Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12

VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1, tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh làm bài tập trắc nghiệm và tự luận nhanh và đạt điểm số cao trong kỳ thi học kỳ 1 môn Ngữ văn. VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo để học tốt Ngữ văn 12.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

I. Hướng dẫn chung

1. Những nội dung cần chú ý

a) Về Văn: Đọc các văn bản và bài giảng các bài đã học.

- Văn học Việt Nam: Tuyên ngôn Độc lập; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc; Tây Tiến; Việt Bắc; Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng, Đàn ghi-ta của Lor-ca, Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Lí luận văn học

b) Về Tiếng Việt: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; Phong cách ngôn ngữ khoa học; Luật thơ, Thực hành một số phép tu từ ngữ âm; Thực hành một số phép tu từ cú pháp.

c) Về Làm văn: Nghị luận về một tư tưởng đạo đức, Nghị luận về một hiện tượng đời sống, Nghị luận về một ý kiến đối với văn học; Nghị luận về một tác phẩm thơ, một đoạn thơ, Nghị luận về một tác phẩm truyện, một trích đoạn truyện; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận chứng minh và giải thích, Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, Sửa chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.

2. Về cách ôn tập và làm bài kiểm tra

a) Cách ôn tập

- Đọc lại các văn bản văn học, các bài giảng và cố gắng hệ thống hóa các kiến thức đã học; học thuộc lòng các đoạn hay, nắm chắc phần Tiểu dẫn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học.

- Nắm chắc lý thuyết về phong cách ngôn ngữ khoa học, về yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

- Chú trọng thực hành, luyện tập (xem lại các bài tập trong cả ba phần: Văn, Tiếng Việt và Làm văn).

- Chú ý nắm được cách làm bài kiểm tra tổng hợp, ôn lại cách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối lớp 12.

b) Cách làm bài

- Bài kiểm tra gồm hai phần: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tỉ lệ điểm đánh giá giữa hai phần này là 3/7. Bởi vậy, các em cần bố trí thời gian hợp lí cho từng phần. Cố gắng làm nhanh phần trắc nghiệm khách quan (khoảng 15 đến 20 phút).

- Khi làm bài trắc nghiệm khách quan, nên cân nhắc nhanh nhưng thận trọng để tìm một phương án đúng trong bốn phương án đưa ra.

- Cách làm phần tự luận giống như cách viết các bài làm văn trong học kì. Cần chú ý nắm chắc yêu cầu của đề bài, lập dàn ý đại cương trước khi viết và kiểm tra sửa chữa bài viết cho cẩn thận trước khi nộp bài.

II. Đề tham khảo luyện tập (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)

Phần trắc nghiệm khách quan (12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng cộng 3 điểm)

1. Đối tượng hướng tới của Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) là ai?

A. Toàn thể dân tộc Việt Nam Cleleo"

B. Nhân loại tiến bộ

C. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ

D. Tất cả các đối tượng trên.

2. Chọn phương án đúng và đủ nhất. Viết Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh hướng tới mục đích gì?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc

B. Tỏ rõ ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc

C. Tuyên bố việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc - kỉ nguyên Độc lập và Tự do

D. Lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam.

3. Bài Tây Tiến của Quang Dũng thể hiện:

A. Cảm hứng lãng mạn về người lính Tây Tiến hào hùng mà tài hoa

B. Cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội mà mĩ lệ 130

C. Cuộc chiến đấu đầy cam go, gian khổ và vô cùng anh dũng của các chiến sĩ Tây Tiến

D. Tình yêu thiên nhiên, quan hệ đầm ấm giữa người lính Tây Tiến với nhân dân.

4. Chọn câu trả lời đúng và đủ nhất trong các câu trả lời. Bài Việt Bắc của Tố Hữu thể hiện:

A. Thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc

B. Khúc tình ca về cách mạng và con người kháng chiến

C. Khúc hùng ca và tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến

D. Tình cảm gắn bó keo sơn giữa các chiến sĩ cách mạng với đồng bào Việt Bắc, giữa quần chúng với lãnh tụ.

5. Những nét nghệ thuật độc đáo trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là gì?

A. Thể thơ lục bát nhuần nhị, đầy truyền thống dân tộc

B. Kết cấu đối đáp linh hoạt C C. Ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian...

D. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm màu sắc dân gian.

6. Tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Bút kí

C. Hồi kí

D. Tùy bút.

7. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời. Ngôn ngữ khoa học được sử dụng trong các lĩnh vực:

A. Các văn bản khoa học

B. Các văn bản khoa học, giao tiếp, thông tin và truyền thụ kiến thức khoa học

C. Các luận văn, luận án, bài báo khoa học

D. Thông tin và truyền thụ kiến thức khoa học.

8. Văn bản khoa học được chia thành mấy loại?

A. Hai loại

B. Ba loại

C. Bốn loại

D. Năm loại.

9. Khổ thơ sau đây sử dụng phép tu từ ngữ âm nào? Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Quang Dũng - Tây Tiến)

A. Nhịp điệu các dòng thơ

B. Sự phối ứng thanh điệu

C. Cách gieo vần thơ

D. Phối hợp sử dụng nhịp điệu các dòng thơ và sự phối ứng giữa các thanh điệu.

10. Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất. Đề tài văn nghị luận thường là:

A. Một hiện tượng đời sống, một vấn đề văn học, một bài thơ, một khổ thơ

B. Một tư tưởng đạo đức, một hiện tượng đời sống, một bài thơ hoặc đoạn thơ, một tác phẩm văn xuôi hoặc đoạn trích

C. Một câu thành ngữ, tục ngữ, một cách ngôn, một bài thơ, một tác phẩm văn xuôi

D. Một vấn đề văn học, một tác phẩm văn xuôi, một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi hoặc đoạn thơ.

11. Lập luận dưới đây sử dụng những thao tác lập luận nào?

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so sánh tiếng hát trong với nước ngọc tuyền. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Ma-đơ-len Ríp-phô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời?

(Theo Lê Trí Viễn, trong Làm văn 12, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)

A. Thao tác lập luận bác bỏ và bình luận

B. Thao tác lập luận phân tích và bác bỏ

C. Thao tác lập luận so sánh kết hợp với phân tích và bác bỏ

D. Thao tác lập luận so sánh kết hợp với bình luận

12. Lập luận dưới đây mắc lỗi nào?

Sách [...] thiệt là vừa hay lại vừa lành: hay vì nó không đến nỗi vô vị vô duyên, lành vì nó không có ảnh hưởng xấu đến tinh thần người đọc.

A. Không đủ lí do

B. Mâu thuẫn

C. Không nhất quán

D. Không có luận cứ.

Phần 2: Tự luận (7 điểm – chọn một trong hai đề)

Đề 1

a) Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2 điểm)’’

b) Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (5 điểm)

Đề 2:

a) Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (2 điểm)

b) Nhân câu chuyện về một bé gái bị chủ cửa hàng bóc lột, hành hạ, đánh đập trong hơn 10 năm trời mới bị phát hiện, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề “đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay” (5 điểm)

ĐÁP ÁN (phần trắc nghiệm khách quan) - Giới thiệu đáp án 6 cầu đầu:

Câu 1:D

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5:D

Câu 6: D - 6 câu sau anh (chị) tự tìm phương án đúng nhất (nếu khó, có thể trao đổi trong nhóm học tập hoặc hỏi thầy, cô giáo).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 12

    Xem thêm