Mở bài và kết bài Tây tiến của Quang Dũng
Mở bài và kết bài Tây tiến của Quang Dũng được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu để học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết và tải về tại đây.
Tổng hợp mở bài và kết bài Tây tiến của Quang Dũng
I. Mở bài Tây tiến
1. Mở bài phân tích Tây tiến
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến mẫu 1
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Quang Dũng - một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng, ông đã mang đến cho bạn đọc một góc nhìn khác về người chiến sĩ trong thời chiến.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến mẫu 2
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà thơ Quang Dũng cùng hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến mẫu 3
Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Nhà thơ Quang Dũng đã vô cùng thành công khi viết bài thơ Tây Tiến, qua hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng, ta cũng hiểu rõ hơn về tình cảm và nỗi nhớ mà ông dành cho binh đoàn cũ của mình.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 4
Nếu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn học Việt Nam với tác phẩm tiêu biểu là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật thì ở thời kì kháng chiến chống Pháp, bài thơ được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ đã thể hiện lên vẻ đẹp hào hùng, anh dũng của những người chiến sĩ dưới ngòi bút tài hoa, lãng mạn đầy thi vị của tác giả. Có lẽ khó có một bài thơ nào trong thời kì này sánh được bằng đoàn binh Tây Tiến của ông.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 5
Quang Dũng là một nhà thơ rất đặc biệt, bởi ông không chỉ là một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là một người lính cầm súng đánh giặc. Có lẽ bởi vì vậy mà những bài thơ của Quang Dũng luôn gắn liền với hình ảnh những người lính, cũng là những người đồng đội của ông. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Tây Tiến. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa thật thành công hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 6
Chiến tranh đã đi xa nhưng mỗi khi nhắc lại, ta vẫn không thể nào quên được bao kí ức về những năm tháng gian lao mà đẹp đẽ của dân tộc. Trang sử vàng của đất nước có lẽ được bắt đầu từ đôi tay của những người lính. Họ có thể là những người nông dân, những trí thức, những người có địa vị trong xã hội.... Những con người khác nhau với cuộc sống khác nhau, nhưng khi xảy ra chiến tranh, họ sẵn sàng đi theo tiếng gọi con tim, gác lại toàn bộ công việc để lên đường đi cứu nước. Hình ảnh người lính có lẽ được khắc họa đẹp nhất, chân thực nhất qua bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 7
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 8
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 9
Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và “Tây Tiến” là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 10
Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 11
Chiến tranh, người lính là nguồn đề tài lớn trong thơ ca cách mạng, ghi dấu từng chặng đường, bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện bầu không khí chiến đấu ác liệt của cuộc chiến mà còn dựng lên những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính. Đó là hình tượng người lính xuất thân từ những người nông dân nghèo mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng trong Đồng chí của Chính Hữu, là những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Ghi dấu trong mảng đề tài ngỡ như đã vô cùng quen thuộc ấy, Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến đã mang đến một bức tượng đài tráng lệ mà đầy mới mẻ về những người lính: kiên cường, quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 12
Có những bài thơ đi cùng năm tháng, đó là những bài thơ ghi lại những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của dân tộc, là những sáng tác về những con người bình dị, vô danh nhưng lại góp phần làm nên cái hữu danh cho đất nước, dân tộc. Và với tôi, Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ như vậy, qua Tây Tiến, ta không chỉ thấy được bức tranh đầy hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là cuộc chiến gian khổ, có nhiều mất mát, hi sinh nhưng đó cũng là nơi vẻ đẹp của tình đoàn kết, vẻ đẹp của những người lính được bừng sáng đẹp đẽ nhất. Những người lính Tây Tiến hiện lên trong trang thơ Quang Dũng là những người chiến sĩ trẻ gan dạ, mạnh mẽ, kiêu hùng nhất, cũng là những chàng trai trẻ nhiệt huyết, yêu đời với tâm hồn lãng mạn nhất.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 13
Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau đó là vẻ hoang sơ với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu anh dũng kiên cường.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 14
Trong nền thơ ca kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 -1954, Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu. Ông là một nhà thơ đa tài, nổi bật hơn cả là lĩnh vực thơ văn với tập thơ nổi tiếng “Mây đầu ô”, trong đó đặc sắc hơn cả là bài thơ Tây Tiến.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 15
Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông từng tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, chính những trải nghiệm cùng sống, cùng chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ấy đã để lại những miền kí ức không bao giờ quên trong tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, trải nghiệm về chiến tranh, cuộc sống người lính cũng chính là chất liệu, cảm hứng quan trọng trong những sáng tác thơ ca của Quang Dũng. Ông đã có rất nhiều bài thơ hay viết về đề tài chiến tranh, người lính, trong đó Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, phong cách và con người của Quang Dũng. Được sáng tác năm 1947, Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt, nhiều gian khổ mà còn dựng lên bức chân dung về người lính với những vẻ đẹp đáng trân trọng.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 16
Quang Dũng là mẫu nhà văn của “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Văn chương cốt ở sự tinh cứ không cốt ở sự nhiều. Sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng dù không phong phú, đồ sộ như các nhà văn, nhà thơ khác nhưng mỗi tác phẩm của ông đều rất đặc sắc và để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Trong đó, Tây Tiến là một trong số các bài thơ làm nên tên tuổi của ông. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1947-1948), Quang Dũng tham gia vào đoàn quân Tây Tiến và trở thành đại đội trưởng. Tây Tiến là tên một binh đoàn có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm tiêu hao sinh lực địch. Tại nơi rừng thiêng, nước độc họ phải chịu biết bao gian khổ, đối mặt với biết bao hiểm nguy. Tuy nhiên những người lính với phần đông là những chàng trai Hà Thành vẫn thản nhiên đối mặt, vất vả, cực nhọc nhưng không làm mất đi chất anh hùng, hào hoa lãng mạn trong con người họ. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tây tiến cũng được khắc họa rất tài tình đó là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây xa xôi.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 17
Thảo nguyên Châu Mộc nhớ không?
Một thời lính trẻ tang bồng chưa xa.
Mỏ Mù, Tây Bắc, lau già…
Kỷ niệm xưa bỗng trắng nhoà sắc ban.
(Nhớ Tây Bắc – Phạm Ngọc San)
Chẳng biết tự bao giờ, Tây Bắc trở thành miền thương nhớ trong trái tim biết bao người, đặc biệt là với những người lính đã từng vào sinh ra tử cùng xứ hoa ban. Tây Bắc đã trở thành “nàng thơ” của biết bao thi sĩ, và tất yếu, không thể không nhắc đến thi phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây Tiến của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi…
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 18
Quang Dũng là một nhà thơ có tâm hồn hào hoa, lãng mạn. Thơ của ông thường viết về thời kỳ kháng chiến với sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người, đặc biệt là vẻ đẹp của người lính. Bài thơ Tây Tiến chính là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Tây Tiến sáng tác năm 1948 gợi cảm hứng từ nỗi nhớ về thiên nhiên và người chiến binh Tây Tiến. Gợi tả về những vẻ đẹp ấy, ngòi bút Quang Dũng đã thể hiện rất xuất sắc với sự chứa chan về cảm xúc.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 19
“Có một không gian nào,
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?”
(Trần Đình Chính)
Thơ ca Việt Nam hiện đại có cả một khoảng trời dành cho nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ thương mà Hoàng Cầm đã gửi lại mảnh đất của mình trong bài thơ “Bên kia sông Đuống”, là nỗi nhớ thương của người con xa quê qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đôi khi đó còn là nỗi nhớ thương trong tình yêu mà người bên ấy chỉ dám gửi cho người bên này trong bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Và Quang Dũng – người nghệ sĩ đa tài cũng không phải là một ngoại lệ khi đặt tình cảm của mình nơi những người đồng chí, đồng đội qua bài thơ “Tây Tiến”.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 20
Một bài thơ để lại nhiều cảm xúc cho người đọc bởi nét tài hoa và anh dũng của những người chiến sĩ cách mạng, họ anh dũng luôn kiên cường bất khuất trên mọi chặng đường, hình ảnh đó đã thể hiện cho chúng ta thấy được một tâm hồn giàu lòng yêu thương và tinh thần anh dũng, tác phẩm đó chính là Tây Tiến của Quang Dũng. Tây tiến là một địa danh mà tác giả đã từng gắn bó cuộc đời của mình để chiến đấu và gian nan vất vả trên từng chặng đường ở đây tác giả đang phải sống những năm tháng nghèo khổ và nguy hiểm nhất
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 21
Những dấu tích của cuộc kháng chiến chống Pháp còn đọng lại mãi trong tâm hồn của dân tộc ta, đó là sự hội tụ của triệu tấm lòng yêu nước, trong môi trường thử thách tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và bất khuất. Cuộc kháng chiến còn tạo nên nhiều hình ảnh đẹp, trong đó hình ảnh của người lính là điển hình. Ngoài những tác phẩm văn học nổi tiếng như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của Quang Dũng cũng là một tác phẩm xuất sắc. Cuộc Tây Tiến đã tập hợp một đội quân đông đảo gồm các thanh niên đến từ mọi tầng lớp, bao gồm cả học sinh và tiểu tư sản. Tất cả những con người ấy ra đi với lý tưởng chung của dân tộc là chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ ra đi không hẹn ngày trở về chiến đấu với mục đích “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cái ảnh thần ấy là hào khí của cả một thế hệ, đã từng được phản ánh trong một bài hát thời đó.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 22
Một bài thơ gây ấn tượng cho người đọc bởi nét tài hoa và anh dũng của những người chiến sĩ cách mạng, họ anh dũng luôn kiên cường không chịu khuất phục trên mọi chặng đường, hình ảnh đó đã cho chúng ta thấy được một tâm hồn giàu lòng yêu thương và tinh thần anh dũng, tác phẩm đó chính là Tây Tiến của Quang Dũng. Tây tiếng là một địa danh mà tác giả đã từng gắn bó cuộc sống của mình để chiến đấu và vất vả trên từng chặng đường ở đây tác giả đang phải trải qua những năm tháng khó khăn và nguy hiểm nhất. Tây Tiến là cái tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, mang một nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để thực hiện việc bảo vệ biên giới Việt - Lào, làm yếu đi lực lượng quân thù. Xuất thân của những người lính Tây Tiến là đa số người Hà Nội, trong đây có rất nhiều học sinh, sinh viên. Nhà thơ Quang Dũng viết bài thơ để biểu lộ mọi nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác. Quang Dũng đã mang đến tượng đài người lính Tây Tiến giữa ngàn non ngàn mây, ngàn cây Tây Bắc. Đồng thời bài thơ thể hiện thành công bức tranh thiên nhiên Tây Bắc oai hùng, hung dữ, nhà thơ còn khắc họa lên hình tượng người lính đầy bi tráng, nhưng cũng rất đỗi lạc quan, yêu đời.
Mở bài phân tích Tây Tiến mẫu 23
Sự nghiệp của Quang Dũng không phong phú, đồ sộ như nhiều nhà thơ khác, nhưng mỗi tác phẩm ông để lại đều khắc dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nổi bật nhất là tác phẩm Tây Tiến. Qua những vần thơ đầy tinh tế mà cũng vô cùng chân thực, ông đã tái hiện thành công chân dung người lính, binh đoàn Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng đã rời binh đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Mặc dù đã rời binh đoàn, những nỗi nhớ, tình yêu với binh đoàn vẫn luôn tha thiết, nó đã giúp ông kết tinh nên tác phẩm nghệ thuật này. Bởi vậy, trong tác phẩm cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm.
2. Mở bài Tây tiến có nhận định
Mở bài mẫu 1
Buy- phông từng khẳng định: “Phong cách chính là người”. Qua giọng thơ ta có thể nhận ra người thơ. Chẳng ở đâu tìm được một tiếng thơ “sắc nhọn như thủy tinh gằn” của Tú Xương, tiếng thơ “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” như Xuân Diệu, một hồn thơ chứa cả một thế giới Kinh Bắc nơi Hoàng Cầm. Và trong dàn đồng ca của những khúc tráng ca hào hùng thời kháng chiến chống Pháp, ta vẫn nhận ra một tiếng thơ vừa lãng mạn, phóng khoáng lại rất mực tài hoa như chính tâm hồn của người cầm bút vậy- Quang Dũng. Có thể nói: “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện một cách đầy đủ nhất những điều ấy.
Mở bài mẫu 2
Nhà thơ Chế Lan Viên từng để tâm hồn thăng hoa trong những lời thơ sâu sắc:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
Trong cuộc đời mỗi người từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành dấu ấn, trở thành những kỉ niệm khó quên. Ấy thế mà hình ảnh những người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng lại hiện lên thật hào hùng, lãng mạn trên nền bức tranh thiên nhiên núi rừng đó. Bài thơ là một trong những tuyệt tác của Quang Dũng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1954 - 1945. Cho đến nay, mỗi khi nhắc lại, ta vẫn không thể quên được những hình ảnh đoàn binh Tây tiến anh dũng, rực lửa thuở nào!
3. Mở bài Tây tiến nâng cao
“Không có ong mật thì chẳng có mật ong, và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học…”. Thật vậy, người nghệ sĩ tâm huyết góp nhặt cái muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời để rồi gửi cái hồn, cái nỗi lòng, tâm sự của mình vào từng câu thơ, trang văn nghệ thuật. Quang Dũng viết “Tây Tiến”, qua thơ ông gửi trọn nỗi niềm nhớ nhung, trân trọng khi nghĩ về những người lính, về đồng đội và miền đất đã từng một thời gắn bó ấy.
II. Kết bài phân tích bài thơ Tây Tiến
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 1
Nỗi nhớ Tây Tiến cùng hình ảnh người chiến sĩ mang vẻ đẹp vừa bi tráng, vừa lãng mạn, hào hoa đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú cho nền văn học Việt Nam.
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 2
Với nỗi nhớ Tây Tiến da diết cùng với tài năng sáng tác nghệ thuật vượt bậc của mình, nhà thơ Quang Dũng đã mang đến cho bạn đọc hình ảnh người chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến vừa dũng cảm, bi tráng lại vừa hào hoa, lãng mạn. Tác phẩm không chỉ đưa tên tuổi nhà thơ Quang Dũng tiến xa hơn trong giới nghệ thuật mà còn góp phần không nhỏ vào việc làm đa dạng, phong phú nền văn học nước nhà.
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 3
Như vậy, qua hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hoa lãng mạn, vừa anh hùng bi tráng, nhà thơ Quang Dũng đã khiến cho người đọc hiểu thêm về binh đoàn này cũng như nỗi nhớ, tình cảm mà ông dành cho Tây Tiến. Có thể nói Tây Tiến với bút pháp lãng mạn khi tả người, tả cảnh, với ngôn ngữ văn chương giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Quang Dũng, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 4
Ở người lính Tây Tiến, ta thấy toát lên một vẻ đẹp vừa hào hoa lại có chất bi tráng. Đối với chúng ta, đó là những người lính đáng ngưỡng mộ còn đối với Quang Dũng, đó lại là những người đồng chí, đồng đội vô cùng đáng mến mà nhà thơ suốt nhiều năm sau cũng không thể quên.
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 5
Như vậy, thông qua sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và nhãn quan hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa chiều. Thiên nhiên núi rừng hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa thơ mộng, trữ tình, còn con người được phác họa qua những nét vẽ vừa hòa hoa, phong nhã, vừa bi tráng, kiêu hùng. Sự độc đáo trong cách khám phá hình tượng người lính đã làm nên những vần thơ đậm màu kiêu bạc, đồng thời tạo nên nét đẹp riêng cùng sức sống của bài thơ “Tây Tiến” trong muôn ngàn tác phẩm thơ viết về đề tài người lính, đề tài chiến tranh.
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 6
Như vậy, tác phẩm “Tây Tiến” đã xây dựng thành công bức tượng đài về người lính với vẻ đẹp độc đáo của sự hào hoa, lãng mạn vừa kiêu hùng, bi tráng. Bởi vậy, dù tác giả Quang Dũng không hề né tránh những gian khổ, mất mát, hi sinh của cuộc chiến nhưng bài thơ vẫn đậm chất bi hùng bởi hào khí, tinh thần “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” của những con người quyết tâm hi sinh tuổi xuân, tuổi đời để “ra đi bảo tồn sông núi”. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ, giống như nhà thơ Anh Ngọc từng nhận định về tác phẩm “Tây Tiến”: “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng: Tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ cách mạng và kháng chiến mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế và cũng hiện đại đến thế”.
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 7
Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:
“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 8
Bằng cảm hứng lãng mạn, bi hùng qua mạch cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ, bài thơ “Tây Tiến” đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật trữ tình đầy cảm xúc với nỗi nhớ khi đong đầy trong nỗi niềm da diết, khi luyến tiếc trong sự bâng khuâng. Đồng thời, thông qua dòng hồi tưởng đầy xúc động trong nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, bài thơ đã đã thể hiện tình yêu sâu sắc, mãnh liệt và sự gắn bó máu thịt của nhà thơ Quang Dũng đối với binh đoàn Tây Tiến cũng như mảnh đất, thiên nhiên và con người núi rừng Tây Bắc, giống như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”
(Trích “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên)
Kết bài phân tích Tây Tiến mẫu 9
Như vậy, thông qua cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng, chân dung người lính Tây Tiến đã được khắc họa thành công qua những vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, bi hùng và trở thành bức tượng đài bất tử theo thời gian và trường tồn cùng lịch sử dân tộc trong những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng vẻ vang của đất nước. Đó cũng chính là vẻ đẹp tinh thần kiên cường, bất khuất của những người lính trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ dân tộc. Tác phẩm còn thể hiện tài năng của nhà thơ trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo nên những vần thơ đậm chất hội họa và âm nhạc, đồng thời thể hiện “đời thơ hào hoa và bình dị” của tác giả Quang Dũng.
Kết bài Tây Tiến mẫu 10
Đọc “Tây Tiến”, cái ta cảm nhận được không phải chỉ là vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, sự bi tráng của người lính mà còn là vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên. Tất cả hiện lên thật rõ nét trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Có thể nói, Quang Dũng đã xây dựng thành công bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Khói lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới, nhiều người thuộc đoàn quân Tây Tiến năm xưa giờ đây đã trở thành thiên cổ. Thế nhưng, đúng như những gì mà Gian Nam từng viết:
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”.
Kết bài Tây Tiến mẫu 11
Bài thơ “Tây Tiến” đã kết tinh những giá trị nghệ thuật và nội dung đặc sắc của thơ Quang Dũng. Thông qua ngôn từ biểu cảm và gợi hình, vừa mang màu sắc cổ điển vừa thấm đẫm giá trị hiện thực cùng nghệ thuật phối thanh độc đáo kết hợp hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo, bài thơ đã tái hiện thành công dòng suy tưởng và hồi ức ngập tràn nỗi nhớ, kỉ niệm của nhà thơ về hành trình chiến đấu gian khổ nhưng ngập tràn tinh thần lạc quan cách mạng của binh đoàn Tây Tiến giữa muôn vàn khó khăn của cuộc chiến. Dưới ngòi bút tài hoa và giàu chất lãng mạn của Quang Dũng, chúng ta có thể thấy được niềm kiêu hãnh, bất chấp mọi gian khổ, hi sinh “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” của những người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kết bài Tây Tiến mẫu 12
Quang Dũng đã viết về người lính tây tiến với tất cả nỗi nhớ, niềm thương, sự ngưỡng mộ, sự tự hào xen lẫn niềm xót xa tiếc nuối. Nhà thơ viết bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn nhưng nghiêng nhiều về lãng mạn. Bài thơ độc đáo trong việc xây dựng hình ảnh, gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp. Tất cả đã làm sống lại trong lòng người đọc một thời kỳ không thể nào quên của dân tộc. Đọc Tây tiến ta sẽ thấu hiểu hơn vẻ đẹp của những người lính chống pháp, hiểu hơn về đất nước ta một thời kỳ trận mạc, hiểu hơn giá trị của hòa bình của sự mất mát hi sinh để ta trân trọng hơn những ngày tháng được sống trong độc lập, tự do hôm nay.
Kết bài Tây Tiến mẫu 13
Lấy cảm hứng từ cuộc sống chân thực mà chính bản thân tác giả trải qua,những chàng trai, những học sinh, sinh viên thành thị khoác áo lính. Thêm một lần nữa Quang Dũng đã đưa chúng ta về với tây Tiến với những kí ức vừa lãng mạn vừa bi tráng. Dưới ngòi bút hào hoa của Quang Dũng những hình ảnh về những người lính Tây Tiến vừa hồn hậu,giản dị lại hết sức khí phách.Qua đây ta cũng thấy được những vẻ đẹp bi tráng của những chiến binh tây tiến, cảm nhận được như thế chúng ta càng thêm yêu hơn những con người vì quê hương đất nước.
Kết bài Tây Tiến mẫu 14
Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội.
Kết bài Tây Tiến mẫu 15
Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhà thơ Trần Lê Văn, người bạn thân, đã từng sống nhiều năm, từng in thơ chung vời Quang Dũng viết về hoàn cảnh Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến.
Kết bài Tây Tiến mẫu 16
"Tây Tiến" là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao.
Kết bài Tây Tiến mẫu 17
Trong quãng đời người lính của Quang Dũng và có lẽ trong suốt cả đời của người nghệ sĩ tài hoa ấy - những năm tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến chắc chắn là quãng thời gian đáng nhớ nhất, in dấu sâu đậm hơn. Và thật là may mắn cho Quang Dũng và cho chúng ta, bao nhiêu kỉ niệm sâu sắc, bao nhiêu vẻ đẹp và cả sự bi tráng của một quãng đời không thổ quên ở nơi miền Tây Tổ quốc cùng những người đồng đội đã được nhà thơ lưu giữ mãi mãi với thời gian trong một thi phẩm xuất sắc: Tây Tiến. Bài thơ gần như trọn vẹn những gì là đặc trưng nhất của hồn thơ Quang Dũng, để khi nói tới Quang Dũng là nhớ ngay tới Tây Tiến, mặc dù ông cũng còn có những thi phẩm đặc sắc khác.
Kết bài Tây Tiến mẫu 18
Hơn năm mươi năm qua, bài thơ Tây Tiến vẫn còn sức quyến rũ với người đọc hôm nay, gợi về những năm tháng không thể nào quên trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Bằng bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, Quang Dũng diễn đạt tài tình nỗi gian khổ trên những con đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến, dựng lên được hình tượng vô cùng đẹp đẽ về người lính với hào khí ngất trời trong chiến đấu và nét hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn. Bức tượng đài người lính Tây Tiến được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình.
Kết bài Tây Tiến mẫu 19
“Có một bài ca không bao giờ quên…”
Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chống Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn, rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Đó là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người nông dân, công dân, học sinh, những người mẹ, người chị tham gia kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của một thời đại. Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó.
Kết bài Tây Tiến mẫu 20
Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau cái vẻ hoang sơ đó là đầy những hiểm nguy luôn rình rập. Trước cảnh hùng vĩ và những hiểm nguy nơi núi rừng Tây Bắc ấy, hình tượng người lính Tây Tiến lại càng nổi bật lên như một tượng đài bất diệt, mang một vẻ đẹp vừa hùng tráng lại vừa tài hoa lãng tử của những chàng trai Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện một cách chân thực về sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả, những khó khăn mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến chống Pháp. Thế nhưng dù là vậy nhưng chưa bao giờ họ nản chí mà lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính anh dũng ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu kiên cường bất khuất.
Kết bài Tây Tiến mẫu 21
Chiến tranh, người lính luôn là đề tài không bai giờ cũ đối với những nghệ sỹ thời chiến. Chúng ta bắt gặp hình ảnh những người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng, trữ tình và chân thực là hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Với cách khắc họa hình tượng người lính thành công, người đọc đã không thể quên được hình ảnh những người lính cụ hồ thời kì kháng chiến chống pháp.
Kết bài Tây Tiến mẫu 22
Có một bài ca như thế, cùng với những năm tháng chiến đấu chống Pháp, luôn được ghi nhớ sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ dân tộc. Đó là khoảng thời gian khi Việt Nam vừa vượt qua nạn đói, giành được độc lập nhưng lại phải đối mặt với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Năm 1945, cả nước đang chịu đựng vết thương đói khát và cuộc hỏi thăm của tự do hay trở về cuộc sống cũ đang khắc nghiệt đối với nhiều người. Tuy nhiên, với niềm khát khao tự do, nông dân, công dân, học sinh, phụ nữ đã tham gia vào cuộc kháng chiến, tạo nên một trang sử hào hùng của dân tộc. Trong khoảng thời gian ấy, văn học chưa thể ghi lại đầy đủ về đất nước, nhưng đã lưu giữ được hình ảnh đẹp của người lính cụ Hồ và những người đồng đội. Trong số đó, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã ra đời, ghi lại một phần hào khí và kỷ niệm đáng nhớ của một thời đại.
Kết bài Tây Tiến mẫu 23
Trong cuộc đời của nhà văn tài ba Quang Dũng, thời gian ông đã trải qua trong đoàn quân Tây Tiến chắc chắn là những kỷ niệm đáng nhớ nhất và sâu sắc nhất. Và chúng ta rất may mắn khi những kỷ niệm đó, cùng với những vẻ đẹp và sự hùng vĩ của một thời kỳ không thể nào quên được, đã được lưu giữ mãi mãi trong tác phẩm xuất sắc Tây Tiến. Bài thơ này gần như hoàn toàn thể hiện tâm hồn thơ Quang Dũng, để khi nhắc đến ô, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Tây Tiến, mặc dù ông cũng đã viết ra nhiều tác phẩm khác đầy sức sáng tạo.
Kết bài Tây Tiến mẫu 24
Quang Dũng không chỉ là một nhà thơ chỉ biết cầm bút sáng tác mà ông còn là một người lính biết cầm súng đánh giặc. Có lẽ chính vì vậy mà những bài thơ của ông luôn gắn liền với hình ảnh những người lính cụ Hồ. Và vì đã cùng nhau trải qua những gian lao vất vả trong những cuộc hành quân nên ông đã khắc họa hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng một cách vô cùng chân thật trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp