Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề minh họa 2021 môn Ngữ văn lần 2

Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo!
So sánh các gói Thành viên
Đặc quyền
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
FREE
Tải toàn bộ tài liệu Cao cấp
(Bộ đề thi; Bộ bài tập Chuyên đề; Bộ bài tập cuối tuần)
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm + Lưu kết quả
4 khóa học Tiếng Anh trực tuyến
6 khóa học Toán trực tuyến
79.000/ tháng
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%

1. Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2022

2. Lịch thi THPT Quốc Gia 2022

Xem chi tiết lịch thi: Lịch thi THPT Quốc Gia 2022

Gửi đề thi để nhận lời giải ngay: https://www.facebook. com/com.VnDoc

Đán có: Đáp án Đề thi THPT Quốc Gia 2020 môn Văn đợt 2

Đáp án đề minh họa 2020 môn Ngữ văn lần 2 vừa được Bộ Giáo dục ban hành vào ngày 7/5. Đề được biên soạn theo chương trình giảm tải mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi minh họa môn Ngữ văn năm 2020 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn, thí sinh làm đề trong thời gian 120 phút. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Hiện tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2020 chưa diễn ra. Tuy nhiên, nội dung đề thi THPT Quốc Gia 2020 môn Văn và gợi ý Đáp án Đề thi THPT Quốc Gia 2020 môn Văn sẽ được VnDoc cập nhật ngay khi hết thời gian làm bài tại link sau: Đáp án Đề thi THPT Quốc Gia 2020 môn Văn

1. Đề minh họa 2020 môn Ngữ văn lần 2

Đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ văn

Bài thi: NGỮ VĂN

ĐỀ THI THAM KHẢO

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.

Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc..

(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ – Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-40)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng như thế nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã”?

Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên sóng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ội Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.88)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên.

Gợi ý đáp án đề minh họa 2020 môn Ngữ văn

I. Phần đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Người có thói quen hay phản đối người khác thường được nhận phản ứng: bực bội và bị lảng tránh.

Câu 3:

“Thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã” có thể hiểu là: tạo điều kiện cho người đối diện thể hiện quan điểm của họ, sau đó bản thân mới trình bày quan điểm của cá nhân mình bằng lí trí

Câu 4: Gợi ý: “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng là một lời khuyên có ý nghĩa đối với mỗi người. Bởi khi làm được điều đó chứng tỏ bạn đã biết kiểm soát tốt cảm xúc của mình, biết dùng lí trí để xử lí mọi tình huống trong cuộc sống. Không chỉ vậy, bỏ được thói quen này còn cho thấy bạn là người ứng xử có văn hóa, biết tôn trọng những người xung quanh mình.

II. Phần làm văn

Câu 1:

- Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

  • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
  • Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.
  • Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích:

+ Tôn trọng là thái độ đánh giá cao, không vi phạm hay xúc phạm.

+ Quan điểm của mỗi người được hình thành từ cách suy nghĩ, đánh giá một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.

- Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác:

+ Mỗi người có suy nghĩ, cách đánh giá, hệ giá trị khác nhau nên sẽ có quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Tôn trọng quan niệm của người khác cũng chính là tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, học được cách lắng nghe, đồng cảm, từ đó hoàn thiện bản thân mình hơn.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác cũng chính là tôn trọng quan điểm của chính mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.

Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm. Dẫn chứng được đưa ra cần cụ thể và thuyết phục. Ví dụ: Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược, ban đầu Nguyễn Huệ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng sau đó ông đã lắng nghe ý kiến của tướng sĩ, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Việc Nguyễn Huệ tôn trọng quan điểm, ý kiến của các tướng sĩ giúp nhà vua thu phục được lòng dân, tạo nên khối sức mạnh đoàn kết của dân tộc, đánh đuổi được bè lũ bán nước, cướp nước.

  • Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
  • Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2:

1, Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến và đoạn thơ

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986). – Đoạn thơ mở đầu bài Tây Tiến tái hiện trước mặt người đọc khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ và hình ảnh người lính Tây Tiến vừa hào hùng, vừa bi tráng.

2, Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên

Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

+ Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến.

+ Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.

+ Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi”. Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã “xa rồi”. “Xa rồi nên mới nhớ da diết như thế.

+ Điệp từ nhở được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “gi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới. “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “

Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. b. Đoạn thơ còn lại là sự hồi tưởng về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hùng vĩ

b.

Con đường Tây Tiến mở ra theo cả hai chiều thời gian và không gian: Theo lời thơ, một hành trình Tây Tiến gian khổ, nhọc nhằn, đầy thử thách với con người được mở ra.
* Theo chiều không gian: Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ. Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch Mai Châu… để đưa người đọc bước vào những địa hạt heo hút, hoang dại theo bước chân quân hành của người lính Tây Tiến.

+ Ấn tượng đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến là sương núi mịt mù:

Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi Trên đỉnh Sai Khao, sương dày đến độ vùi lấp cả đường đi, vùi lấp cả đoàn quân trong mờ mịt. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi rã rời. Con người trở nên hết sức bé nhỏ giữa biển sương dày đặc mênh mông ấy.

+ Ấn tượng tiếp theo được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, là đèo dốc điệp trùng:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống + Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên + Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi:

– Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

– Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhịp ngắt đã trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến, gợi ra những dãy núi xếp theo hình nan quạt trải dài khắp miền Tây Bắc. Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối tiếp nhau, khúc khuỷu gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống.

+ Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp. Dốc khúc khuỷu vì quanh co, hiểm trở, gập ghềnh khó đi, vừa lên cao đã vội đổ dốc, cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau. Thăm thẳm không chỉ do chiều cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu, cảm giác như hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Heo hút gợi ra sự vắng vẻ, quạnh hiu của chốn rừng thiêng nước độc. Từ láy cũng mang đến cho người đọc cảm tưởng rằng người lính Tây Tiến đã vượt qua vô vàn những đèo dốc để chinh phục đỉnh núi cao nhất.

* Theo chiều thời gian:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người – Chiều chiều, tiếng thác nước gầm thét thị oai sức mạnh hoang sơ bản năng của núi rừng. Cái dữ dội của thiên nhiên được đẩy cao cực độ trong âm thanh gầm thét mạnh měkia. – Đêm đêm, sự hiện diện của cọp dữ thấp thoáng đâu đây đe doạ tính mạng con người… Hai chữ Mường Hịch như một dấu nặng to rơi xuống dòng thơ, không chỉ còn là một địa danh cụ thể (nơi đặt sở chỉ huy của mặt trận Tây Tiến) mà trở nên đầy ám ảnh, gợi ra dấu chân lởn vởn của thú dữ trong vắng vẻ.

> Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở qua ngòi bút Quang Dũng hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ.

b.2. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến: * Những gian khổ, hi sinh: – Địa hình hiểm trở của núi rừng đã gợi ra sự vất vả, những hơi thở nặng nhọc của người lính Tây Tiến trên mỗi chặng hành quân vượt dốc. Đoàn quân không chỉ có lúc mỏi mệt “Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi, mà còn có không ít những mất mát, hi sinh:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời Hai câu thơ như một thước phim được cố ý quay chậm, phơi bày ra sự thật khắc nghiệt về những gian khổ, hi sinh của đời lính. Người chiến binh mệt mỏi vì đường xa, vì đói khát, bệnh tật… vẫn cố gắng tiến bước cho đến lúc buộc phải nằm lại trên dọc đường hành quân.

Hai chữ “dãi dầu đã gói ghém trong đó biết bao những khó khăn gian khổ mà người lính Tây Tiến đã trải qua trên những cung đường hành quân. Chữ “gục” đã khắc tạc hình ảnh người lính kiệt sức thật tội nghiệp. Những thanh “ngã xuất hiện cách quãng đều đặn cũng góp phần tạo nên âm điệu ảo não trong câu thơ.

Đáng chú ý là lối xưng hô của nhà thơ, không phải là cách gọi “đồng chi phổ biến quen thuộc trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, mà là “anh bạn. Một từ giản dị ấy thôi nhưng gói ghém cả tình đồng chí, cả tình bạn bè và cả nghĩa ruột thịt sâu nặng.

Tuy nhiên, nhà thơ đã dùng những cụm từ “không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời để tránh đi màu sắc tang thương, để vơi đi nỗi nghẹn ngào xót xa đang trào dâng. Chính vì thế, câu thơ nói về cái chết nhưng không có màu sắc bi lụy.

* Sự lạc quan, yêu đời, khỏe khoắn: 0

Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Dốc dựng đứng giữa trời, nên khi chinh phục được, người lính tưởng chừng như đang bồng bềnh đứng giữa biển mây, độ cao của bầu trời chỉ còn trong tầm mũi súng. Từ “ngửi là cách nói tếu táo, tinh nghịch của lính tráng, dám trêu ghẹo cả tạo hóa. Nó không chỉ cho thấy sự lạc quan, yêu đời của lính Tây Tiến mà còn gợi ra tư thế khỏe khoắn của con người trước thiên nhiên. Người lính giữa thiên nhiên khắc nghiệt không hề bị chìm lấp đi mà nổi bật lên đầy thách thức.

* Sự bay bổng, lãng mạn:

– Giữa mịt mù sương lạnh, người lính Tây Tiến vẫn thấy con đường hành quân thật đẹp và nên thơ.

Mường Lát hoa về trong đêm hơi Vẫn là sương khói ấy thôi, nhưng cách nói “hoa về khiến sương không còn lạnh giá nữa mà gợi sự quần tụ, sum vầy thật tình tứ và ấm áp – Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “dốc lên… ngàn thước xuống”, họ vẫn giữ được ánh nhìn vô cùng bay bổng:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

– Ở đây, Quang Dũng đã rất tài hoa trong nghệ thuật phối hợp thanh điệu. Đang từ những thanh trắc liên tiếp trong 3 câu thơ trên, đột ngột một dòng thơ toàn thanh bằng đã cân bằng lại mạch thơ, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như chưa từng có hành trình trèo đèo vượt dốc nào.

– Người lính Tây Tiến dường như quên hết những mệt mỏi, gian khổ, phóng tầm mắt ra xa. Trong màn mưa phủ kín đất trời, một vài đốm nhà nhỏ ẩn hiện thấp thoáng, bồng bềnh như giữa biển khơi, thật thi vị, nên thơ, ấm áp… .

– Hai chữ “nhà ai phiếm chỉ thật tình tứ, có lẽ trong tưởng tượng của những người lính Tây Tiến cũng là những chàng trai Hà thành hào hoa thì chủ nhân của những nếp nhà kia là những sơn nữ xinh đẹp

* Giàu tình cảm thể hiện qua hai câu thơ kết tái hiện một cảnh tượng thật đầm ấm:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

– Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, nghỉ ngơi ở một bản làng, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút, hương thơm lúa nếp ngày mùa và sự ân cần của những cô gái Mai Châu đã xua tan đi những mệt mỏi…

– Câu thơ trên có ba thanh trắc xuất hiện cách quãng đều đặn như tạc hình những tia khói mảnh dẻ bay lên qua kẽ lá rừng, đồng thời đã đẩy nỗi nhớ lên cung bậc da diết nhất – Câu thơ cuối lại toàn thanh bằng tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp đến vô cùng. Như vậy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong kí ức của người lính Tây Tiến sau những chặng đường hành quân không phải là sự dữ dội, hiểm nguy mà là hương vị và tình người nồng ấm của mảnh đất miền Tây

* Tiểu kết:

– Sức hấp dẫn chủ yếu của đoạn thơ là vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội, hoang sơ của rừng núi miền Tây trải dài theo chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến, được phác thảo bằng bút pháp lãng mạn ưa cực tả và thủ pháp đối lập

– Nỗi nhớ chính là cảm xúc bao trùm cả đoạn thơ, khi thì khắc khoải với những kỉ niệm, lúc lại ẩn hiện trong những địa danh “hình khe thế núi, lúc lặp đi lặp lại bằng ngôn từ diễn tả trực tiếp…

Lưu ý: Đề trong file tải, kéo xuống cuối trang, kích chọn Tải về để download đề thi.

2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn theo đề minh họa lần 2 - Đề 1

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn theo đề minh họa

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3 (0,5 điểm). Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

“Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”.

Câu 2 (5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” - Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn theo đề minh họa

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1

Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.

Câu 2

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.

- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…

Câu 3

Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.

Câu 4

Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

Phần II - Làm văn

Câu 1

Hướng dẫn làm bài

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS viết đúng hình thức đoạn văn, viết đúng quy định về số chữ, đảm bảo tính lôgic mạch lạc.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích:

Thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.

- Bình luận:

Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi:

+ Cách đánh giá chỉ “chú trọng vào những vệt đen” mà không biết trân trọng “nhiều mảng sạch” là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.

+ Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.

- Liên hệ bản thân:…

Lưu ý

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2

Hướng dẫn làm bài

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Dàn ý:

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; Nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ)

- Giới thiệu về tác giả Nam Cao; Nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu.

=> Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Thân bài:

* Hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài

- Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần

+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ làm ăn, yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình.

+ Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh.

+ Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.

+ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

- Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

+ Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị.

+ Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ.

+ Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.

+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi.

- Khái quát nghệ thuật

+ Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị.

+ Có áp bức, có đấu tranh; Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.

* Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu:

- Sau khi gặp Thị Nở và được Thị chăm sóc, yêu thương, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh rượu sau những cơn say triền miên và đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tâm trạng:

+ Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ:

Tỉnh rượu: lần đầu tiên - từ khi ra tù, Chí hết say và cảm nhận được thời gian và âm thanh hằng ngày của cuộc sống. Âm thanh cuộc sống đang từng tiếng một gõ nhịp vận hành cùng với sự thức tỉnh của Chí Phèo. Những âm thanh này ngày nào mà chẳng có, nhưng đây lại là lần đầu tiên Chí mới nhận ra.

Tỉnh ngộ: nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

+ Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc. Chí mong muốn trở lại làm người lương thiện

=> Nam Cao cho cho ta thấy được bản tính tốt của con người có ngay trong con người bị tha hoá. Bản tính ấy sẽ trỗi dậy khi có chất xúc tác.

* Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn

- Hai nhân vật Mị và Chí Phèo của nhà văn Tô Hoài, Nam Cao là những hình tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người.

+ Mị: Tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.

+ Chí Phèo: Dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn khao khát hướng đến cuộc sống lương thiện.

=> Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nông dân thì các tác giả đều hướng tới khám phá vẻ đẹp tâm hồn của họ. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân.

Kết bài:

- Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.

+ Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.

+ Sự thức tỉnh của Chí Phèo đã thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động, dù bị vùi dập đến tận cùng vẫn không thể mất đi vẻ đẹp đó.

=> Mị và Chí Phèo đã vượt qua mọi sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn.

Lưu ý

d. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn theo đề minh họa lần 2 - Đề 2

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn theo đề minh họa

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.

Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.

Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.

Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả khả năng của mình. Nhưng nếu những ước mơ ấy không thể trở thành hiện thực thì bạn cũng đừng quá thất vọng. Hãy nuôi dưỡng cho mình một khát khao mới và tiếp tục nỗ lực. Sớm muộn gì, chúng cũng trở thành hiện thực, một khi bạn còn cố gắng.

(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo đoạn trích, để đạt được thành công như mong muốn thì cần phải học hỏi điều gì?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết thế nào là một “ước mơ phù hợp”?

Câu 4. Lời khuyên “Hãy nuôi dưỡng cho mình một khát khao mới và tiếp tục nỗ lực” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.”

Câu 2 (5.0 điểm)

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để đất nước này là đất nước nhân dân”

(Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2019)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Chỉ ra nét mới trong cách cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

4. Phân tích tác phẩm trọng tâm thi THPT Quốc gia

5. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn GDCD

6. Đề minh họa 2021 các môn lần 1:

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Đề thi minh họa môn Ngữ văn năm 2020. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
29
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo!
So sánh các gói Thành viên
Đặc quyền
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
FREE
Tải toàn bộ tài liệu Cao cấp
(Bộ đề thi; Bộ bài tập Chuyên đề; Bộ bài tập cuối tuần)
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm + Lưu kết quả
4 khóa học Tiếng Anh trực tuyến
6 khóa học Toán trực tuyến
79.000/ tháng
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Chọn file muốn tải về:
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề đọc hiểu môn Ngữ Văn

    Xem thêm