Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lỗi lầm và sự biết ơn

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đề đọc hiểu Lỗi lầm và sự biết ơn mẫu 1

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(theo Hạt giống tâm hồn)

Câu 1 (0,5đ): Người bạn trong câu chuyện trên đã viết và khắc lên đâu?

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện.

Câu 3 (1đ): Em rút ra được điều gì qua câu chuyện trên?

Câu 4 (1,5đ): Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (Bằng một đoạn văn).

Đáp án đề đọc hiểu Lỗi lầm và sự biết ơn mẫu 1

Câu 1 (0,5đ):

Người bạn trong câu chuyện trên đã viết lên cát và khắc lên đá.

Câu 2 (1đ):

Nội dung chính của câu chuyện: hãy cố gắng lãng quên những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình để sống tốt hơn. Tuy nhiên phải biết khắc ghi công ơn của người khác với mình.

Câu 3 (1đ):

Bài học rút ra: đôi lúc trong cuộc sống, người xung quanh sẽ là cho chúng ta muộn phiền nhưng không nên để tâm và sống tốt, duy trì những mối quan hệ cần thiết, hãy bao dung.

Câu 4 (1,5đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

Bài học rút ra: hãy bao dung trước lỗi lầm của người khác và ghi nhớ ơn nghĩa của người khác với mình.

Trong cuộc sống con người sẽ có nhiều biến cố xảy ra, hãy sẵn sàng đối đầu; sống chan hòa với mọi người, sẵn sàng bao dung với những lỗi lầm của người khác.

Đề đọc hiểu Lỗi lầm và sự biết ơn mẫu 2

Đọc đoạn trích:

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(theo Hạt giống tâm hồn)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (2,0 điểm)

• Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

• Trong đoạn trích trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở câu văn nào? (0,5 điểm)

• Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của việc “viết lên cát” và “khắc lên đá” trong đoạn trích? (1,0 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống.

Đáp án đề đọc hiểu Lỗi lầm và sự biết ơn mẫu 2

Câu 1 (2,0 điểm)

Thực hiện các yêu cầu sau:

• Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: tự sự

• Trong đoạn trích trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở câu văn:

Câu 1: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”

Câu 2: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.

• "viết lên cát": Cát, vốn là một thứ nhỏ bé, mong manh, và dễ dàng xóa nhòa cũng nghĩa là nó thể hiện một thái độ bao dung, không chấp nhặt, và một tâm hồn cao thượng. Viết thù hận và nỗi buồn lên cát, để cát sẽ dễ dàng xóa nhòa, để sự hận thù sẽ không còn mãi, để khi quay trở lại, ta sẽ cùng nhau sửa chữa những sai lầm.

• “khắc lên đá” đó là cách tôn trọng và luôn lưu giữ, trước sau như một và một thái độ sống luôn xem trọng người khác một cách đáng quý. Đá là một thứ cứng, khó bị phá vỡ do thời tiết, khó bị bay, thổi mất như cát, nên việc khắc ghi lên đá, cũng là cách ta luôn giữ sự tử tế của người khác trong trái tim mình. Điều đó, không chỉ khiến trái tim ta ấm áp, và tốt đẹp hơn, còn khiến mối quan hệ giữa người với người đều tốt đẹp lên.

Câu 2 (3,0 điểm)

Dàn ý

I. Mở bài: giới thiệu lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống

• Là một trong những đạo lí tốt đẹp của dân tộc chúng ta đó là lòng khoang dung. Bàn luận vấn đề

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống:

• Bao dung và vị tha là rộng lòng tha thứ cho người phạm lỗi lầm

• Không chỉ thế bao dung còn cảm thông với khuyết điểm và nhược điểm của người khác

2. Những biểu hiện của lòng bao dung, vị tha trong cuộ sống:

• Bao dung là tha thứ cho người khác

• Biết nhường nhịn và chia sẻ, thậm chí có thể hi sinh

• Bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hay cho xã hội

• Bao dung khác với ích kỉ, căm gét,….

• Ý nghĩa của lòng bao dung, vị tha trong cuộ sống:

- Bao dung là một cách cư xử cao quý

- Là một phẩm chất đạo lí tốt đẹp

- Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt

• Phê phán những người không có lòng bao dung:

• Những thái độ ganh gét, đố kị là không tốt

• Bao dung không có nghĩa là bao che, che giấu tội ác

• Hãy sống và thực hiện bao dung theo chuẩn mực xã hội.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em vê lòng bao dung, vị tha trong cuộ sống

- Đây là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc

- Hãy bao dung chứ không bao che.

---------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em bài viết Lỗi lầm và sự biết ơn. Bài viết cung cấp đề và đáp án lỗi lầm và sự biết ơn. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
40
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm