ tranh, thiết kế áp phích.

+ Làm thơ tặng các chú bộ đội ở biên giới hải đảo nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12...

Bài tập 2

- GV chia HS làm các nhóm (4 HS/ nhóm).

- GV hướng dẫn các nhóm sưu tầm hình ảnh và đóng góp của một người có công với quê hương đất nước mà em biết.

- GV gợi ý cho HS một số sản phẩm:

+ Viết đoạn văn.

+ Vẽ tranh.

+ Thiết kế poster...

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

Bài tập 3:

- GV khuyến khích HS nhắc nhở bạn bè thể hiện lòng biết ơn với những người có công với quê hương đất nước.

- GV chia sẻ lời khuyên cho HS:

Biết ơn người có lông lao

Làm nên đất nước tự hào hôm nay

Luyện tài, rèn đức mỗi ngày

Mai sau khôn lớn, dựng xây nước nhà.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Em biết ơn người có công với quê hương, đất nước.

+ Thể hiện được lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

+ Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

+ Đọc trước Bài 2 – Tôn trọng sự khác biệt của người khác (SHS tr.11).

- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

- HS làm việc nhóm đôi,

- HS đọc chuyện trước lớp.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc theo nhóm và tình huống được giao.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thực hiện theo nhóm.

- HS thực hiện.

- HS tham khảo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Bài: SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

- Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí.

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị:.

- Phiếu bài tập trắc nghiệm .

2. HS chuẩn bị:

- Thẻ chữ cái đúng- sai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(Tiết 1)

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

I. KHỞI ĐỘNG:

Cách chơi : Học sinh lựa chọn một ô số, mỗi ô số tương ứng với một sản phẩm. Học sinh đoán đúng giá hoặc thấp hơn gần nhất với giá của sản phổm sẽ là người chiến thắng

- GV giới thiệu bài.

HS tham gia chơi trò chơi

Giáo án Đạo đức 5 Cánh Diều

2. Khám phá: (28phút)

2.1: Quan sát tranh .

* Mục tiêu: Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí

* Cách tiến hành:HS Quan sát tranh

a. Các bạn trong tranh nào biết sử dụng tiền hợp lí? vì sao?

b. Hãy kể thêm các biểu hiện sử dụng tiền hợp lí khác mà em biết .

2.2 Xử lí tình huống:

a. Hà và Bằng đã sử dụng tiền vào những việc gì? Việc sử dụng tiền của Hà và Bằng đã dẫn đến diều gì?

b/ Vì sao phải sử dụng tiền hợp lý ?

Luyện tập : Thực hiện trả lời câu hỏi trắc nghiệm Bài 1 , 2

1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

2. Xử lí tình huống

Tình huống 1

Na và Lan đạt giải trong cuộc thi Ô-lim-píc (Olympic) tiếng Anh và được tiền thưởng. Na rủ Lan tới trung tâm thương mại để mua sắm. Lan cũng rất thích nhưng phân vân vì gia đình Lan còn khó khân.

? Nếu là Lan, em sẽ sử dụng số tiền thưởng của mình như thế nào?

Tình huống 2

Bố ra điều kiện, khi nào Tuấn để dành được 300 000 đổng, bố sẽ thêm tiền để mua cho bạn một chiếc xe đạp. Hôm nay là ngày Tuấn đã để dành đủ số tiền trên. Nhưng trên đường di học về, Tuấn lại gặp một ngưởi bán món đồ chơi mà bạn đã muốn có từ lâu. Tuấn phân vân có nên mua đồ chơi đó hay không.

? Nếu là Tuấn, em sẽ làm gì? vì sao?

Tình huống 3

Thấy chiếc mũ màu đỏ trong cửa hàng, Linh nói với Huệ: “Tớ sẽ dùng số tiền còn lại để mua chiếc mũ này”. Huệ nói: “Mình thấy chiếc mũ này ở cửa hàng khác giá rẻ hơn”.

? Nếu là Linh, em sẽ làm gì? Vì sao?

Tình huống 4

Mẹ cho Nga tiền để mua bộ váy mới tham gia hội diễn ở trường. Nhưng Nga thấy chị Hằng cũng có bộ váy tương tự. Nga bân khoăn nên sử dụng số tiền mẹ cho để mua bộ váy mới hay mượn bộ váy của chị Hằng ?

-Nếu là Nga, em sẽ làm gì? Vì sao?

Chia sẻ về cách sử dụng tiền hợp lí.

* Mục tiêu: - Chia sẻ về những biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí. Giải thích được vì sao cần phải sử dụng tiền hợp lí.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia sẻ cặp đôi theo yêu cầu sau:

+ Em đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình vào những việc gì?

+ Vì sao em lại sử dụng tiền vào những việc đó?

- Gọi HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều việc chúng ta phải sử dụng đến tiền như: ăn uống, sinh hoạt, học hành, … Vì vậy chúng ta phải biết tiêu tiền một cách hợp lí hay nói cách khác là phải biết tiêu tiền một cách khôn ngoan.

- HS thảo luận nhóm 5 tìm cách trả lời nội dung trong các bức tranh

Cá nhân hs tự liên hệ trả lời 2 câu hỏi .

Hs khác nhận xét .

HS trả lời kèm giải thích vì sao ?

HS nhận xét – GV kết luận

- HS bày tỏ ý kiến.

- HS nhận xét.

- Cân nhắc trước khi quyết định sử dụng cho bản thân .

HS thảo luận cặp đôi

Không nên mua ( vì sao ) các em giải thích HS nhận xét – GV kết luận .

Trình bày ý kiến

- HS nhận xét GV kết luận

- HS nhận xét GV kết luận

HS thảo luận trình bày trước lớp

3. Vận dụng: (3 phút)

1. Chia sẻ vối các bạn về các món đồ mà em đã mua và đánh giá món đổ nào em đã mua hợp lí và món đồ nào chưa họp lí.

2. Em hãy liệt kê các món đồ mà em muốn mua, nêu lí do vì sao em lại muốn mua món đồ đó và chia sẻ vởi bố mẹ.- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm