Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dậy mà đi

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc hiểu Dậy mà đi - Đề 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!
Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai
Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
Thua ván này, ta đem bầy ván khác,
Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
Dậy mà đi, hi vọng sẽ thành công
Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
Một lần ngã là một lần bớt dại
Để thêm khôn một chút nữa trong người...

(Dậy mà đi - Tố Hữu)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (0,5đ): Ý nghĩa từ dại, khôn trong câu: Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Câu 3 (1,0đ): Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả đoạn trích: Một lần ngã là một lần bớt dại/ Để thêm khôn một chút nữa trong người? Vì sao?

Câu 4 (1,0đ): Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị?

Đáp án đọc hiểu văn bản: Dậy mà đi

Câu 1 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2 (0,5đ):

Dại: không có đủ khả năng suy xét để ứng phó với hoàn cảnh và tránh những hành động, thái độ không nên; Khôn: trái với Dại.

Ý nghĩa dại/ khôn trong câu thơ: Khôn: sự trưởng thành, thành công, Dại: vấp ngã, thất bại.

Câu 3 (1,0đ):

Ý nghĩa 2 câu thơ:

Con đường đến với thành công, trưởng thành không dễ dàng, đơn giản. Nhiều khi phải trải qua những lần vấp ngã, thất bại.

Mỗi lần thất bại, vấp ngã là một lần ta rút ra thêm được một bài học cho bản thân, có như thế mới "bớt dại" và "thêm khôn".

→ Hai câu thơ là kinh nghiêm sống quý giá cho mỗi người.

Câu 4 (1,0đ):

Trong đoạn trích nêu ra được nhiều thông điệp có ý nghĩa, thí sinh chỉ cần chọn một thông điệp có ý nghĩa với bản thân và có kiến giải hợp lí.

Đọc hiểu Dậy mà đi - Đề 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Dậy mà đi! Dậy mà đi!

Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Huống đường đi còn lắm bước gian truân

Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!

Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:

Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!

Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai

Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.

Thua ván này, ta đem bày ván khác,

Có can chi, miễn được cuộc sau cùng

Dậy mà đi, hi vọng sẽ thành công

Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:

Một lần ngã là một lần bớt dại

Để thêm khôn một chút nữa trong người…

(Dậy mà đi - Tố Hữu)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: Ý nghĩa từ dại, khôn trong câu: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”?

Câu 3: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Lời giải

Câu

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

(3.0)

Câu 1Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

0.5

Câu 2

+ Ý nghĩa dại/ khôn: - Dại: vấp ngã, thất bại.

- Khôn: sự trưởng thành, thành công.

1.0

Câu 3- Trong đoạn trích nêu ra được nhiều thông điệp có ý nghĩa, thí sinh chỉ cần chọn một thông điệp có ý nghĩa với bản thân và có kiến giải hợp lí (Ví dụ: nghị lực, niềm tin, hi vọng...)

1.5

Đọc hiểu Dậy mà đi - Đề 3

Đọc đoạn trích:

…Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Huống đường đi còn lắm bước gian truân

Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!

Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:

Chỉ còn đây, sức lực hãy còn đây!

Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai

Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.

Thua ván này, ta đem bày ván khác

Có can chi, miễn được cuộc sau cùng

Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công

Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:

Một lần ngã là một lần bớt dại

Để thêm khôn một chút nữa trong người…

Tháng 5 - 1941

(Trích “Dậy mà đi”, Thơ, Tố Hữu, NXB Văn học, 2015, tr.126)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Nêu 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Câu 3. Theo tác giả, vì sao không nên từ bỏ khi thất bại?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công của tác giả không? Vì sao

Tham khảo

Câu 1. Thể thơ tự do

Câu 2. Biện pháp đối "thắng - bại" và "khôn-dại" BP câu hỏi tu từ "Ai?" Lặp cấu trúc "Ai...mà...?"

Câu 3. Theo tác giả, không nên từ bỏ khi thất bạn bởi vì bất kì ai chiến thắng cũng từng thất bại và trận đánh đó không phải trận đánh cuối cùng nên ta vẫn có cơ hội chuyển bại thành thắng trong tương lai.

Câu 4. Đồng ý, bởi vì có câu "thất bại là mẹ thành công", chúng ta khi gặp khó khăn, thất bại cần phải cố gắng bước tiếp, rút kinh nghiệm từ lần thất bại này để làm tốt hơn trong tương lai. Chúng ta nên tin tưởng vào chính mình sẽ thành công, không được mất hi vọng quá sớm. Chỉ cần có thể cố gắng thì còn có cơ hội chiến thắng.

--------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Dậy mà đi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm